Kế hoạch 393/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 53/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Bắc Ninh

Số hiệu 393/KH-UBND
Ngày ban hành 07/12/2023
Ngày có hiệu lực 07/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Ngô Tân Phượng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 393/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 07 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 53/NQ - CP NGÀY 14/4/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 74/2022/QH15 NGÀY 15/11/2022 CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ CỦA TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Nghị quyết số 74/2022/QH15) và Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn giám sát Quốc hội;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 1821/STC-TTr ngày 30/11/2023; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức quán triệt, triển khai việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo tinh thần Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ và Nghị quyết số 74/2022/QH75 ngày 15/11/2022 của Quốc hội; thống nhất trong công tác lãnh chỉ đạo của các cấp, các ngành và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

2. Yêu cầu

- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước, các Công ty cổ phần có vốn Nhà nước chi phối trên địa bàn tỉnh và các đơn vị liên quan thuộc tỉnh đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; thực hiện đầy đủ các nội dung tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ và Nghị quyết số 74/2022/QH75 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.

- Xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của từng ngành, từng cấp trong việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và các quan điểm, định hướng, chủ trương, chính sách được đề ra trong Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ và Nghị quyết số 74/2022/QH75 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thành việc rà soát, thống kê, tổng hợp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan đến thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; Làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu để xảy ra các vi phạm, thất thoát, lãng phí đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí và các tồn tại, hạn chế khác nêu trong Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11 tháng 10 năm 2022 của Đoàn giám sát.

- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

2. Rà soát và ban hành các đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư, xây dựng, dịch vụ công còn thiếu hoặc còn chồng chéo, mâu thuẫn thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh; đề xuất sửa đổi theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để bảo đảm đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng các nguồn lực nhà nước. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý tháo gỡ các điểm nghẽn cho đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

- Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

3. Thực hiện lộ trình cải cách các chính sách thuế theo quy định của TW; phối hợp rà soát báo cáo, đề nghị với TW xử lý các công văn, quyết định đã ban hành không đúng thẩm quyền liên quan đến việc miễn, giảm, giãn, hoàn thuế. Giải quyết dứt điểm các trường hợp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính trong quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Tạo chuyển biến trong xử lý các khoản nợ đọng tiền thuế và tổ chức tổng kết đánh giá kết quả xử lý nợ đọng tiền thuế.

- Cơ quan thực hiện: Cục Thuế chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

4. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước địa phương hàng năm. Kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phân bổ, quản lý, sử dụng chi ngân sách nhà nước bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

- Cơ quan thực hiện:

+ Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương hàng năm.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hàng năm.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

5. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác. Trong năm 2023 rà soát, tổng hợp, phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình để có phương án xử lý khó khăn, vướng mắc đã tồn tại nhiều năm, đặc biệt là các dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA không hiệu quả, chậm tiến độ. Sớm đưa vào khai thác, sử dụng các dự án đã hoàn thành nhiều năm, không để lãng phí. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự án trên địa bàn.

- Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo.

[...]