Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2022 về thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 41/KH-UBND
Ngày ban hành 11/03/2022
Ngày có hiệu lực 11/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THÚC ĐẨY PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (viết tắt là Chương trình), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh (viết tắt là Kế hoạch) với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ đến các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành, đơn vị, địa phương để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành, các cấp khẩn trương tổ chức thực hiện và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý triển khai; làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về các cơ chế, chính sách, giải pháp của Kế hoạch.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN HỖ TRỢ

1. Quan điểm

a) Bám sát chỉ đạo của Trung ương, vận dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương; nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, hàng năm.

b) Triển khai hiệu quả, nhất quán Chương trình phòng chống dịch COVID-19 (2022-2023); sử dụng các biện pháp phòng chống dịch linh hoạt, hiệu quả nhằm giảm thiu tác động đến sản xuất kinh doanh; thực hiện các phương thức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng tt với các din biến khác nhau của dịch bệnh nhằm duy trì thông suốt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh có dịch.

c) Rà soát, tham mưu đề xuất tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến; nghiên cứu, triển khai các giải pháp đột phá, khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với hồi phục nhanh và phát triển bền vững.

d) Triển khai ngay, kịp thời, hiệu quả, thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 với lộ trình thích hợp để nâng cao năng lực phòng, chng dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh; trường hợp cn thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thuộc thẩm quyền thì thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn.

e) Huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; lồng ghép với các chính sách đã được ban hành, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có để hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách; bảo đảm hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.

g) Tranh thủ cơ hội từ khả năng phục hồi, phát triển của các đô thị, trung tâm kinh tế lớn của cả nước; phục hồi nhanh, bền vững và thích ứng với những thay đổi về cách thức, mô hình và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông, phân phối, hành vi của người tiêu dùng; triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương hỗ trợ cho người lao động, các doanh nghiệp.

2. Mục tiêu

a) Thúc đẩy phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng; phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, tăng trưởng GRDP bình quân 7-8%/năm.

b) Phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; chăm lo sức khỏe Nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phục hồi, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh; bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, đời sống cho người lao động, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

c) Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân.

3. Đối tượng, thời gian hỗ trợ

a) Đối tượng hỗ trợ bao gồm: Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.

b) Thời gian hỗ trợ: Chủ yếu thực hiện trong 2 năm 2022-2023; một số chính sách có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện tùy theo diễn biến dịch bệnh và chủ trương, chính sách của Trung ương.

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Ngoài các nhiệm vụ, giải pháp UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện[1], các ngành, các cấp tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương đã ban hành. Trong đó, tập trung 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh

a) Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023); triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định với công suất và chi phí phù hợp; phát huy hiệu quả cơ sở dữ liệu dân cư trong kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các chính sách.

b) Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư, thương mại thông qua các hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để tranh thủ nguồn vốn, khoa học công nghệ, tri thức. Xây dựng và thực hiện các giải pháp, biện pháp cụ thể để triển khai hiệu quả các kế hoạch của tỉnh về thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA.

[...]