Kế hoạch 4593/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Số hiệu 4593/KH-UBND
Ngày ban hành 27/11/2023
Ngày có hiệu lực 27/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Tống Thanh Hải
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4593/KH-UBND

Lai Châu, ngày 27 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Thực hiện Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” (sau đây gọi tắt là Chương trình 1609);

Căn cứ Quyết định số 2029/QĐ-BGDĐT ngày 13/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình 1609 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Củng cố, phát triển cơ sở vật chất, trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, đặc biệt đối với vùng khó khăn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.

Tổ chức triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình 1609 nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non trong độ tuổi đến trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn.

2. Yêu cu

Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch.

Việc thực hiện triển khai Kế hoạch phải bảo đảm hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; huy động các nguồn lực xã hội, cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ các điều kiện thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng của các địa phương và khu vực nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đối với trẻ em

- Đến năm 2025, có ít nhất 27% trở lên trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 99% trở lên trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở Giáo dục mầm non, trong đó có 38% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; 100% các huyện, thành phố có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Đến năm 2030, có ít nhất 28% trở lên trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 99,6% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở Giáo dục mầm non, trong đó có 63% trẻ em trong các cơ sở Giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; 100% các huyện, thành phố triển khai nhân rộng mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở Giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình Giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện địa phương và đặc điểm riêng của trẻ.

2.2. Đối với giáo viên

- Đến năm 2025: Bồi dưỡng 38% trở lên giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ.

- Đến năm 2030: Bồi dưỡng 63% trở lên giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm đủ định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

2.3. Đối với cơ sở giáo dục mầm non

Phấn đấu đến năm 2030 trên địa bàn toàn tỉnh đạt 100% phòng học được xây dựng kiên cố, bán kiên cố (kiên cố 80%, bán kiên cố 20%), xóa bỏ phòng học tạm, học nhờ; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các huyện, thành phố; cân đối kinh phí hằng năm theo các Chương trình mục tiêu để xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho các đơn vị trường.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý và chỉ đạo phát triển Giáo dục mầm non vùng khó khăn

- Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và cả xã hội nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, trong đó giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1; đối với vùng đồng bào dân thiểu số thì giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng là củng cố, tăng cường tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