Kế hoạch 4653/KH-UBND năm 2011 thực hiện Quyết định 22/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020" do thành phố Hải Phòng ban hành

Số hiệu 4653/KH-UBND
Ngày ban hành 11/08/2011
Ngày có hiệu lực 11/08/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Dương Anh Điền
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4653/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 11 tháng 08 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/QĐ-TTG NGÀY 05/01/2010 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 về việc phê duyệt Đề án "Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020"; Căn cứ các Văn bản của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch: Công văn số 1165/BVHTTDL-VHCS ngày 08/4/2010 về việc chỉ đạo triển khai Đề án "Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020", Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 về việc Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; Căn cứ Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2020.

Trên cơ sở điều kiện, yêu cầu thực tế của thành phố, nhất là gắn với các Nghị quyết, Quyết định của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020" như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Phát triển văn hóa nông thôn phải gắn với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Phát triển văn hóa nông thôn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn; việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp từng vùng miền, từng dân tộc. Đồng thời, cụ thể hóa thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2010; Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010; Đề án "Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020" tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Thực hiện phát triển văn hóa nông thôn theo phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư địa phương là chính. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ; đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội hóa, huy động đóng góp của nhân dân để phát triển văn hóa nông thôn.

II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN:

1. Mục tiêu tổng quát:

Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa nông thôn mới trên địa bàn xã; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- 50% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, thể thao trong đó 27% đến 30% dân số nông thôn tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên;

- 30% Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và 30% nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;

- 70% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu "Gia đình văn hóa", trong đó có 15% gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, hàng hóa;

- 60% làng giữ vững và phát huy danh hiệu "Làng văn hóa", trong đó 40% làng văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới;

- 80% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hóa;

- 90% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2020:

a) Tiếp tục củng cố và nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.

b) Phấn đấu đạt được các tiêu chí về xây dựng văn hóa nông thôn mới cấp xã:

- 75% thôn (làng) có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;

- 70% số thôn (làng) trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU:

1. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa:

a) Nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa gia đình, tiêu chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu "Gia đình văn hóa"; phổ biến nhân rộng mô hình gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn.

b) Xây dựng gia đình văn hóa điển hình, mẫu mực ở nông thôn: Hoà thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, kỷ cương, nề nếp, có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, có tinh thần tương thân, tương ái, tính tự quản, dân chủ và năng lực làm chủ trong sinh hoạt cộng đồng.

2. Nâng cao chất lượng làng văn hóa:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