ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 46/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
31 tháng 3 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. Căn cứ
pháp lý
- Quyết định 226/QĐ-TTg ngày
22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về
dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Chương trình hành động số
21-CTr/TU ngày 26/02/2018 của Tỉnh ủy Ninh Bình về việc thực hiện Nghị quyết
20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới;
- Chương trình hành động số
01-CTr/TU ngày 28/12/2020 của Tỉnh ủy Ninh Bình về việc thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày
09/4/2018 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình thực hiện Chương trình hành động số
21-CTr/TU ngày 26/02/2018 của Tỉnh ủy Ninh Bình thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW
ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới;
- Quyết định số 906/QĐ-UBND
ngày 31/7/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành lộ trình thực
hiện các mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình đến năm 2030;
- Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày
24/01/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện Chương trình
Sức khỏe Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày
07/7/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện Chương trình
chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ,
trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;
- Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày
08/10/2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình hành động giai đoạn 2020-2025 của
tỉnh Ninh Bình thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030.
II. Tình
hình thực hiện hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em giai đoạn 2016
- 2020
1. Kết
quả hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em giai đoạn 2016-2020
1.1. Kết quả các hoạt động đã
triển khai
- Mạng lưới phòng, chống suy
dinh dưỡng trẻ em được củng cố và hoàn thiện từ tỉnh đến tận cơ sở. Toàn tỉnh,
8/8 huyện, thành phố và 143/143 xã, phường, thị trấn đều thành lập Ban Chỉ đạo
phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; 100% xã, phường, thị trấn có chuyên trách
dinh dưỡng và 100% thôn bản có cộng tác viên dinh dưỡng.
- Hoạt động giáo dục truyền
thông được duy trì thường xuyên, với nhiều nội dung phong phú, trên nhiều
phương tiện truyền thông khác nhau ở các thời điểm thích hợp, do đó, đã thu hút
được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, giúp thay đổi thói quen, tập quán lạc
hậu trong sử dụng thực phẩm hàng ngày, góp phần nâng cao sức khỏe toàn dân. Từ
năm 2016 đến nay, đã tổ chức 404 hội nghị triển khai tuần lễ Dinh dưỡng và phát
triển; 2.550 buổi hướng dẫn bữa ăn gia đình hợp lý, thực hành dinh dưỡng; 243
buổi nói chuyện về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời của trẻ, ăn uống đầy
đủ và cân đối theo nhu cầu, phòng, chống suy dinh dưỡng; 309 buổi nói chuyện về
phòng, chống bệnh mãn tính không lây, thừa cân, béo phì, nâng cao tầm vóc trẻ
em; tổ chức 45 hội thi bữa ăn gia đình hợp lý, 60 hội thi về kiến thức thực
hành nuôi dưỡng trẻ;
- Công tác tuyên truyền được thực
hiện với nhiều hình thức: 08 lượt tuyên truyền bằng xe lưu động; treo 466 băng
rôn; thực hiện 168 bài tuyên truyền trên báo và truyền hình; 3.297 bài tuyên
truyền trên đài truyền thanh 3 cấp; tổ chức 1.238 lượt nói chuyện, tư vấn dinh
dưỡng; cấp hơn 37.000 tài liệu truyền thông gián tiếp (tờ rơi, áp phích, băng
đĩa, sổ sách...);
- Tổ chức 131 lớp tập huấn cho
tổng số 6.088 học viên về nâng cao kiến thức dinh dưỡng, kỹ năng triển khai các
hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng cho các cán bộ là chuyên trách tuyến huyện,
trạm trưởng trạm y tế, chuyên trách dinh dưỡng xã, phường, thị trấn và cộng tác
viên dinh dưỡng tại các thôn, tổ, phố;
- Duy trì các đợt uống bổ sung
Vitamin A liều cao cho đối tượng trẻ em trong độ tuổi từ 6-36 tháng tuổi nhằm
làm giảm nguy cơ thiếu Vitamin A giúp trẻ phòng tránh mù lòa và bệnh liên quan
đến thiếu Vitamin A. Ngoài ra, thực hiện bổ sung Vitamin A liều cao thường
