Kế hoạch 43/KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 43/KH-UBND
Ngày ban hành 16/02/2024
Ngày có hiệu lực 16/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Nguyễn Thanh Nhàn
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 16 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRONG NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”; Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2023 triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập.

b) Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; huy động các nguồn lực xã hội; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

c) Triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến mạnh trong chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; gắn với việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp, người dân và nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức pháp chế của các sở, ban, ngành.

b) Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm, thực chất, khả thi, từng bước chuyên nghiệp và mang tính bền vững; đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

c) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức đại diện doanh nghiệp; giữa Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ pháp lý trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; các cơ quan Nhà nước phải luôn đồng hành với doanh nghiệp, lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển; doanh nghiệp cần đề cao ý thức tuân thủ pháp luật theo nguyên tắc pháp quyền.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

a) Hoạt động rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp

- Rà soát các quy định của pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Tăng cường khảo sát, kịp thời đối thoại với doanh nghiệp nhằm xác định đúng các khó khăn, vướng mắc pháp lý để đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

b) Kết quả đầu ra: Tập hợp các khó khăn, vướng mắc pháp lý, từ đó đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật liên quan đến doanh nghiệp gửi cơ quan có thẩm quyền và Sở Tư pháp (để tổng hợp).

c) Cơ quan, tổ chức chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành.

d) Cơ quan, tổ chức phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

đ) Thời gian thực hiện: Năm 2024.

2. Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật

a) Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm trong triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

- Hoạt động: Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; tăng cường nhận thức pháp lý cho doanh nghiệp.

- Kết quả đầu ra: Các tài liệu, các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật, người làm công tác pháp chế tại doanh nghiệp.

- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành.

- Cơ quan, tổ chức phối hợp: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

[...]