Kế hoạch 4374/KH-UBND năm 2021 về xuất khẩu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 4374/KH-UBND
Ngày ban hành 27/07/2021
Ngày có hiệu lực 27/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Minh Cảnh
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4374/KH-UBND

Bến Tre, ngày 27 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XUẤT KHẨU TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI và Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre 5 năm 2021-2025.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre ban hành Kế hoạch Xuất khẩu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025 với các nội dung cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Kết quả đạt được

- Giai đoạn 2016-2020, xuất khẩu toàn tỉnh đạt 5.272 triệu USD, tăng bình quân 16,31%/năm. Riêng năm 2020, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng xuất khẩu vẫn đạt 1,397 triệu USD, tăng 1,89 lần so với năm 2016. Cơ cấu xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng hàng thô và gia công. Chủ thể xuất khẩu không ngừng tăng lên; đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 130 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tăng 30 doanh nghiệp (DN) so với năm 2016. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đến cuối năm 2020, đã xuất khẩu sang 128 quốc gia và vùng lãnh th.

- Đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng xuất khẩu; các chương trình, dự án xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng cho sản xuất hàng xuất khẩu được triển khai thực hiện ở các địa phương trong tỉnh.

- Quy mô sản xuất hàng xuất khẩu của các DN được đầu tư mở rộng, một số nhà máy chế biến hàng xuất khẩu có quy mô lớn và thiết bị hiện đại được xây dựng và đi vào hoạt động.

2. Những khó khăn hạn chế.

- Sản xuất công nghiệp tuy có tăng trưởng nhưng chưa vững chắc; chất lượng tăng trưởng và hiệu quả đóng góp của công nghiệp vào tng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre có cải thiện nhưng chưa nhiều đtrở thành khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu và thị trường đầu ra không ổn định. Quy mô, năng lực, sức cạnh tranh và khả năng của DN còn yếu; chưa tạo được đột phá trong thu hút đầu tư; trình độ công nghệ, nhân lực và năng suất lao động trong ngành công nghiệp còn thấp; chưa chú trọng đến việc xây dựng, bảo hộ và phát triển nhãn hiệu ở nước ngoài. Tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp còn chậm; công nghiệp nông thôn và các làng nghề phát triển chậm do đó chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất.

- Hoạt động xúc tiến thương mại chưa có bước đột phá mới. Một số chương trình xúc tiến thương mại chủ yếu hỗ trợ DN nhỏ và vừa; đối với DN lớn nhu cầu phát triển ra các thị trường ngoài nước có tiềm năng như Châu Âu, Châu Mỹ, Hoa Kỳ,... khó thực hiện. Các hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế về kinh phí và chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách của tỉnh; chưa tổ chức được nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư, nhất là xúc tiến đầu tư vào các thị trường trọng điểm nước ngoài để mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào địa bàn tỉnh. Doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và vấn đề sở hữu trí tuệ ở nước ngoài.

- Việc kêu gọi thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án về xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh thiếu quỹ đất sạch; giá đền bù giải tỏa mặt bằng khá cao so với mặt bằng chung của đồng bằng sông Cửu Long; Cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn còn hạn chế; công tác xúc tiến đầu tư chưa gắn được với liên kết vùng; chưa có nhiều hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành Trung ương; Công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của một số địa phương còn chậm; công tác giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian cũng làm cho nhà đầu tư lo ngại trong việc quyết định đầu tư và triển khai dự án tại tỉnh.

- Hàng công nghiệp gia công còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu, tỉnh có nguồn nguyên liệu tôm dồi dào nhưng chưa xuất khu được; đầu ra một số sản phẩm từ dừa và hàng nông sản còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chưa xuất được chính ngạch hoặc xuất được chính ngạch nhưng tỷ lệ còn rất thấp, chủ yếu đi tiu ngạch hoặc dán nhãn, mác của nước khác (dừa, bưởi da xanh, sầu riêng, xoài). Thị trường xuất khẩu hàng hóa mặc dù đã có bước tiến đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn ít bạn hàng, phụ thuộc vào chỉ định của bên giao gia công, nhiều doanh nghiệp còn xuất khẩu qua trung gian và chưa chủ động được thị trường.

- Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019 đến nay, đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm 2020 đã giảm 8,97% so với cùng kỳ năm 2019 và hàng thủy sản giảm 11,37% do một số nước nhập khẩu tạm ngưng nhập khẩu để kiểm soát dịch bệnh. Dự báo, trong thời gian tới mức độ ảnh hưởng sẽ còn tiếp tục.

3. Nguyên nhân khó khăn, hạn chế.

- Sản xuất nông nghiệp chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; lực lượng lao động nông nghiệp có chuyên môn, tay nghề chưa cao; khả năng tiếp cận khoa học công nghệ mới, tiên tiến còn hạn chế. Đa sDN trong tỉnh có quy mô nhỏ, định hướng tiêu thụ sản phẩm yếu, thiếu chuyên môn - kỹ thuật - năng lực tiếp cận thị trường nên chưa mạnh dạn đầu tư, ký kết hợp đồng, bo tiêu nông sản. Chi phí đầu tư hạ tầng, kỹ thuật sản xuất, đầu vào cao; giá cả không ổn định, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành hàng nông sản trên thị trường quốc tế và cả trong nước.

- Nguồn kinh phí và năng lực của cơ quan xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu; nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các DN còn thiếu; thiếu quỹ đất sạch nên chưa tạo ra nhiều cơ hội để DN đầu tư phát triển, chưa tìm gọi được DN đủ mạnh tham gia liên kết.

- Cơ chế tài chính còn bất cập, việc mua sắm, đầu tư thiết bị, công nghệ phải qua đấu thầu, trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng mức đầu tư thiết bị, công nghệ của DN. Thêm vào đó, đa số DN trên địa bàn tỉnh là ngành dừa, thường sử dụng máy móc, thiết bị đặc thù hoặc đặt hàng sản xuất riêng, trong khi đó điều kiện để được dự án hỗ trợ là trước đầu tư nên DN không đảm bảo đủ điều kiện để được hỗ trợ.

- Các DN nhỏ và vừa thiếu nguồn lực để tiếp cận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Một số DN khi áp dụng các hệ thống quản lý là do yêu cầu của khách hàng nước ngoài, mang tính hình thức mà chưa hiểu rõ vai trò quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Một số sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như sản phẩm thủy hải sản gặp khó vì nguyên liệu không ổn định; hàng nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc, chất lượng chưa cao, còn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật không tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Do đó chỉ xuất khẩu tiểu ngạch mà chưa thể xuất khẩu chính ngạch; hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN chế biến dừa trên địa bàn tỉnh chịu chi phối bởi việc trúng mùa dừa của các nước có diện tích sản lượng dừa lớn trong khu vực.

- Cơ sở hạ tầng giao thông chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các tuyến đường từ huyện trở xuống còn hạn chế tải trọng gây tăng chi phí vận chuyển. Nguyên nhân do nguồn kinh phí đầu tư nâng cấp, xây dựng mới từ ngân sách gặp khó khăn, kinh phí duy tu sa chữa hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, dẫn đến các công trình cầu, đường xuống cấp nhanh.

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước Trung Đông...tuy nhiên các nước này đang bị ảnh hưởng nặng ncủa dịch bệnh nên ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Bến Tre.

II. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2021 2025

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thnhưỡng...; tăng tỷ trọng sản lượng sản phẩm có chất lượng cao, gia tăng giá trị sản phẩm; phấn đấu đạt được các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI đã đề ra, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tchức sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô tập trung, an toàn thực phẩm, có chỉ dn địa lý, thương hiệu sản phẩm, mã vùng trng, tem, nhãn,... phục vụ cho chế biến, xuất khẩu. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất hàng xuất khẩu, góp phần đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của tỉnh.

[...]