Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu | 42/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/03/2016 |
Ngày có hiệu lực | 31/03/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Dung |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 03 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
Qua kết quả tổng rà soát và quá quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn tỉnh hiện nay cho thấy vẫn còn một số trường hợp chưa được hưởng chế độ chính sách ưu đãi người có công đúng theo qui định, vẫn còn có người hưởng sai chế độ ưu đãi. Những vấn đề tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; một số chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng chưa được thực hiện kịp thời, đầy đủ.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về "tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng", UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nội dung như sau:
1. Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công cách mạng.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng.
3. Tổ chức tuyên truyền nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm cấp ủy chính quyền các cấp, các ngành và toàn thể xã hội nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa nội dung, chính sách và trách nhiệm đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.
1. Tiếp tục công tác tuyên truyền các chủ trương, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi người có công nói chung và mục đích, ý nghĩa của cuộc tổng rà soát nói riêng từ đó tiếp tục phát huy hơn nữa trách nhiệm cũng như tiếng nói của người dân trong việc giám sát.
2. Vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp các tổ chức đoàn thể tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” cụ thể như: chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi, tặng quà cho các thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ.
3. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công.
4. Giải quyết chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; giải quyết những trường hợp còn tồn đọng, hưởng chưa đầy đủ và những trường hợp hưởng sai theo kết quả tổng rà soát đối với người có công cách mạng
5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở.
6. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác triển khai, hướng dẫn việc thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Tiếp tục nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, phát sinh liên quan đến chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng để đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng cho phù hợp với điều kiện ở địa phương.
b) Khẩn trương rà soát, hướng dẫn giải quyết những trường hợp đề nghị xác nhận là người có công với cách mạng còn tồn đọng theo thẩm quyền.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những thiếu sót và khuyết điểm, xử lý nghiêm những việc làm sai trái, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; kiên quyết đình chỉ việc thụ hưởng chế độ và thu hồi khoản tiền hưởng sai chế độ.
d) Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phân công các ngành đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện tại các địa phương.
2. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:
Thực hiện giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh do cơ quan quân đội quản lý còn tồn đọng; chủ trì phối hợp với các địa phương thanh tra, kết luận đối với những trường hợp có đơn thư tố cáo, phản ánh đối tượng do các cơ quan quân đội xác nhận và lập hồ sơ hưởng sai chế độ, chính sách ưu đãi, đồng thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung giải quyết dứt điểm những trường hợp tồn đọng liên quan.
3. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố Huế phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cùng cấp thẩm tra, xác minh các trường hợp lập hồ sơ giải quyết chế độ theo quy định tại Nghị định 31/2003/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng và các văn bản liên quan.
b) Điều tra, xử lý, kết luận theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong việc xác lập hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi người có công.