Quyết định 531/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống bệnh Lao tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 531/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 11/03/2021 |
Ngày có hiệu lực | 11/03/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký | H'Yim Kđoh |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 531/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3 năm 2021 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG BỆNH LAO TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 374/QĐ-TTg, ngày 17/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống Lao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 7800/KH-UBND ngày 13/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược phòng, chống Lao trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn của tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 26/TTr-SYT ngày 01/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống bệnh Lao tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG BỆNH LAO TỈNH ĐẮK LẮK
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
1. Bệnh Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của người mắc bệnh với nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian. Vì vậy, công tác phòng, chống bệnh Lao là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài của cả hệ thống chính trị trong đó ngành Y tế là nòng cốt.
2. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm các nguồn lực cho công tác phòng, chống bệnh Lao, đồng thời cần huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh Lao.
3. Phòng, chống bệnh Lao chủ yếu dựa vào cộng đồng; mạng lưới phòng, chống Lao và bệnh Phổi từ tỉnh đến huyện, xã; cán bộ y tế thôn, buôn và có sự phối hợp giữa các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập (PPM).
4. Tình hình bệnh Lao ở Đắk Lắk: Dân số của tỉnh hiện tại khoảng gần 1,9 triệu người, theo ước tính tình hình dịch tễ mỗi năm của bệnh Lao sẽ là:
- Số mắc Lao mới các thể bao gồm cả lao ngoài phổi, lao phổi âm tính, lao phổi mới và tái phát có vi khuẩn lao (MTB): 3.640 bệnh nhân
- Số Lao phổi mới và tái phát có MTB: 2.200 bệnh nhân
- Lao kháng thuốc (MDR): 90 - 125 bệnh nhân
1. Mục tiêu chung.
Giảm số người mắc bệnh Lao, chết do Lao và giảm sự lây nhiễm Lao trong cộng đồng, khống chế bệnh Lao đa kháng thuốc để hướng tới loại trừ bệnh Lao ra khỏi cộng đồng với tỷ lệ mắc bệnh Lao dưới 20/100.000 người dân vào năm 2030.
2. Mục tiêu giai đoạn đến năm 2025.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 531/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3 năm 2021 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG BỆNH LAO TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 374/QĐ-TTg, ngày 17/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống Lao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 7800/KH-UBND ngày 13/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược phòng, chống Lao trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn của tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 26/TTr-SYT ngày 01/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống bệnh Lao tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG BỆNH LAO TỈNH ĐẮK LẮK
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
1. Bệnh Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng của người mắc bệnh với nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian. Vì vậy, công tác phòng, chống bệnh Lao là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài của cả hệ thống chính trị trong đó ngành Y tế là nòng cốt.
2. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm các nguồn lực cho công tác phòng, chống bệnh Lao, đồng thời cần huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh Lao.
3. Phòng, chống bệnh Lao chủ yếu dựa vào cộng đồng; mạng lưới phòng, chống Lao và bệnh Phổi từ tỉnh đến huyện, xã; cán bộ y tế thôn, buôn và có sự phối hợp giữa các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập (PPM).
4. Tình hình bệnh Lao ở Đắk Lắk: Dân số của tỉnh hiện tại khoảng gần 1,9 triệu người, theo ước tính tình hình dịch tễ mỗi năm của bệnh Lao sẽ là:
- Số mắc Lao mới các thể bao gồm cả lao ngoài phổi, lao phổi âm tính, lao phổi mới và tái phát có vi khuẩn lao (MTB): 3.640 bệnh nhân
- Số Lao phổi mới và tái phát có MTB: 2.200 bệnh nhân
- Lao kháng thuốc (MDR): 90 - 125 bệnh nhân
1. Mục tiêu chung.
Giảm số người mắc bệnh Lao, chết do Lao và giảm sự lây nhiễm Lao trong cộng đồng, khống chế bệnh Lao đa kháng thuốc để hướng tới loại trừ bệnh Lao ra khỏi cộng đồng với tỷ lệ mắc bệnh Lao dưới 20/100.000 người dân vào năm 2030.
2. Mục tiêu giai đoạn đến năm 2025.
- Giảm số người mắc bệnh Lao trong cộng đồng xuống dưới 100 BN/100.000 dân.
- Giảm số người chết do bệnh Lao xuống dưới 10 người/100.000 người dân.
- Khống chế số người mắc Lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 2,5% trong tổng số người bệnh Lao mới phát hiện.
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi, cơ hội:
- Công tác phòng, chống bệnh Lao đã thực sự ngày càng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 7800/KH-UBND ngày 13/9/2018 về việc triển khai Chiến lược phòng, chống Lao trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 về việc thành lập Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh Lao tỉnh Đắk Lắk;
- Mạng lưới chống Lao duy trì ổn định ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Các đơn vị y tế tuyến cơ sở đã thực hiện sáp nhập thành Trung tâm Y tế đa chức năng, Hệ thống cán bộ chống Lao đã được bố trí, sắp xếp lại đúng năng lực chuyên môn đúng với chức năng nhiệm vụ của Chương trình chống Lao (CTCL) từ huyện đến xã, phường.
