Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 438/KH-UBND về Chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 438/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2022
Ngày có hiệu lực 19/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 483/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 19 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Thực hiện Công văn số 3570/BTTTT-THH ngày 16/9/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch phát triển Chính phủ số, Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022; Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025; theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 356/TTr-STTTT ngày 31/12/2021; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cụ thể như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 2021

I. CÁC VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH

- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về về chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 04/8/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Quảng Nam (Phiên bản 2.0).

- Quyết định số 2322/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định về trình tự, trách nhiệm lập, thẩm định, trình phê duyệt dự án đầu tư, hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ, Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT, 04/2020/TT-BTTTT ngày 24/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 26/7/2021 của UBND tỉnh về thành lập Tổ công tác xây dựng và triển khai Kế hoạch cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Nam.

- Quyết định số 2952/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của UBND tỉnh ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung, CSDL chuyên ngành tỉnh Quảng Nam.

- Quyết định số 3054/QĐ-UBND ngày 25/10/2021 của UBND tỉnh ban hành mã định danh điện tử các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam.

- Kế hoạch số 2714/KH-UBND ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh về cung cấp dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4 của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2021.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

- Về hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh: đến nay, sóng thông tin di động đã phủ sóng đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đường truyền cáp quang 96% số xã. Toàn tỉnh có 1.188.209 thuê bao điện thoại (trong đó số thuê bao điện thoại cố định là 26.226 thuê bao, số thuê bao điện thoại di động là 1.161.983 thuê bao), mật độ điện thoại trên toàn tỉnh là 73,77 máy/100 dân (trong đó: mật độ điện thoại cố định là 1,63 máy/100 dân, mật độ điện thoại di động 72,14 máy/100 dân). Số thuê bao internet là 159.764 thuê bao.

- Về hạ tầng CNTT: hầu hết các đơn vị đều có hệ thống mạng nội bộ (mạng LAN), kết nối Internet băng thông rộng, 100% xã đã có cáp quang để trung tâm xã. Tuy nhiên, hệ thống mạng, máy tính tại một số đơn vị chưa đồng bộ, xuống cấp, chưa quản lý kết nối tập trung.

- Đã xây dựng và vận hành các hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng chung của tỉnh bao gồm:

+ Hệ thống mạng diện rộng (WAN): hiện nay, tất cả các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã kết nối vào mạng WAN của tỉnh (bao gồm 40 Sở, Ban, ngành và 18 huyện, thị xã, thành phố; tốc độ đường truyền trung bình 20Mbps/đơn vị). Chưa triển khai kết nối mạng WAN đến cấp xã.

+ Hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh: được đầu tư đưa vào khai thác vận hành từ tháng 12/2019, đến nay hệ thống hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng yêu cầu về triển khai các hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh. Hệ thống gồm 07 máy chủ dạng phiến (blade), 14 CPU 2.00GHz, 3T RAM; dung lượng lưu trữ khả dụng 31TB dữ liệu. Hệ thống đang được cấu hình với tổng cộng 120 server ảo hóa (VPS) phục vụ việc cài đặt các ứng dụng như thư điện tử; Qoffice; cổng thông tin điện tử tỉnh và trang thông tin các đơn vị; hệ thống một cửa điện tử liên thông; hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị của tỉnh.

+ Hệ thống Hội nghị truyền hình: bao gồm 38 điểm cầu, bao gồm điểm cầu Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Văn phòng HĐND và UBND 18 huyện, thị xã, thành phố và Văn phòng 18 Huyện, Thị, Thành ủy. Đến hết năm 2021, triển khai nâng cấp hệ thống Hội nghị truyền hình của tỉnh lên chuẩn HD, đáp ứng yêu cầu kết nối với các hệ thống họp trực tuyến bên ngoài qua internet, mở rộng các điểm cầu thêm 06 Sở, ban, ngành của tỉnh. Về triển khai hệ thống Hội nghị truyền hình đến cấp xã, hiện nay, có 14 huyện triển khai hệ thống hội nghị truyền hình đến cấp xã với 192 xã, đạt tỷ lệ 79,67%.

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

- Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh Quảng Nam (LGSP) đã thực hiện nhiệm vụ kết nối với trục liên thông quốc gia (NGSP) và phục vụ liên thông, tích hợp chia sẻ hệ thống quản lý văn bản của tỉnh với quốc gia; cổng dịch vụ công của tỉnh với cổng dịch vụ công quốc gia.

- Đã kết nối thông suốt với các hệ thống thông tin quốc gia phục vụ nhu cầu khai thác dữ liệu của tỉnh bao gồm: CSDL đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); CSDL cấp, đổi Giấy phép lái xe, CSDL cấp phép liên vận (Bộ Giao thông vận tải); CSDL Lý lịch Tư pháp (Bộ Tư pháp); CSDL cấp phép lao động người nước ngoài (đang thực hiện); Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài chính); Liên thông Tài nguyên môi trường - Thuế (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

- Hầu hết các Sở, ngành đã xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ điều hành tác nghiệp tại đơn vị.

- Các CSDL được đưa vào hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, thúc đẩy cải cách hành chính tại đơn vị, cụ thể như:

+ Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông triển khai phần mềm: quản lý các điểm truy cập Internet; ứng dụng GIS quản lý hạ tầng Bưu chính, viễn thông, quản lý các số liệu ứng dụng CNTT…

+ Lĩnh vực giao thông vận tải triển khai phần mềm: hệ thống GIS quản lý hạ tầng giao thông vận tải, phần mềm Quản lý bảo trì đường bộ...

[...]