xuyên cho các đối tượng như: bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng, trẻ em dưới 5
tuổi (trẻ từ 37 - 60 tháng tuổi) bị suy dinh dưỡng, trẻ sinh ra không được
bú mẹ hoàn toàn, trẻ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, tiêu chảy kéo
dài, trẻ bị bệnh sởi;
- Công tác chăm sóc sức khỏe
cho bà mẹ được chú trọng, nhất là bổ sung dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng, do
vậy, tỷ lệ trẻ em có cân nặng sơ sinh dưới 2.500 gam năm 2020 còn 1,84%; có 51%
trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ 3 lần
theo 3 thời kỳ đạt 98%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đạt
100%; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt 99,9%; tỷ lệ thiếu
máu ở phụ nữ mang thai ước còn 26%;
- Công tác theo dõi tăng trưởng
trẻ em dưới 5 tuổi được thực hiện thường xuyên tại các xã, phường, thị trấn, đảm
bảo 100% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được cân đo, theo dõi tình trạng
dinh dưỡng hàng tháng; trẻ dưới 2 tuổi được cân đo và theo dõi tình trạng dinh
dưỡng 3 tháng/lần; trẻ dưới 5 tuổi được cân đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng 2
lần/năm, qua đó biết được tình trạng tăng trưởng của trẻ để kịp thời hướng dẫn
cho bà mẹ về cách nuôi dưỡng trẻ theo từng giai đoạn phát triển giúp trẻ phát
triển toàn diện.
1.2. Kết quả thực hiện các chỉ
tiêu được giao
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Chỉ tiêu 2016-2020
|
Ước thực hiện đến hết năm 2020
|
1
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (thể nhẹ cân)
|
%
|
< 12
|
< 12
|
2
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (thể thấp còi)
|
%
|
< 21,5
|
< 21,5
|
2. Tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
- Mạng lưới triển khai hoạt động
về dinh dưỡng còn chưa ổn định, thường xuyên thay đổi, thiếu về số lượng, chất
lượng chưa cao. Nhiều cán bộ dinh dưỡng đã chuyển sang công tác ở lĩnh vực
khác, cán bộ thay mới chưa được đào tạo kịp thời, thiếu kiến thức, kỹ năng về
dinh dưỡng;
- Các hoạt động cải thiện tình
trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi mới tập trung vào các đối tượng trẻ suy
dinh dưỡng, bà mẹ có con dưới 5 tuổi và người chăm sóc trẻ, chưa chú trọng đến
các đối tượng trẻ em thừa cân béo phì, phụ nữ đang mang thai;
- Công tác xã hội hóa và sự
tham gia của một số ban, ngành, đoàn thể về các hoạt động dinh dưỡng còn hạn chế.
Chưa huy động được nguồn kinh phí để triển khai Chương trình “Sữa học đường”.
Các hoạt động mới chỉ dừng lại ở công tác truyền thông lồng ghép trong các
chương trình y tế, các buổi hội nghị, tập huấn;
- Kiến thức, thực hành của bà mẹ
và người chăm sóc trẻ chưa đầy đủ, đặc biệt là ở xã vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn;
- Công tác hỗ trợ kỹ thuật chưa
được triển khai thường xuyên, nội dung kiểm tra, giám sát, hỗ trợ còn chưa
phong phú, đa dạng;
- Chưa có đầy đủ số liệu đầu
vào phục vụ cho công tác đánh giá, định hướng, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hoạt
động.
2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn
chế
- Mô hình bệnh tật thay đổi,
các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng có xu hướng gia tăng do sự
phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự thay đổi
thói quen ăn uống và lối sống chưa hợp lý của một bộ phận người dân đã đặt ra
nhiều thách thức đối với công tác dinh dưỡng trong tình hình mới;
- Đội ngũ cán bộ dinh dưỡng còn
hạn chế về chuyên môn và có sự biến động qua các năm. Tại tỉnh, chưa có cơ sở
khám, tư vấn và điều trị chuyên sâu về dinh dưỡng;
- Một số chính quyền cơ sở chưa
nhận thức đúng mức về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng với sự nghiệp chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân;
- An ninh lương thực hộ gia
đình chưa được đảm bảo;
- Đầu tư nguồn lực cho công tác
dinh dưỡng chưa đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Kinh phí thực hiện
chương trình chủ yếu do trung ương cấp, kinh phí hỗ trợ từ địa phương còn hạn
chế;
- Hàng năm, việc công bố kết quả
điều tra dinh dưỡng muộn, cùng với công tác thống kê báo cáo của các tuyến chưa
đúng tiến độ, dẫn đến khó khăn trong công tác xây dựng kế hoạch về dinh dưỡng
cho những năm tiếp theo.
