ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 45/KH-UBND
|
Hưng Yên, ngày 07
tháng 3 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2024
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg
ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện các văn bản của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy: Nghị quyết số 31- NQ/TU ngày 12/8/2022 về Chương trình phát
triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm và giảm nghèo tỉnh Hưng Yên đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 41-NQ/TU ngày 21/8/2023 về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2023-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 32-KH/TU ngày 17/8/2021 thực hiện
Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030;
Căn cứ các Kế hoạch của UBND tỉnh:
số 103/KH-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2022 về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025; số 213/KH-UBND ngày 30/12/2022 thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025;
số 175/KH- UBND ngày 28/11/2023 thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TU ngày 21/8/2023
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
giảm nghèo tỉnh Hưng Yên.
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực
hiện mục tiêu giảm nghèo tỉnh Hưng Yên năm 2024, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo
đa chiều bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo vượt
lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (việc làm, y tế,
giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin), nâng cao chất lượng cuộc
sống góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu chủ yếu: Phấn đấu
năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 0,66% (theo chuẩn nghèo đa
chiều giai đoạn 2022-2025).
(Phụ lục: Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo
tỉnh Hưng Yên năm 2024).
b) Dự kiến các chỉ tiêu cần đạt
được để giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản đến năm 2024, cụ
thể:
- Chiều thiếu hụt việc làm:
100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu
được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường
lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
- Chiều thiếu hụt về y tế: 100%
người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; Giảm tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi xuống còn 9,6% và tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi xuống còn 17,3%.
- Chiều thiếu hụt về giáo dục,
đào tạo: 97% trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi; Tỷ lệ người
lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo đạt 66%,
có bằng cấp chứng chỉ đạt 28%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ
trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.
- Chiều thiếu hụt về nhà ở:
100% hộ nghèo có khó khăn về nhà ở có nhu cầu xây mới, sửa chữa được hỗ trợ xây
mới, sửa chữa nhà ở.
- Chiều thiếu hụt về nước sinh
hoạt và vệ sinh: 88% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
84,65% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Chiều thiếu hụt về thông tin:
96% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn
thông, internet.
II. THỜI
GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Thời gian: Năm 2024
2. Phạm vi: Kế hoạch được thực
hiện trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao.
3. Đối tượng:
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo, ưu tiên hỗ trợ hộ có thành viên là người có công với cách mạng; hộ
nghèo không có khả năng lao động; phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới
thoát nghèo.
b) Các đơn vị, tổ chức, cá nhân
có liên quan.
III. NỘI
DUNG THỰC HIỆN
1. Thực hiện hiệu quả các dự án
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
a) Các dự án, tiểu dự án gồm:
- Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế,
phát triển mô hình giảm nghèo
- Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản
xuất, cải thiện dinh dưỡng
+ Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
+ Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh
dưỡng
- Dự án 4: Phát triển giáo dục
nghề nghiệp, việc làm bền vững
+ Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm
bền vững
- Dự án 6: Truyền thông và giảm
nghèo về thông tin
+ Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về
thông tin
+ Tiểu dự án 2: Truyền thông về
giảm nghèo đa chiều
- Dự án 7: Nâng cao năng lực và
giám sát, đánh giá Chương trình
+ Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực
thực hiện Chương trình
+ Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh
giá
b) Mục tiêu, đối tượng, nội
dung hỗ trợ của các dự án, tiểu dự án thực hiện theo khoản 1 Mục IV của Kế hoạch
số 103/KH-UBND ngày 01/6/2022 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
vững tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2022-2025 và khoản 2 Mục III của Kế hoạch số số
213/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh thực hiện các Chương trình mục tiêu
quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025.
c) Các nội dung chi tiết, cụ thể
của từng dự án, tiểu dự án thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản của các bộ,
ngành được phân công chủ trì.
2. Thực hiện đồng bộ các chính
sách giảm nghèo khác
a) Phát triển giáo dục nghề
nghiệp tạo việc làm
Căn cứ vào tiềm năng phát triển
của các doanh nghiệp, năng lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn
tỉnh, thường xuyên khảo sát, đánh giá, phân loại nhu cầu của người lao động về
năng lực, việc làm, lao động nhằm mục đích hướng dẫn, xây dựng chính sách tiếp
cận, kết nối người lao động với doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ưu
tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, đối tượng yếu thế.
Thực hiện chuyển đổi linh hoạt
trong công tác đào tạo các ngành nghề đảm bảo “sát, đúng, trúng” với nhu cầu về
lao động của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cao
trong công tác sử dụng nguồn nhân lực. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp
tham gia hỗ trợ, tiếp nhận, đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ
cận nghèo, người khuyết tật và đối tượng yếu thế khác.
b) Hỗ trợ về y tế
Thực hiện hiệu quả các chính
sách bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định; Tiếp tục
rà soát các nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn chưa có khả năng tham gia BHYT
để nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ mức đóng thẻ BHYT hằng năm (người ốm
đau dài hạn, người mắc bệnh hiểm nghèo...).
