Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2013 về nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013 - 2015

Số hiệu 43/KH-UBND
Ngày ban hành 01/08/2013
Ngày có hiệu lực 01/08/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Tỉnh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 01 tháng 8 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng với sự cố gắng của các ngành, các cấp, Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hòa Bình (PCI) đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, một số chỉ tiêu thành phần PCI của tỉnh còn có điểm số thấp so với cả nước.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế; xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 167 TT/SKHĐT, ngày 22-7-2013, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình với những nội dung sau:

A. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh của chính quyền địa phương.

Chỉ số PCI gồm 9 chỉ số thành phần, đó là: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền các cấp, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý.

Theo Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì thứ hạng chỉ số PCI của tỉnh Hòa Bình từ năm 2010 đến năm 2012 liên tục tăng (năm 2011 tăng 13 bậc, năm 2012 tăng 6 bậc), cụ thể như sau:

1. Xét về thứ hạng: Chỉ số PCI năm 2010 của tỉnh Hòa Bình được xếp vào nhóm “tương đối thấp”, ở vị trí thứ 60 trong tổng số 63 tỉnh thành, năm 2011 có bước cải thiện khá, xếp vị trí 47 và tiếp tục tăng lên vị trí 41 vào năm 2012.

Năm

Điểm số

Xếp hạng

Mức tăng (bậc)

Nhóm điều hành

2010

49,89

60/63

-

Tương đối thấp

2011

56,52

47/63

13

Khá

2012

55,51

41/63

6

Khá

2. Xét về các chỉ số thành phần

Kết quả biến động thứ bậc của các chỉ số thành phần được phản ánh như sau:

Các chỉ số thành phần

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Điểm số

Thứ hạng

Điểm số

Thứ hạng

Điểm số

Thứ hạng

Chi phí gia nhập thị trường

5,33

60

7,81

58

8,45

48

Tiếp cận đất đai

7,22

12

6,14

42

7,1

15

Tính minh bạch

3,32

62

5,87

29

5,9

29

Chi phí về thời gian

5,85

40

6,5

37

5,74

31

Chi phí không chính thức

4,57

63

5,85

52

5,68

52

Tính năng động

4,39

46

4,38

39

5,07

30

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

7,19

3

3,57

31

3,71

38

Đào tạo lao động

5,29

36

4,75

33

4,51

50

Thiết chế pháp lý

4,82

37

4,9

52

2,92

52

Năm 2010 và năm 2011 có 2 trên 9 chỉ số thành phần được xếp ở vị trí trung vị trở lên, năm 2012 có bốn chỉ số thành phần được cải thiện đáng kể về cả điểm số và thứ hạng, xếp trên vị trí trung vị đó là chỉ số tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian và tính năng động của lãnh đạo các cấp. Bảy chỉ số thành phần đạt mức thứ hạng của năm 2011 trở lên.

Bên cạnh kết quả đạt được, còn có hai chỉ số thành phần bị giảm thứ hạng so với năm 2011, bốn chỉ số xếp ở thứ hạng thấp như: chi phí gia nhập thị trường xếp thứ 48, chi phí không chính thức xếp thứ 52, đào tạo lao động xếp ở vị trí thứ 50, thiết chế pháp lý xếp thứ 52. Một số lĩnh vực bị đánh giá là chưa tốt, cần nghiên cứu cải thiện, đó là:

- Số lượng thủ tục hành chính nhiều hơn so với tỉnh trung vị: Có 18,18% doanh nghiệp cho rằng cần phải có thêm giấy phép kinh doanh khác với tổng số giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động là 1,05 giấy (tỉnh trung vị là 10% và 1,02). Tương ứng năm 2011 là 33,33% và 1,23 giấy;

- Chất lượng công vụ chưa được cải thiện sau khi cải cách hành chính công: Chỉ có 37,36% doanh nghiệp cho rằng cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện cải cách hành chính công, thấp kém so với năm 2011 (38,24%);

- Có 66,07% doanh nghiệp cho rằng còn có tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, gấp 1,5 lần so với tỉnh ở vị trí trung vị;

- Số cuộc thanh tra tăng từ 01 lần năm 2011 lên 02 lần năm 2012 (trung vị là 1 lần); thời gian làm việc với thanh tra thuế giảm từ 7 giờ xuống còn 6 giờ và nhiều hơn tỉnh ở vị trí trung vị 02 giờ;

- Trên 76,81% doanh nghiệp cho rằng phải chi phí những khoản lót tay thì công việc mới được giải quyết, so với năm 2011 tăng 25,81%; có 31,72% doanh nghiệp phải chi trả không chính thức khi đăng ký kinh doanh so với năm 2011 tăng 12,7% năm;

- Có 32,14% doanh nghiệp cho rằng phải “lại quả” để có được hợp đồng mua sắm, cung cấp dịch vụ công và xây dựng công trình bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước;

- Có 81,25% doanh nghiệp cho rằng cần phải có mối quan hệ với cơ quan nhà nước mới tiếp cận được các tài liệu kế hoạch và pháp luật; giảm so với năm 2011 từ 2,58 điểm xuống còn 2,31 điểm năm 2012;

- Chỉ tiêu tính minh bạch trong lĩnh vực thuế giảm sút, 56 doanh nghiệp tham gia điều tra cho rằng phải thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong sản xuất kinh doanh, tỷ lệ này năm 2011 là 51%.

B. KẾ HOẠCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

I. MỤC TIÊU

Thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch tạo bước chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, xây dựng môi trường đầu tư thân thiện. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tạo sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

Năm 2013 - 2014: Phấn đấu cải thiện điểm các chỉ số thành phần, nâng dần vị trí xếp hạng PCI của tỉnh, mỗi năm tăng ít nhất 5 bậc;

Năm 2015 trở đi: Đạt mức xếp vào nhóm trên trung bình so với cả nước (từ vị trí 31/63 trở lên).

[...]