III. Kế hoạch
hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em giai đoạn 2021-2025
1. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, hạn chế
các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ
thể
TT
|
Tên mục tiêu, chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Chỉ tiêu đến năm 2025
|
1
|
Mục tiêu 1: Cải thiện tình
trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi
|
|
|
1.1
|
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp
còi
|
%
|
< 20
|
1.2
|
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân
|
%
|
< 11
|
1.3
|
Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh
thấp dưới 2.500g
|
%
|
< 1,8
|
1.4
|
Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có
thai
|
%
|
< 23
|
1.5
|
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám
thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ
|
%
|
98,5
|
2
|
Mục tiêu 2: Nâng cao tỷ lệ
thực hành về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho người chăm sóc trẻ
|
|
|
2.1
|
Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú trong
1 giờ đầu sau sinh
|
%
|
> 80
|
2.2
|
Duy trì tỷ lệ bà mẹ cho trẻ
bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
|
%
|
> 51
|
2.3
|
Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ từ 6-24
tháng tuổi ăn bổ sung hợp lý (đúng độ tuổi, đúng khẩu phần)
|
%
|
≥ 70
|
2.4
|
Tỷ lệ bà mẹ tiếp tục cho trẻ
bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn
|
%
|
> 60
|
3
|
Mục tiêu 3: Cải thiện tình
trạng vi chất dinh dưỡng
|
|
|
3.1
|
Tỷ lệ trẻ em từ 6-36 tháng tuổi
được bổ sung viên nang Vitamin A liều cao 2 lần/năm
|
%
|
100
|
3.2
|
Tỷ lệ bà mẹ sau sinh trong
vòng 1 tháng đầu được bổ sung viên nang Vitamin A liều cao
|
%
|
≥ 95
|
3. Giải pháp và hoạt động
3.1. Giải pháp về cơ chế, chính
sách
- Tăng cường vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối hợp đồng bộ với trách nhiệm
cao của các ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức thực hiện cải thiện tình trạng
dinh dưỡng trẻ em;
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo
chăm sóc sức khỏe Nhân dân các cấp và mạng lưới dinh dưỡng đến tận cơ sở;
- Xây dựng kế hoạch và đảm bảo
nguồn kinh phí triển khai các hoạt động nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ
em trên địa bàn;
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng, đảm bảo tính bền vững của
các hoạt động can thiệp dinh dưỡng đã được triển khai.
3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ y tế chuyên trách
- Củng cố, phát triển đội ngũ
cán bộ làm công tác dinh dưỡng, đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng
tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho
cán bộ y tế tuyến cơ sở, cộng tác viên dinh dưỡng về kiến thức dinh dưỡng, năng
lực triển khai các hoạt động, kỹ năng lập kế hoạch, tổng hợp, báo cáo;
- Đào tạo chuyên sâu chuyên
ngành dinh dưỡng cho cán bộ chuyên trách tuyến tỉnh.
