Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2025 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 45/KH-UBND
Ngày ban hành 26/03/2018
Ngày có hiệu lực 26/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Đầu tư,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025”

Thực hiện Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến 2025 (sau đây gọi tắt là Đề án 63); căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 23/10/2015 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/7/2016 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, khóa XIX về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị; Nghị quyết số 19/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của HĐND tỉnh khóa XI, khọp thứ 18 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Căn cứ vào tình hình đầu tư công của tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành kế hoạch thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và một số định hướng đến năm 2025 nhằm chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư công; thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.

b) Xác định rõ vai trò và định hướng đầu tư công theo nguồn vốn và các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

c) Tiếp tục đẩy mạnh thu hút tối đa, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, mở rộng các hình thức đầu tư.

II. ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU LẠI ĐẦU TƯ CÔNG

Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 tập trung vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh; các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa rộng và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư (PPP) và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các huyện, thành phố và các ngành, lĩnh vực. Định hướng đầu tư công theo nguồn vốn và các lĩnh vực của tỉnh như sau:

1. Định hướng đầu tư công theo nguồn vốn:

a) Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Ưu tiên thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được; các dự án công trình sau khi hoàn thành có tác động lan tỏa tích cực cho sự phát triển của tỉnh. Tiếp tục đầu tư cho các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác.

Quán triệt nguyên tắc ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn hỗ trợ, khuyến khích để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tăng cường thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư theo hình thức PPP để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, nhất là các dự án có tính kết nối, lan tỏa và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội thuộc ngành y tế, giáo dục,...

b) Đối với nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: Ưu tiên đầu tư các dự án trong lĩnh vực giảm nghèo, nhất là ở các huyện miền núi; lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn; đào tạo nghề; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đi khí hậu và tăng trưởng xanh.

c) Đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Ưu tiên huy động đầu tư các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các dự án sản xuất sử dụng nhiều lao động; trồng rừng nguyên liệu tập trung, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả; các dự án phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản; các dự án đầu tư xã hội hóa trong các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

d) Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư (PPP): Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, nhất là các dự án trọng điểm của tỉnh, có sức lan tỏa và kết nối giữa các địa phương trong tỉnh; các dự án hạ tầng xã hội thuộc ngành y tế, giáo dục,...

2. Định hướng đầu tư công theo ngành, lĩnh vực

a) Lĩnh vực hạ tầng giao thông

Ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành các dự án trọng điểm, các dự án kết nối từ trung tâm tỉnh lỵ đến các huyện; giữa các huyện ven bin và các huyện miền núi trong tỉnh: Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh giai đoạn 1, Cầu Cửa Đại, Cầu Thạch Bích, Cảng Bến Đình, Cầu An Phú, Đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn các huyện vùng Tây Quảng Ngãi, Đường Ba Tơ - Ba Trang - Ba Khâm, đường Quảng Ngãi - Chợ Chùa... để phát huy lợi thế của từng vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh giai đoạn 2 nhằm kết ni với tuyến đường ven biển của 02 tỉnh Bình Định và Quảng Nam; tuyến ĐT.623B (Quảng Ngãi - Thạch Nham, giai đoạn 2)...

Phối hợp chặt chvới Bộ Giao thông vận tải phấn đấu thực hiện theo đúng tiến độ đã được phê duyệt đối với tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nng, hoàn thành dự án mở rộng đường Quốc lộ 1 (đoạn Dốc Sỏi - KCN VSIP); đề xuất trung ương đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24B đoạn qua trung tâm huyện lỵ mới Sơn Tịnh, đường cao tốc Quảng Ngãi - Bình Định...

Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư công khác để tiếp tục hoàn thiện mạng lưới giao thông liên xã, giao thông nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo lưu thông thông suốt cho nhân dân trong cả hai mùa mưa, nắng.

b) Lĩnh vực hạ tầng công nghiệp

Ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công để hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất đáp ứng yêu cầu phát triển và gắn kết với bên ngoài thông qua việc đầu tư xây dựng hoàn thành các trục đường giao thông chính như: các tuyến đường trục vào KCN nặng phía Đông, tuyến đường trục liên cảng Dung Quất 1, Đường Trì Bình - Cảng Dung Quất (giai đoạn 1), đường Dốc Sỏi - sân bay Chu Lai; hệ thống thoát nước mưa, thu gom, xử lý nước thải KCN Dung Quất phía Tây, các khu tái định cư, kè chắn cát cảng Dung Quất... Đảm bảo việc giải phóng mặt bằng đphục vụ thi công việc mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch đã được duyệt.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp; thay đổi phương thức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp từ chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước sang khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và hình thức đối tác công tư (PPP), phấn đấu giải ngân khoảng 800-1.000 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020.

c) Về hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Ưu tiên đầu tư các dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất; xây dựng và củng cố hệ thống đê bin, đê sông; các công trình ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng thích ứng với biến đổi khí hậu. Đảm bảo vốn đầu tư công để hoàn thành các dự án đang được đầu tư như: Đê bao ứng phó biến đổi khí hậu khu vực xã Tịnh Kỳ, Vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn (giai đoạn 2), Đập ngăn mặn sông Trà Bồng, Đập ngăn mặn Bình Nguyên - Bình Phước, Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Cổ Lũy, thành phố Quảng Ngãi (giai đoạn I); hệ Thống trữ nước sinh hoạt, kết hợp tưới tiết kiệm cho nông nghiệp đảo Lý Sơn; Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền trung (vốn ODA). Đầu tư hạ tầng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để thu hút đầu tư và nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng (kênh loại III) trên địa bàn tỉnh.

[...]