Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2021 thực hiện phòng, chống lao tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 39/KH-UBND
Ngày ban hành 31/03/2021
Ngày có hiệu lực 31/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Trần Lê Đoài
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Nam Định, ngày 31 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG LAO TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định 374/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện phòng, chống lao giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Nam Định, như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG LAO TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Tổ chức mạng lưới chống lao

Tổ chức mạng lưới chống lao từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn, thôn xóm, toàn tỉnh có 12 đơn vị thực hiện Chương trình chống lao.

- Cán bộ làm công tác chống lao trong toàn tỉnh là: 424 người

Trong đó:

+ Tuyến tỉnh: 123 cán bộ.

 

+ Tuyến huyện: 75 cán bộ.

 

+ Tuyến xã: 226 cán bộ.

- Giường bệnh: 325 giường, tuyến tỉnh: 180 giường, tuyến huyện: 145 giường.

2. Công tác phát hiện

Phát hiện bệnh nhân lao chủ yếu bằng phương pháp thụ động kết hợp với phương pháp chủ động, tập trung phát hiện nguồn lây chính bệnh nhân lao phổi AFB (+), nâng cao chất lượng chẩn đoán lao phổi AFB (-), lao ngoài phổi, lao trẻ em, lao kháng đa thuốc, lao tái phát....

Năm

Số XN đờm

Phát hiện

Tổng số bệnh Lao

Kháng thuốc

Tỷ lệ lao các thể /100.000 dân

Tỷ lệ điều trị khỏi

AFB (+)

AFB (-), Ngph

Lao HIV

Lao trẻ em

2016

41.203

1.076

871

31

65

1.947

67

106

94,6

2017

36.713

965

879

24

70

1.844

62

100

90.3

2018

34.332

937

785

20

44

1.722

51

94

93.0

2019

35.140

919

811

15

20

1.730

46

93

97.9

2020

30.618

840

554

20

10

1.394

53

75

91.1

a) Lao /HIV: Sở Y tế đã triển khai việc phối hợp giữa công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống bệnh Lao đạt kết quả:

- Khám sàng lọc HIV cho bệnh nhân lao chiếm tỷ lệ > 90%.

- Khám sàng lọc lao cho tất cả các bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú.

- Phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật, các trung tâm điều trị Methadol trên địa bàn tỉnh, tổ chức sàng lọc lao cho đối tượng uống Methadol.

- Phối hợp với chương trình phòng chống HIV/AIDS xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động lao/HIV giai đoạn 2021-2025.

- Áp dụng kỹ thuật mới vào chẩn đoán lao cho người có HIV bằng máy Gene-Xpert.

b) Quản lý bệnh nhân lao kháng đa thuốc

- Tăng cường phát hiện bệnh nhân, đặc biệt chú trọng nhóm đối tượng có nguy cơ cao, lấy đờm làm xét nghiệm lao kháng thuốc.

- Tư vấn cho người bệnh nhân lao kháng thuốc ( MDR) khi người sống chung có triệu chứng nghi lao thì đến cơ sở y tế để khám phát hiện sớm.

- Số chẩn đoán kháng thuốc bình quân hàng năm từ 50-70 bệnh nhân.

c) Lao trẻ em: Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới đang khuyến cáo các quốc gia áp dụng hướng tiếp cận mới trong chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em để có thể chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em ngay tại tuyến quận/huyện theo tài liệu hướng dẫn quốc gia. Cán bộ phòng, chống lao tuyến huyện và tuyến tỉnh cần được tập huấn nâng cao năng lực để có thể thực hành tốt chẩn đoán bệnh lao trẻ em.

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế đa khoa, chuyên khoa Nhi tuyến huyện và tuyến tỉnh tăng cường chuyển trẻ có triệu chứng nghi lao đến cơ sở chống lao để khám phát hiện bệnh lao.

c) Tình hình lao tiềm ẩn: Triển khai quản lý lao tiềm ẩn trong Chương trình chống lao, mở rộng đối tượng quản lý, xây dựng các quy trình sàng lọc, chẩn đoán, quản lý điều trị lao tiềm ẩn theo khuyến cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới, áp dụng các phác đồ mới, ngắn hạn, hiệu quả cao trong điều trị lao tiềm ẩn.

3. Hoạt động phối hợp y tế công công và công tư trong phòng chống lao

- Tại tỉnh đã triển khai Thông tư số 02/2013/TT-BYT ngày 15/01/2013 của Bộ Y tế quy định về việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao.

[...]