3.3. Giải pháp về chuyên môn, kỹ
thuật
- Triển khai toàn diện các can
thiệp về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là
giai đoạn 1.000 ngày đầu đời bao gồm: thực hiện chăm sóc sức khỏe và bảo đảm
dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; định kỳ theo dõi
tăng trưởng và phát triển của trẻ;
- Thực hiện tốt hoạt động bổ
sung Vitamin A liều cao và cân đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 2 đợt/năm;
- Tổ chức thực hành dinh dưỡng,
hướng dẫn ăn bổ sung hợp lý, đúng độ tuổi, đúng khẩu phần cho bà mẹ và người
chăm sóc trẻ;
- Tổ chức các đợt điều tra,
đánh giá định kỳ xác định các chỉ số liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ
em để có biện pháp can thiệp kịp thời: đánh giá tỷ lệ bà mẹ có thai bị thiếu
máu; tỷ lệ bà mẹ cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi ăn bổ sung hợp lý; tỷ lệ bà mẹ cho
con bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn;
- Thực hiện tốt công tác quản
lý thai nghén, chăm sóc trước, trong, sau sinh, sau mổ lấy thai, hướng dẫn bổ
sung viên sắt, axit Folic hợp lý;
- Triển khai hoạt động đánh giá
và quản lý trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại cộng đồng;
- Duy trì hoạt động điều tra
dinh dưỡng 30 cụm theo chỉ đạo hàng năm của Viện dinh dưỡng quốc gia;
- Duy trì và nhân rộng mô hình
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở tuyến xã, phường, thị trấn
nhằm nâng cao kiến thức thực hành dinh dưỡng của bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng,
từ đó giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn. Đến năm 2022 đảm bảo có ít
nhất 9 mô hình được tuyến tỉnh triển khai. Từ năm 2023 giao các huyện, thành phố
xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách nhân rộng tối thiểu 2 mô hình/huyện/năm.
Thường xuyên thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình;
- Cấp bổ sung tài liệu như: sổ
theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ em, sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em, biểu
đồ tăng trưởng, các tài liệu truyền thông... cho tuyến cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu
về theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại tuyến xã, phường và đẩy mạnh công
tác truyền thông, tuyên truyền tới tận người dân. Đảm bảo 100% số xã, phường,
thị trấn được trang bị đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết (bộ cân, thước đo
chiều cao, thước đo chiều dài) để cân, đo trẻ;
- Triển khai phần mềm thực đơn
cân bằng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tới tất cả cán bộ chuyên môn, bác sĩ,
cán bộ dinh dưỡng và cán bộ liên quan công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và
trẻ em tại các Trung tâm y tế huyện/thành phố, Trạm y tế xã/phường/thị trấn và
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em công lập và tư nhân trên toàn tỉnh;
- Rà soát, cấp các sản phẩm
dinh dưỡng cấp miễn phí cho đối tượng là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con
bú và trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là các đối tượng thuộc hộ
gia đình nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, vùng cần được hỗ trợ khẩn
cấp về dinh dưỡng;
- Hàng năm, tùy thuộc vào tình
hình thực tế để xây dựng, triển khai kế hoạch giám sát, đánh giá, ứng phó tình
trạng dinh dưỡng khẩn cấp;
- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra,
giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật tại tuyến cơ sở.
4.4. Giải pháp về truyền thông,
tuyên truyền vận động
- Đa dạng hoá các hình thức
truyền thông như: truyền thông trực tiếp cho các đối tượng là phụ nữ mang thai,
bà mẹ có con dưới 5 tuổi, người chăm sóc trẻ,… Truyền thông gián tiếp qua các
phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, qua tờ rơi, pano, áp phích, băng
rôn tuyên truyền,... Duy trì hoạt động truyền thông qua hệ thống loa truyền
thanh ba cấp, phát các thông điệp trên truyền hình trong các đợt tuyên truyền
cao điểm…;
- Các hoạt động truyền thông cần
được duy trì và tăng cường để cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, kiến thức
dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe cho cộng đồng;
- Tổ chức các lớp truyền thông
dinh dưỡng cho đối tượng là phụ nữ mang thai, bà mẹ và người chăm sóc trẻ dưới
5 tuổi… với các nội dung chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời, chăm sóc
dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai trước và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 5 tuổi; thực hiện
theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ;
- Phối hợp với các cơ quan
thông tấn, báo chí, truyền hình xây dựng các chuyên mục truyền thông về phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em, những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh an
toàn thực phẩm, phát triển V.A.C gia đình,…
4.5. Hoạt động phối hợp liên
ngành
Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi là nhiệm vụ chung của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các
cấp và toàn thể xã hội. Do vậy, để đạt được các mục tiêu, công tác này cần huy
động sự tham gia, phối hợp, chỉ đạo và triển khai thực hiện của tất cả các bên
có liên quan.
