Kế hoạch 439/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 439/KH-UBND
Ngày ban hành 04/05/2024
Ngày có hiệu lực 04/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Phước
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 439/KH-UBND

An Giang, ngày 04 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT HUY NGUỒN LỰC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Thực hiện Quyết định số 1334/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới”; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh An Giang với nội dung như sau:

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH AN GIANG

Năm 2014, tỉnh An Giang đã đạt được bước tiến quan trọng khi xây dựng thành công Cơ sở dữ liệu Việt kiều, công dân An Giang sinh sống, lao động và học tập ở nước ngoài (gọi tắt Cơ sở dữ liệu Việt kiều An Giang), và cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng cơ bản hoàn thiện cơ sở dữ liệu về người Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là NVNONN).

Theo thống kê từ kết quả điều tra, toàn tỉnh có 8.364 Việt kiều (không còn quốc tịch Việt Nam), 10.418 người thuộc diện di cư, 5.948 người kết hôn có yếu tố nước ngoài, 4.317 người đã và đang lao động ở nước ngoài và 496 người đã và đang học tập ở nước ngoài. Cũng theo số liệu thống kê cho thấy: Việt kiều, công dân của tỉnh An Giang đã di cư đến 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 10 quốc gia có lượng Việt kiều An Giang di cư đông nhất là Hoa Kỳ, Đài Loan, Campuchia, Úc, Canada, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Pháp. Riêng đối với kiều bào tỉnh An Giang sinh sống tại 02 tỉnh Takeo và Kandal, Campuchia tính đến năm 2014 có khoảng 28.600 người. Theo đó; thống kê tại 09 huyện của tỉnh Takeo có khoảng 1.600 hộ tương đương 6.200 người, còn tại tỉnh Kandal có khoảng 22.000 người.

Năm 2017, số lượng công dân An Giang ở nước ngoài tăng lên 26.362 người[1], trong đó nhóm di cư và kết hôn có yếu tố nước ngoài có tỷ lệ gia tăng cao nhất, lần lượt là 12.351 người và 8.863 người, tỷ lệ tăng của nhóm học tập ở nước ngoài vẫn ở mức thấp nhất là 615 người. Xét tổng thể, huyện Chợ Mới, huyện Thoại Sơn, thành phố Long Xuyên và thị xã Tân Châu là các địa phương có lượng công dân ở nước ngoài nhiều nhất; trong đó, huyện Chợ Mới có tỷ lệ tăng cao nhất ở cả 4 nhóm học tập, lao động, kết hôn và di cư.

Về sự đóng góp của các chuyên gia và trí thức kiều bào: bình quân hàng năm Tỉnh tiếp nhận khoảng 10 chuyên gia, trí thức kiều bào đến An Giang để hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực cho Tỉnh. Một số cá nhân kiều bào có địa vị tại các nước sở tại đã làm tốt vai trò cầu nối trong việc mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế của Tỉnh với chính quyền và các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp ở nước sở tại.

Hầu hết Việt kiều An Giang sinh sống ở các nước nói trên đều có đời sống vật chất tinh thần tốt, có đủ điều kiện đóng góp cho gia đình và quê hương. Riêng cộng đồng Việt kiều An Giang sinh sống ở Campuchia nhìn chung có cuộc sống tương đối ổn định, được chính quyền sở tại đối xử như người bản địa, đã hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có tiềm lực nhất định về kinh tế. Mặc dù vậy, vẫn còn một số lượng không nhỏ người Việt kiều tại Campuchia gặp nhiều khó khăn như: mức sống dưới mức trung bình của dân bản xứ, chưa đủ điều kiện nhập tịch, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế bấp bênh. Do đó họ coi cuộc sống tại nước sở tại là nơi tạm cư với mục đích kinh tế là chính, luôn có mong muốn quay về nước sinh sống khi có điều kiện thuận lợi.

Về nhận thức và thái độ chính trị của cộng đồng kiều bào nói trên, đa số bà con kiều bào đều có lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, hướng về cội nguồn, gắn bó với gia đình và người thân; đồng tình với các chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước, ủng hộ công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một thiểu số người trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có thái độ và hoạt động chống phá đất nước, lôi kéo những Việt kiều khác tham gia vào các tổ chức phản động lưu vong, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cộng đồng NVNONN

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, trong đó công tác vận động NVNONN là một bộ phận có tính chiến lược trong công tác đại đoàn kết dân tộc và đóng góp trực tiếp vào mục tiêu đại đoàn kết dân tộc.

Quán triệt sâu sắc quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để phục vụ các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước từ nay đến 2030, tầm nhìn 2045, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng, lấy lòng yêu nước là mẫu số chung.

Xác định nguồn lực kiều bào là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể các nguồn lực từ bên ngoài, cần được tranh thủ để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

2. Thống nhất về nhận thức và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đối với công tác NVNONN trong tình hình mới

Tăng cường thống nhất nhận thức NVNONN là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, từ đó xây dựng các định hướng, chủ trương, chính sách, biện pháp về tranh thủ nguồn lực của NVNONN được triển khai nhất quán, thông suốt, toàn diện.

Bám sát chủ trương tranh thủ tối đa nguồn lực NVNONN tham gia đóng góp phục vụ phát triển đất nước, phù hợp với ưu tiên, định hướng phát triển đất nước nêu tại văn kiện Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19 tháng 5 năm 2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Kết luận số 12-KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) “Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới” và Nghị quyết số 169/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021 - 2026”.

Kế thừa các chủ trương, chính sách do Chính phủ, bộ, ngành, địa phương đã ban hành hoặc đang triển khai có yếu tố về người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xác định vấn đề cần sửa đổi (nếu có) hoặc ban hành mới chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho kiều bào về thăm quê hương, thân nhân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật, từ thiện, xã hội, du học sinh, lao động trở về lập nghiệp….

Các chính sách, quy định, biện pháp nhằm phát huy nguồn lực của NVNONN cần mạnh dạn, có đột phá, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đông đảo NVNONN.

Trong khi tranh thủ nguồn lực kiều bào, tiếp tục tăng cường cảnh giác, kiên quyết đấu tranh đối với các âm mưu và hành động khống chế cộng đồng, lợi dụng cộng đồng để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Thu hút và phát huy nguồn lực NVNONN phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của tỉnh An Giang

Việc thu hút nguồn lực NVNONN dựa trên tiềm năng, năng lực, tính khả thi của nguồn lực, đồng thời đặt trong tổng thể chính sách Đại đoàn kết dân tộc, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đóng góp vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước, góp phần hỗ trợ kiều bào sinh sống ổn định, tiếp tục đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển của đất nước.

Phát huy nguồn lực của NVNONN phải gắn liền với quan điểm của Đảng, Nhà nước về tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của NVNONN. Các chính sách, biện pháp thu hút nguồn lực chủ yếu dựa trên yếu tố gắn kết lợi ích, ý thức hướng về cội nguồn, lòng yêu nước, khuyến khích đóng góp mang tính tự nguyện của cộng đồng.

Kết hợp hài hòa giữa công tác thu hút với công tác bồi dưỡng, hỗ trợ, phát triển nguồn lực NVNONN vì các mục tiêu lâu dài của Tỉnh.

III. GIẢI PHÁP

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết 36-NQ/TW, Chỉ thị 45-CT/TW, Kết luận 12- KL/TW và Nghị quyết 169/NQ-CP đến các cấp, các ngành địa phương, đơn vị, tổ chức đoàn thể và nhân dân; thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nội dung liên quan đến công tác về NVNONN.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