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, chú trọng công tác phòng bệnh từ cơ sở; ưu tiên đầu tư, nâng cấp
cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế,
đảm bảo mọi người dân, nhất là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận
với dịch vụ y tế hiệu quả nhất.
c) Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu
đãi
Tăng cường tập trung nguồn lực
cho NHCSXH thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Hằng
năm, ưu tiên bố trí ngân sách ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách
khác, góp phần thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức triển khai thực hiện có
hiệu quả, chất lượng các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn,
gắn việc triển khai tín dụng chính sách với chủ trương, định hướng về chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn; quan tâm đầu tư vốn tín dụng
chính sách cho các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, thu hút nhiều lao động,
phát triển làng nghề,...tại các địa phương.
Duy trì và phát huy hiệu quả mô
hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội; quan tâm phối hợp,
lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng và nhân rộng
các gương điển hình tiên tiến trong quản lý và sử dụng vốn vay để nâng cao chất
lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội.
d) Hỗ trợ về nhà ở
Thường xuyên rà soát, phân loại
nhóm hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, có nhu cầu sửa chữa, xây mới nhà ở, tạo điều
kiện, hỗ trợ kinh phí thực hiện từ nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác,
hướng tới 100% hộ nghèo trên toàn tỉnh có khó khăn về nhà ở, có nhu cầu sửa chữa,
xây mới nhà ở được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc
hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh
theo Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ Vì người nghèo các cấp.
e) Hỗ trợ về giáo dục
Tiếp tục triển khai thực hiện
chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ
em mầm non, học sinh, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định.
Tăng cường đầu tư cho các cơ sở
giáo dục; huy động các nguồn lực cua xã hội để phát triển giáo dục và đào tạo,
nhất là đào tạo nghề để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
trong giáo dục, khuyến khích xây dựng, mở rộng “Quỹ khuyến học”, tạo điều kiện
cho trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đến trường.
Thực hiện tốt phân luồng sau
trung học cơ sở và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình
độ đào tạo; xây dựng xã hội học tập, đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng
nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
g) Hỗ trợ về nước sinh hoạt và
vệ sinh
Tăng cường sự phối hợp giữa các
ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý vận hành, giám sát
thực hiện công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
Nghiên cứu xây dựng cơ chế,
chính sách hỗ trợ, nâng mức hỗ trợ, khuyến khích, vận động hộ nghèo sử dụng nước
sạch, dịch vụ vệ sinh phù hợp, đảm bảo môi trường.
h) Trợ giúp pháp lý
Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn
phí cho người nghèo, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo đảm bảo 100% người
nghèo, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý nhằm
nâng cao hiểu biết quyền, nghĩa vụ của công dân và chủ động tiếp cận chính sách
trợ giúp của Nhà nước, góp phần mở rộng việc thực thi dân chủ ở cơ sở.
i) Các chính sách khác
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ
trợ tiền điện cho hộ nghèo; chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo
trợ xã hội, đối tượng yếu thế…; tổ chức thực hiện kịp thời Nghị quyết số
345/2023/NQ-HĐND ngày 22/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chuẩn
trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và chính sách trợ giúp xã hội đối với một
số đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Triển khai, thực hiện chính
sách hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2023-2025 theo Nghị quyết số 338/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 về quy
định chính sách hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2023-2025 đảm bảo đúng theo quy định.
k) Thực hiện hiệu quả Phong
trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Tiếp tục phát huy phong trào
“Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”; huy động các nguồn lực xã hội,
xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” các cấp; các nguồn lực của các tổ chức chính trị
- xã hội, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, hội, nhóm thiện nguyện, nhà hảo
tâm trong và ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ hộ nghèo, nhất là bảo trợ người nghèo không
có khả năng lao động, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Kinh phí hoạt động thường
xuyên, kinh phí sự nghiệp đảm bảo xã hội hàng năm theo phân cấp của Luật Ngân
sách Nhà nước và các văn bản hiện hành; nguồn vốn tín dụng để cho vay thông qua
Ngân hàng chính sách xã hội; Quỹ “Vì người nghèo; nguồn vận động, xã hội hóa và
các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh): Chịu
trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Các sở, ngành, đơn vị
a) Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh, tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo tỉnh
chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành
phố tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.
- Chủ trì triển khai các chính
sách giảm nghèo và các Dự án, tiểu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững: Chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp tạo việc làm; Dự
án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Tiểu Dự án 3 thuộc Dự
án 4: Hỗ trợ việc làm bền vững; Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 6: Truyền thông về giảm
nghèo đa chiều; Dự án
7: Nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, giám sát, đánh giá Chương trình; tổ chức
kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương
tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên và định kỳ năm 2024 đảm bảo
theo đúng quy định.