IV. Kinh phí
thực hiện
- Ngân sách Nhà nước theo quy định
về phân cấp hiện hành; lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện các chương trình,
kế hoạch, đề án có liên quan; các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có);
- Hàng năm, căn cứ nội dung Kế
hoạch và tình hình thực tế, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên
quan tổng hợp dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Ủy ban Nhân
dân tỉnh theo quy định.
V. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Y tế
- Chủ trì triển khai thực hiện
Kế hoạch đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch cụ
thể, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn để thực hiện các hoạt động. Triển khai các
giải pháp chuyên môn kỹ thuật; xây dựng các tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật cung cấp
cho các đơn vị y tế và các cơ quan truyền thông. Tổ chức tập huấn nâng cao kiến
thức và kỹ năng cho cán bộ y tế các tuyến; thực hiện truyền thông nâng cao nhận
thức, thay đổi hành vi của người dân nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ
nữ mang thai và phụ nữ có con dưới 2 tuổi về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho các
bà mẹ, trẻ em;
- Tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh
giao các chỉ tiêu về dinh dưỡng vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh và các huyện, thành phố để triển khai thực hiện;
- Chủ động phối hợp với các
ngành, các tổ chức đoàn thể và các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các
giải pháp nâng cao dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em;
- Theo dõi, tổng hợp và báo cáo
kết quả triển khai các hoạt động với Bộ Y tế và Ủy ban Nhân dân tỉnh theo đúng
quy định.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách, tham
mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định
hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí,
thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền về đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn của các hộ gia đình, đặc biệt chú trọng
dinh dưỡng cho trẻ em, những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh an toàn thực
phẩm,…
- Có trách nhiệm phối hợp với Sở
Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông về
dinh dưỡng;
4. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
Xây dựng kế hoạch sản xuất,
tuyên truyền hướng dẫn người dân sản xuất đảm bảo an ninh lương thực, an ninh
dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường công tác chỉ đạo,
giám sát các cơ sở giáo dục có bếp ăn bán trú đảm bảo tốt việc xây dựng thực
đơn khẩu phần bữa ăn hàng ngày khoa học, đáp ứng nhu cầu cung cấp đủ chất dinh
dưỡng, đủ năng lượng cho học sinh tham gia hoạt động và học tập tại trường;
- Chủ động đưa kiến thức dinh
dưỡng vào trong trường học nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho cán bộ,
giáo viên, học sinh, sinh viên, lồng ghép nội dung tuyên truyền về dinh dưỡng hợp
lý vào các chương trình học ngoại khóa, từ đó tuyên truyền rộng rãi trong cộng
đồng dân cư, tăng sự hiểu biết trong tổ chức bữa ăn gia đình hợp lý;
- Phối hợp Sở Y tế tổ chức
tuyên truyền, giáo dục về dinh dưỡng trong các trường học cho giáo viên, học
sinh và cha mẹ học sinh.
6. Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn
- Phối hợp chặt chẽ với ngành y
tế và Ủy ban Nhân dân các cấp để tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dinh dưỡng
hợp lý cho các hội viên, đặc biệt là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ;
- Vận động hội viên và cộng đồng
tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, đặc biệt là chăm sóc dinh
dưỡng 1.000 ngày đầu đời và bữa ăn gia đình bảo đảm dinh dưỡng hợp lý.
7. Ủy ban Nhân dân các
huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch cụ thể thực
hiện các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Đưa các chỉ tiêu vào
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Lồng ghép các hoạt động, huy
động nguồn lực tại địa phương để triển khai có hiệu quả các hoạt động của
chương trình;
- Tăng cường công tác truyền
thông về dinh dưỡng hợp lý, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc dinh
dưỡng 1.000 ngày đầu đời, phụ nữ có thai, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu, ăn bổ sung hợp lý, bổ sung vi chất dinh dưỡng...
- Thường xuyên kiểm tra, đánh
giá kết quả thực hiện kế hoạch tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định.
Trên đây là Kế hoạch hoạt động
cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình. Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh,
UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh có liên quan;
- UNBD các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP6.
5.Tr09_KHYT
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|