Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 4076/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 31-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 4076/KH-UBND
Ngày ban hành 22/05/2024
Ngày có hiệu lực 22/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Võ Ngọc Hiệp
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4076/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 31-CT/TU NGÀY 31/01/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NỘI CHÍNH VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 31/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 31-CT/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 theo Chỉ thị số 31-CT/TU.

b) Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Phát hiện, ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng theo quy định; từng bước hạn chế, đẩy lùi tham nhũng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần giữ vững ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

a) Bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cụ thể hoá, có giải pháp cụ thể, đồng bộ, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan, địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện; gắn công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

b) Người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị phải xem công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài; từ đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm theo đúng quy định; đồng thời, tổ chức thi hành dứt điểm các sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, tạo chuyển biến mới trong công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

c) Tăng cường sự lãnh đạo, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị đối với công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đầy đủ, đồng bộ các nội dung theo Chỉ thị số 31-CT/TU phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, địa phương, đơn vị; trong đó, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Công tác nội chính:

a) Nắm chắc, phân tích, dự báo sát tình hình để chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề nổi cộm về an ninh trật tự; trong đó, đặc biệt quan tâm phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, giải quyết các đối tượng chống đối chính trị liên kết trong - ngoài tỉnh, trong - ngoài nước hình thành các hội, nhóm, tổ chức chính trị đối lập chống phá, xuyên tạc đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước; dấu hiệu móc nối, lôi kéo, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, ly khai tự trị; các tà đạo hình thành mới, các hoạt động núp bóng tài trợ, thiện nguyện để dụ dỗ, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động tôn giáo trái phép; các vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất có nguồn gốc từ nông lâm trường, đất quốc phòng và doanh nghiệp nhà nước hoặc các trường hợp đòi lại đất cũ liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.

b) Kết hợp chặt chẽ giữa “phòng” và “chống” tội phạm, lấy phòng ngừa là chính, không để tội phạm lộng hành gây bức xúc cho Nhân dân, tinh thần phòng ngừa tội phạm phải đi trước, xử lý tội phạm phải quyết liệt, không khoan nhượng; trong đó:

- Đối với “phòng” tội phạm: Cần chủ động phân tích, đánh giá nguyên nhân, điều kiện phát sinh để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả. Coi trọng sử dụng biện pháp hành chính: đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định; quản lý chặt chẽ các đối tượng tù tha, đối tượng đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, đối tượng thi hành án hình sự về; làm tốt công tác quản lý, xử lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy; cảnh báo, nhắc nhở, kiên quyết ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

- Đối với “chống” tội phạm: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, vi phạm pháp luật; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại đối tượng truy nã; nâng cao tỷ lệ điều tra, phá án các loại tội phạm về trật tự xã hội, ma túy, kinh tế, môi trường; tập trung giải quyết nhanh, dứt điểm các vụ án tham nhũng, chức vụ. Chủ động nhận diện, đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao nhất là tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm hoạt động theo “băng nhóm”, “tín dụng đen”, hoạt động cho vay lãi nặng trên không gian mạng.

c) Trong công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:

- Người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm quy định về tiếp và đối thoại với công dân. Tập trung giải quyết theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với các đơn thư mới phát sinh, không để quá hạn, không trình xin ý kiến cấp trên khi chưa xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định. Sau khi chuyển đơn thư đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải theo dõi, đôn đốc việc xử lý, đề nghị phản hồi kết quả giải quyết.

- Trong giải quyết khiếu nại, trường hợp các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền mà bị Tòa án nhân dân các cấp tuyên hủy thì phải kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá nội dung bản án để thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị (nếu có căn cứ cho rằng bản án tuyên không đúng pháp luật) không để quá thời hạn, gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước.

d) Nâng cao chất lượng phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra, xử lý tội phạm:

- Các vi phạm có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra phải được chuyển đến cơ quan điều tra giải quyết theo thẩm quyền; các tin báo, tố giác về tội phạm phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời đúng quy trình, thủ tục và thời hạn.

- Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong việc tra cứu tiền án, tiền sự và vi phạm đã xử phạt hành chính của các đối tượng vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết nguồn tin báo, tố giác tội phạm để xem xét tình tiết định tội theo đúng quy định tại Bộ luật Hình sự.

- Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp hiệu quả với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh trong việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệp vụ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố để thống nhất chung nhận thức trong việc xử lý tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.

đ) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác giám định tư pháp, định giá tài sản; đo vẽ hiện trạng sử dụng đất, lồng ghép bản đồ, thẩm định và xác nhận các bản vẽ đo đạc trong các vụ án tranh chấp đất đai; tham gia tranh tụng tại các phiên tòa hành chính và thi hành án hành chính. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân không hợp tác, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

2. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:

[...]