Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 445/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 trên địa bàn do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 445/KH-UBND
Ngày ban hành 05/02/2020
Ngày có hiệu lực 05/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Thanh Liêm
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 445/KH-UBND

Bình Dương, ngày 05 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 01/01/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cnh tranh quốc gia năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. Đánh giá tình hình

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 629/KH-UBND ngày 14/02/2019 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã đề ra nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cp dịch vụ công trực tuyến, triển khai đồng bộ, hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Trong năm 2019, đã đạt một số kết quả tiêu biểu như sau: triển khai thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trong 02 ngày làm việc theo cam kết giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam; đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đạt trên 99%; thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo him xã hội theo quy định, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin đạt tỷ lệ 100% trong nộp tờ khai, np thuế; duy trì và tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên hệ thống thông quan điện tử tự động (VNACCS/VCIS); đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đt, giảm thời gian và thủ tục đăng ký thế chấp và xóa thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; triển khai rà soát quy trình tiếp cận điện năng cho khách hàng từ lưới điện trung áp.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế quản lý, hỗ trợ cho doanh nghiệp còn phức tạp và mức htrợ còn thp; công tác mời gọi đu tư phát triển du lịch theo quy hoạch còn chậm; tính liên thông trong xử lý các công việc cho người dân và doanh nghiệp còn thấp; chưa th lng ghép các thủ tục thm duyệt về phòng cháy chữa cháy, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng; tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.

II. Mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

1. Mục tiêu

Tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể định hướng đến năm 2021 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Trong đó, năm 2020 tiếp tục bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), về năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), v Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc (UN) nhằm thích ứng với nn sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp mới thành lập, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải th, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; phấn đấu góp phần đưa môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh Việt Nam thuộc nhóm các nước ASEAN 4.

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Các Sở, Ban, ngành: xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của đơn vị, hoàn thành trưc ngày 15/02/2020. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì thực hiện, tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

a. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh

- Về khởi sự kinh doanh: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tham mưu UBND tỉnh rà soát, kiến nghị hoàn thiện dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, không phù hợp nhm rút ngn thời gian và chi phí gia nhập thị trường.

- Về cấp phép xây dựng: Sở Xây dựng tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp rút ngn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; giám sát và tăng cường kỷ luật kỷ cương trong giải quyết thủ tục hành chính; trước ngày 20/03/2020 tham mưu báo cáo tình hình và kết quả thực hiện gửi về Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) để tổng hp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Về tiếp cận tín dụng: Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bình Dương chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch.

- Về đăng ký tài sản: Sở Nội vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh chỉ đạo, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của pháp luật.

b. Tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh

Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo thực thi đầy đủ những cải cách về điều kiện kinh doanh, trong đó lưu ý các điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung đã được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện kinh doanh; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh trái quy định của pháp luật; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không thực hiện đúng, đy đủ các quy định mới về điều kiện kinh doanh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các đơn vị có liên quan tiếp tục nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Xây dựng Quyết định UBND ban hành Quy trình áp dụng quản lý rủi ro và Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh triển khai Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 ban hành chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

- Sở Tài chính chủ trì phối hợp các đơn vị có liên quan đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân sách, thực hiện tốt cơ chế một cửa trong việc xác định giá thuê đất, cấp mã số các đơn vị sử dụng ngân sách, cấp mã số đối với các dự án ngân sách, thẩm định dự toán...

- Sở Công thương tiếp tục phối hợp với Công ty Điện lực Bình Dương thực hiện hiệu quả các giải pháp rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng. Xây dựng quy trình thực hiện các thủ tục v tiếp cận điện năng, đảm bảo minh bạch, thng nht vthủ thời gian thực hiện và trách nhiệm giải quyết của mỗi cơ quan.

- Sở Xây dựng tiếp tục đẩy mạnh cải cách quy trình, thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng; ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện trực tuyến các thủ tục cấp phép xây dựng (bao gồm thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng) để giảm chi phí, nhất là chi phí không chính thức.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất phối hợp các đơn vị liên quan, thực hiện giải pháp cn thiết đgiảm thời gian Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản; đơn giản hóa nội dung hsơ, đơn giản hóa thủ tục, thực hiện kết nối điện tử liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính vđất đai. Phối hợp với Sở Xây dựng nhằm thực hiện tốt việc cắt giảm thời gian đăng ký đất đai, xác nhận công trình cho doanh nghiệp theo lộ trình đề ra.

- Sở Nội vụ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả cải cách hành chính. Tiếp tục triển khai đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh năm 2020.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện Đề án đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.

- Cục Hải quan tỉnh đảm bảo thực thi đúng pháp luật về hải quan trên cơ sở nâng cao tính tuân thủ các quy định của hải quan hiện đại để hài hòa giữa tạo thuận lợi và yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan. Phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh phát triển dịch vụ Logistics và các khu vực cảng sông, ICD[1], kho ngoại quan, kho CFS[2] để giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh trong hội nhập.

c. Tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN

[...]