Kế hoạch 39/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018-2027” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2024
Số hiệu | 39/KH-UBND |
Ngày ban hành | 28/02/2024 |
Ngày có hiệu lực | 28/02/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Lâm Hải Giang |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/KH-UBND |
Bình Định, ngày 28 tháng 02 năm 2024 |
Tiếp tục triển khai Quyết định số 1734/QĐ-UBND ngày 25/5/2018 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018 - 2027” trên địa bàn tỉnh Bình Định (gọi tắt là Đề án 938); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 938 trên địa bàn tỉnh năm 2024 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch); như sau:
1. Mục đích:
- Tổ chức, triển khai đảm bảo các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án 938 nhằm thực hiện đạt kết quả mục tiêu của Đề án 938.
- Tiếp tục phát huy vai trò chủ động của phụ nữ trong ứng phó và tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, giảm thiểu những tác động tiêu cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Yêu cầu:
- Các sở, ban, ngành, hội đoàn thể liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện các nội dung liên quan đạt hiệu quả.
- Hoạt động của Đề án 938 phải đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt, tạo được sự lan tỏa trong việc vận động phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em; cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về xây dựng gia đình, vun đắp các giá trị gia đình Việt Nam; chăm sóc, bảo vệ trẻ em; vận động cha mẹ quan tâm không để con em bỏ học giữa chừng; phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em; kiến thức về an toàn thực phẩm; an toàn giao thông; Phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em; an toàn trên không gian mạng…
- Đa dạng hoá nội dung, hình thức, kênh truyền thông, giáo dục, vận động, phù hợp với từng nhóm đối tượng triển khai. Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về các hoạt động của Đề án 938 trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xây dựng các thông tin chuyên đề, các sản phẩm đặc thù thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho các bậc phụ huynh về phòng, chống bạo lực giới/bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em; tình trạng tảo hôn, bỏ học giữa chừng phù hợp với các nhóm đối tượng.
2. Xây dựng các mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động giải quyết các vấn đề xã hội liên quan:
- Rà soát, đánh giá chất lượng hoạt động các mô hình/câu lạc bộ thuộc Đề án. Mỗi cơ sở Hội LHPN tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình hiệu quả về an toàn cho phụ nữ và trẻ em, đồng thời phát huy vai trò tích cực của các thành viên khi tham gia mô hình.
- Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng phụ nữ, hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực gia đình tại cộng đồng; tuyên truyền, giáo dục phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao hiệu quả mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” để bảo vệ, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình tại địa phương.
- Tập trung hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu trẻ em mồ côi do tác động của dịch Covid-19 (mồ côi cả cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ…) đến khi các con đủ 18 tuổi. Tùy điều kiện, tình hình thực tế của từng địa phương, có thể mở rộng đối tượng hỗ trợ chăm sóc, đỡ đầu trẻ em mồ côi nói chung (hoàn cảnh gia đình/hoặc gia đình người chăm sóc thay thế thuộc hộ nghèo); trẻ em không nơi nương tựa/không có người nuôi dưỡng do những nguyên nhân khác (cha mẹ, người đang nuôi dưỡng mất khả năng lao động/hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù…).
- Tiếp tục phát hiện, giới thiệu các mô hình, điển hình, cách làm hiệu quả trong hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ để truyền thông, nhân rộng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, trang thông tin điện tử/Facebook/Zalo của Hội, các ngành, địa phương và hệ thống đài truyền thanh cơ sở. Duy trì mô hình “Phòng tham vấn học đường”, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; mô hình phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa…
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật thông tin cho đội ngũ giảng viên nguồn, cán bộ tham gia triển khai thực hiện Đề án các nội dung về giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em; an toàn thực phẩm, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, mất cân bằng giới tính khi sinh, giáo dục phẩm chất đạo đức, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và phòng chống các loại dịch bệnh...
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng điều hành sinh hoạt của Ban quản lý mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng; cung cấp kiến thức, kỹ năng về tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em cho các tình nguyện viên trong tỉnh.
- Xây dựng các thông tin chuyên đề, các sản phẩm đặc thù về rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục cha mẹ, phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình phù hợp với các nhóm đối tượng.
4. Nghiên cứu, đề xuất chính sách; giám sát việc thực thi pháp luật về các chủ đề của Đề án:
- Phát huy vai trò của các sở, ngành, đơn vị liên quan và hội viên, phụ nữ trong giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...
- Theo dõi, nắm bắt tổng hợp số liệu tình hình phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực giới, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để can thiệp, xử lý, đồng thời phục vụ cho hoạt động vận động chính sách.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án: