Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 460/KH-UBND triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP; gắn với nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) của tỉnh An Giang năm 2019, định hướng đến năm 2021

Số hiệu 460/KH-UBND
Ngày ban hành 29/07/2019
Ngày có hiệu lực 29/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 460/KH-UBND

An Giang, ngày 29 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 01/01/2019 CỦA CHÍNH PHỦ; GẮN VỚI NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (DDCI) CỦA TỈNH AN GIANG 2019, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2021

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; Quyết định số 2000/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ; gắn với nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) của tỉnh An Giang năm 2019, định hướng đến năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục duy trì và cải thiện vị trí so với cả nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/1/2019. Cải thiện bền vững năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh An Giang theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); phấn đấu tăng điểm từng chỉ số và tổng điểm PCI qua từng năm và vào nhóm điều hành “Tốt” trong các năm tiếp theo.

- Phấn đấu đến hết năm 2019, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt hoặc vượt so với các chỉ tiêu đã đạt trong năm 2018, bám sát 6 chỉ số đánh giá và các mục tiêu xếp hạng quốc tế về năng lực cạnh tranh quốc gia: Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới (WB); Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); Năng lực Đổi mới sáng tạo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc (UN); Năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) và Hiệu quả Logistics của Ngân hàng Thế giới (WB) theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thân thiện, thông thoáng, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh; phấn đấu thành lập nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong tỷ trọng doanh nghiệp mới thành lập, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp mới thành lập, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển; tạo động lực, sự đột phá và thu hút nhanh nguồn lực đầu tư xã hội vào tỉnh.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó tập trung nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh; nâng cao tỷ trọng và hàm lượng khoa học công nghệ trong từng sản phẩm.

2. Một số mục tiêu cụ thể

a) Đối với chỉ số PCI

- Tổng điểm phấn đấu tăng so với năm 2018, phấn đấu vào nhóm điều hành “Tốt” so với cả nước.

- Ưu tiên tập trung bằng các giải pháp cụ thể, sáng tạo, sát thực tiễn để cải thiện vượt bậc điểm số và thứ hạng của các chỉ số còn thấp hạng, giảm điểm. Các chỉ số còn lại đều phải được cải thiện và tăng điểm.

- Cải thiện mạnh mẽ chỉ số Cơ sở hạ tầng theo đánh giá của VCCI (chỉ số này VCCI chỉ điều tra khảo sát nhưng không tính vào kết quả, do nguồn lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng của mỗi tỉnh là khác nhau), bao gồm: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, điện, nước, hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu, Khu/Cụm công nghiệp, trong đó tập trung nguồn lực, tăng tốc đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp và cụm Công nghiệp, tạo quỹ đất sạch và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đồng bộ, sẵn sàng thu hút và đón nhận nhà đầu tư.

b) Theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ

- Về cải thiện Môi trường kinh doanh theo Ngân hàng thế giới (WB)

+ Đảm bảo duy trì tổng thời gian để hoàn thành các thủ tục khởi sự doanh nghiệp (gồm 8 thủ tục) tối đa là 06 ngày làm việc (trung bình quốc gia là 17 ngày; mục tiêu của Chính phủ theo Nghị quyết 02 là 06 ngày). Phấn đấu giải quyết thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp qua mạng tối đa 02 ngày làm việc áp dụng với giao dịch trên mạng và trả kết quả ngay trong ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ bằng bản giấy tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

+ Phấn đấu tiếp cận với các địa phương có cải cách tốt để rút ngắn tổng thời gian Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan (gồm 10 thủ tục) xuống còn tối đa 100 ngày (trung bình quốc gia là 166 ngày; mục tiêu của Chính phủ theo Nghị quyết 02 là dưới 120 ngày).

+ Thời gian tiếp cận điện năng (gồm 5 thủ tục) đối với lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh An Giang phấn đấu tối đa 29 ngày (trung bình quốc gia là 32 ngày; mục tiêu của Chính phủ theo Nghị quyết 02 là dưới 32 ngày).

+ Thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) gồm 5 thủ tục với thời gian tối đa 14 ngày (trung bình quốc gia là 53,5 ngày; mục tiêu của Chính phủ theo Nghị quyết 02 là dưới 20 ngày).

+ Tiếp tục nâng cao tính minh bạch và khả năng Tiếp cận tín dụng của người đi vay1.

+ Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về Bảo vệ nhà đầu tư2.

+ Tiếp tục cải thiện và duy trì chỉ số Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội, cụ thể: Thời gian nộp thuế tối đa là 117 giờ (trung bình quốc gia là 351 giờ; mục tiêu của Chính phủ theo Nghị quyết 02 là 119 giờ); duy trì tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử là 100% và tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 99%; hoàn thuế trước, kiểm tra sau là dưới 6 ngày (quy định là 6 ngày); kiểm tra trước, hoàn thuế sau là dưới 40 ngày (quy định là 40 ngày); đảm bảo 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra theo đúng quy trình, đúng quy định và giải quyết đúng hạn. Rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp Bảo hiểm xã hội xuống dưới 49 giờ (trung bình quốc gia là 147 giờ; mục tiêu của Chính phủ theo Nghị quyết 02 là 49 giờ).

+ Tiếp tục cải thiện chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới3, tập trung vào cải cách thủ tục thông quan và thời gian thông quan. Đảm bảo duy trì thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới (từ khi đăng ký tờ khai cho đến khi thông quan/giải phóng hàng) đối với hàng xuất khẩu là dưới 70 giờ (trung bình quốc gia là 105 giờ; mục tiêu của Chính phủ theo Nghị quyết 02 là 70 giờ); đối với hàng nhập khẩu là dưới 90 giờ (trung bình quốc gia là 132 giờ; mục tiêu của Chính phủ theo Nghị quyết 02 là 90 giờ).

+ Rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng và giảm thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/20194.

+ Các Sở, ngành, huyện/thị xã/thành phố tích cực nâng cao chỉ số Tính minh bạch, Chi phí không chính thức thông qua nâng cao hiệu quả và các biện pháp công khai minh bạch, đơn giản, dễ hiểu; niêm yết và hướng dẫn rõ ràng 100% các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính tại các Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, thị, thành phố; tại các xã, phường và trên website/trang thông tin điện tử của đơn vị.

- Về thực hiện Chính phủ điện tử theo Liên hợp quốc (UN)

[...]