Kế hoạch 2667/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Ninh Thuận năm 2019

Số hiệu 2667/KH-UBND
Ngày ban hành 24/06/2019
Ngày có hiệu lực 24/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lưu Xuân Vĩnh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2667/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 24 tháng 06 năm 2019.

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) TỈNH NINH THUẬN NĂM 2019

Căn cứ Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI);

Căn cứ Quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1970/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Ninh Thuận và Quyết định số 2125/QĐ-BCĐ ngày 29/8/2016 của Trưởng Ban Chỉ đạo về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ Kế hoạch số 5063/KH-UBND ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Biên bản cam kết giữa UBND tỉnh Ninh Thuận và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và các văn bản chỉ đạo khác của UBND tỉnh về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

Căn cứ văn bản số 479/UBND-KTTH ngày 11/02/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

Nhằm tăng cường xây dựng, tạo lập môi trường kinh doanh của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2019 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Ninh Thuận năm 2019, cụ thể như sau:

I. Mục tiêu, yêu cầu:

1. Mục tiêu:

a) Tăng cường xây dựng, tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch và thuận lợi nhằm thu hút sự tham gia đầu tư, sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh;

b) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh, sửa đổi, ban hành mới những cơ chế, chính sách cần thiết và phù hợp, thống nhất và đng bộ thực thi hành động trong bộ máy chính quyền của tỉnh nhằm cải thiện chất lượng điều hành kinh tế, nâng cao chsố năng lực cạnh tranh của tỉnh trong năm 2019 và các năm tiếp theo;

c) Phấn đấu năm 2019, điểm PCI của Ninh Thuận tăng trên 1,8 điểm so năm 2018 (từ 62,21 điểm lên trên 64 điểm); phấn đấu đưa PCI Ninh Thuận vào nhóm địa phương có chất lượng điều hành Khá;

d) Quyết tâm cải thiện những chỉ số thành phần có trọng số cao (20% và 10%) ảnh hưởng lớn đến kết quả chung xếp hạng PCI của tỉnh, các chỉ số thành phần còn thấp và giảm điểm; đồng thời, tiếp tục phát huy những chỉ sthành phần có điểm số tăng điểm, đảm bảo sphát triển kinh tế - xã hội bền vững của tnh trong thời gian tới. Ưu tiên tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể, phù hợp tình hình thực tế địa phương để cải thiện và tăng điểm cả 10 chỉ số thành phần so năm 2018, bao gồm các chỉ số: Gia nhập thị trường tăng từ 6,43 điểm lên trên 7,20 điểm; Tiếp cận đất đai tăng từ 6,76 điểm lên trên 7,0 đim; Tính minh bạch tăng từ 6,71 điểm lên trên 6,90 điểm; Chi phí thời gian tăng từ 7,16 điểm lên trên 7,30 điểm; Chi phí không chính thức tăng từ 6,14 điểm lên trên 6,4 điểm; Cạnh tranh bình đẳng tăng từ 5,70 điểm lên trên 6,0 điểm; Tính năng động tăng từ 5,40 điểm lên trên 6,0 điểm; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng từ 6,29 điểm lên trên 6,7 điểm; Đào tạo lao động tăng từ 5,69 điểm lên trên 6,6 điểm; Thiết chế pháp lý tăng từ 5,95 điểm lên trên 6,5 điểm.

2. Yêu cầu:

- Các ngành, các cấp cần gắn trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh, trong đó tập trung cải thiện các chỉ số thành phần PCI và các chỉ tiêu liên quan đến nhiệm vụ của ngành, địa phương mình theo dõi, quản lý; đồng thời, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chỉ số thành phần theo định kỳ 6 tháng, năm trong lĩnh vực liên quan nhằm đề ra các giải pháp khắc phục, bổ sung kịp thời vào nhiệm vụ công tác của ngành, địa phương trong năm 2019 và các năm tiếp theo;

- Thực hiện đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương đ đánh giá tính sáng tạo và kết quả điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (DDCI) năm 2019 và những năm tiếp theo.

II. Nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện:

1. Nhiệm vụ chung:

- Quán triệt và triển khai nội dung: Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/7/2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 về chương trình hành động nâng cao chsố năng lực cnh tranh cấp tỉnh tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 5063/KH-UBND ngày 13/12/2016 về triển khai thực hiện Biên bản cam kết giữa UBND tỉnh Ninh Thuận và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; văn bản số 479/UBND-KTTH ngày 11/02/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; xác định việc phấn đấu cải thiện các chỉ số PCI là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành nhằm thu hút, huy động các nguồn lực tập trung thực hiện đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tnh năm 2019 và trong giai đoạn tới.

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh; đảm bảo thực thi đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện kinh doanh;

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến thuế, đất đai, đầu tư, xây dựng... theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với doanh nghiệp; đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh nhằm giảm bớt chi phí, thời gian của doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ; tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực, nhất là các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 01/7/2016 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020; tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính; giải quyết kịp thời, thỏa đáng các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong các lĩnh vực đt đai, giải phóng mặt bằng, thực hiện các chính sách thuế, tín dụng,... để doanh nghiệp phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tỉnh;

- Tăng cường chấn chỉnh lề lối làm việc, kỷ luật kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng phục vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kỹ năng giao tiếp hành chính đối với cán bộ, công chức, nhất là những cán bộ, công chức thường xuyên tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp.

2. Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh:

a) Các thành viên chịu trách nhiệm chính trong việc cải thin các chỉ số thành phần PCI, cụ thể như sau:

(1) Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đu mối, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Sở, ngành, địa phương phối hợp thực hiện.

Mục tiêu năm 2019: Cải thiện điểm số Chi phí gia nhập thị trường từ 6,43 điểm năm 2018 lên trên 7,20 điểm năm 2019 (nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục 2). Theo đó, tập trung khắc phục các tồn tại hạn chế theo phản ánh của doanh nghiệp như: Thủ tục hành chính còn chậm trễ và kéo dài, thời gian hoàn tất các thủ tục để đáp ứng điều kiện kinh doanh trước khi đi vào hoạt động của một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn, mất nhiều thời gian; năng lực chuyên môn và thái độ công vụ của cán bộ chưa tốt, thiếu nhiệt tình trong hướng dẫn người dân, doanh nghiệp.

Các nhiệm vụ cn thực hiện trong năm 2019:

[...]