- Thực hiện tốt chính sách trợ
giúp xã hội đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; Chủ trì phối hợp với
các sở, ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương tham mưu xây dựng chính
sách nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho nhóm đối tượng là người khuyết tật
nặng, đặc biệt nặng không có khả năng lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế
hoạch và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo
quy định.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan tổng hợp, dự kiến kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố
trí đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, dự án và các
chính sách giảm nghèo nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch đã đề ra.
- Kiểm tra, giám sát đánh giá
việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu của
các lĩnh vực gắn với việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo.
c) Sở Tài chính
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai
thực hiện Kế hoạch đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn
bản hướng dẫn thực hiện.
- Chủ trì thực hiện chính sách
hỗ trợ tiền điện cho người nghèo.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì triển khai chính sách
giảm nghèo và tiểu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững:
Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp;
Chính sách hỗ trợ nước sạch trong sinh hoạt; Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh
giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Thực hiện hiệu quả Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững.
đ) Sở Y tế
- Chủ trì triển khai chính sách
giảm nghèo và tiểu dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững:
Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3: Cải thiện dinh dưỡng; Chính sách hỗ trợ về y tế;
Chính sách hỗ trợ nhà tiêu hợp vệ sinh; Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và
tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
- Lồng ghép lĩnh vực quản lý của
ngành, đề xuất đầu tư, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh; nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, xã, phường, thị trấn.
e) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ
trì triển khai thực hiện hiệu quả Chính sách hỗ trợ về giáo dục.
g) Sở Xây dựng: Chủ trì triển
khai thực hiện hiệu quả Chính sách hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
h) Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì triển khai Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 6 trong Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững: Giảm nghèo về thông tin; Tổ chức kiểm tra, giám sát,
đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
i) Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh: Chủ trì tổ chức quản lý, đảm bảo thực hiện hiệu quả nguồn vốn tín
dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác theo
đúng quy định.
k) Sở Tư pháp: Chỉ đạo Trung
tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chủ trì triển khai chính sách trợ giúp pháp lý
cho người nghèo và các đối tượng khác.
l) Các sở, ngành, đơn vị có
liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các nội dung của Kế
hoạch này.
m) UBND huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng, tổ chức triển khai
thực hiện Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2024 đảm bảo hiệu quả, phù
hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phối hợp với các cấp, các
ngành lồng ghép các chương trình kinh tế, xã hội với chương trình giảm nghèo;
Huy động, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho công tác giảm
nghèo.
- Triển khai, thực hiện tốt
công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên và định kỳ năm 2024 đảm bảo
theo đúng quy trình, chính xác, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng và đúng
quy định; Thực hiện đồng thời việc phân loại hộ nghèo theo từng nhóm nguyên
nhân, để đưa ra các giải pháp can thiệp, hỗ trợ phù hợp tình hình của địa
phương giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực
hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2024 về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo
quy định.
n) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức liên quan
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ
chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tiếp tục phát huy vai trò
nòng cốt, vận động sự tham gia của xã hội, cộng đồng trong công tác giảm nghèo;
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân
tích cực tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững; Tiếp tục xây dựng
và sử dụng có hiệu quả quỹ “Vì người nghèo”, thực hiện tốt Tháng cao điểm vì
người nghèo, kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay ủng hộ giúp đỡ để người
nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Thực hiện hiệu quả hỗ trợ xây
mới và sửa chữa nhà ở Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh đảm bảo
theo Quy chế và sử dụng Quỹ Vì người nghèo các cấp.
- Thực hiện tốt vai trò giám
sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện triển khai các chính sách giảm
nghèo.
VI. CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO
1. Căn cứ nội dung Kế hoạch,
các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các địa phương chủ động triển khai thực hiện;
báo cáo định kỳ kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội).
2. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch
về Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, TX, TP;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVXT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Duy Hưng
|
PHỤ LỤC:
DỰ KIẾN TỶ LỆ HỘ NGHÈO TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh)
STT
|
Huyện/TX/TP
|
Tổng số hộ dân cư (hộ)
|
Tổng số hộ nghèo (hộ)
|
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
|
1
|
Phù Cừ
|
29.454
|
269
|
0,91
|
2
|
Tiên Lữ
|
32.858
|
303
|
0,92
|
3
|
TP Hưng Yên
|
37.571
|
150
|
0,40
|
4
|
Kim Động
|
40.317
|
250
|
0,62
|
5
|
Ân Thi
|
47.992
|
430
|
0,90
|
6
|
Khoái Châu
|
66.000
|
466
|
0,71
|
7
|
Yên Mỹ
|
47.933
|
298
|
0,62
|
8
|
Mỹ Hào
|
35.127
|
189
|
0,54
|
9
|
Văn Lâm
|
35.914
|
199
|
0,55
|
10
|
Văn Giang
|
34.502
|
121
|
0,35
|
Tổng cộng
|
407.668
|
2.675
|
0,66
|