- Cơ sở vật chất cho hoạt động chống Lao:
+ Bệnh viện Lao và bệnh Phổi: Từ năm 2015 đến nay đã được Chương trình chống Lao quốc gia (CTCLQG) và tỉnh cấp cho nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại để triển khai các kỹ thuật mới cho công tác khám phát hiện và điều trị bệnh Lao như: Máy nội soi phế quản ống mềm, máy xét nghiệm Gene Xpert để chẩn đoán Lao - Lao kháng thuốc (MDR), máy nuôi cấy vi khuẩn Lao môi trường lỏng MGIC 320, máy ly tâm lạnh, kính hiển vi Huỳnh quang, máy siêu âm mầu 4D. Đặc biệt trong năm 2020 bệnh viện đã được CTCLQG cấp cho xe chụp X quang di động để phục phụ cho hoạt động khám sàng lọc Lao chủ động tại cộng đồng, theo chủ trương 2X (X quang phổi thường quy và Xpert tìm vi khuẩn Lao).
+ Tuyến huyện: 100% TTYT huyện, thị xã, thành phố được cấp trang bị kính hiển vi, Tủ an toàn sinh học cấp I, máy vi tính và các vật tư cần thiết cho hoạt động khám phát hiện Lao.
- Luôn có sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền phòng, chống Lao tại cộng đồng nên nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh Lao đã được nâng cao hơn so với giai đoạn năm 2010 - 2020.
2. Khó khăn, thách thức:
- Một số cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, đơn vị chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 7800/KH-UBND ngày 13/9/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai Chiến lược phòng, chống Lao trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Bệnh nhân Lao còn bị mặc cảm do định kiến trong xã hội.
- Tình trạng bệnh Lao đa kháng thuốc ngày càng tăng, diễn biến phức tạp, quản lý điều trị khó khăn do liệu trình điều trị với thời gian dài từ 20-24 tháng.
- Số lượng bác sĩ chuyên khoa Lao và bệnh Phổi tuyến tỉnh còn thiếu, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận còn hạn chế do mới ra trường hoặc ở tuyến cơ sở lên chưa được đào tạo qua các lớp chuyên khoa.
- Cán bộ chuyên trách Lao tuyến huyện luôn thay đổi hoặc kiêm nhiệm quá nhiều chương trình y tế và chưa được đào tạo, tập huấn về chương trình chống Lao do đó ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động chương trình.
- Một số xã vùng sâu, vùng xa, biên giới thiếu nguồn nhân lực có trình độ đại học, nhiều năm chưa tuyển dụng được bác sỹ nên ảnh hưởng đến kết quả của chương trình.
- Địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa, trình độ dân trí thấp, có nhiều dân tộc sinh sống nên nhiều phong tục, tập quán văn hóa lạc hậu chưa được thay đổi, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn trong việc tiếp cận các cơ sở Y tế để khám phát hiện sớm bệnh Lao.
- Hệ thống Y tế tư nhân phát triển nhanh nhưng chưa có cơ chế quản lý thuốc Lao trên thị trường. Y tế công - tư (PPM) chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống bệnh Lao trên địa bàn tỉnh.
- Kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương chi cho các hoạt động của chương trình chống Lao còn quá ít không đủ chi cho các hoạt động, nhất là công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe phòng, chống Lao; đào tạo mới và đào tạo lại hàng năm cho cán bộ Y tế mạng lưới chống Lao cơ sở. Đặc biệt hoạt động khám sàng lọc chủ động phát hiện sớm bệnh Lao tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh chưa năm nào thực hiện được vì không có kinh phí.
1. Triển khai hoạt động Chương trình chống Lao.
- Duy trì các hoạt động mạng lưới cán bộ Y tế phòng, chống Lao 3 cấp từ tỉnh đến 100% huyện, xã phường.
- Dân số được Chương trình chống Lao bảo vệ 100%
2. Thực hiện khám chủ động phát hiện Lao tại cộng đồng.
Bảng 1: Kế hoạch khám hàng năm và dự kiến kinh phí.
Năm |
Số huyện được khám |
Số xã, Phường được khám |
Kinh phí:Nguồn ngân sách nhà nước (TW + Địa phương) |
2021 |
Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Ana |
25 |
1.400.000.000đ |
2022 |
Ea H’leo, Krông Búk, Buôn Hồ |
29 |
2.000.000.000 đ |
2023 |
Krông Năng, Ea Kar, M’Đrắk |
42 |
2.150.000.000đ |
2024 |
Krông Bông |
38 |
2.450.000.000đ |
2025 |
Buôn Ma Thuột |
49 |
2.750.000.000đ |
3. Hoạt động phát hiện, thu nhận quản lý điều trị.
Bảng 2: Các chỉ tiêu chuyên môn từng năm
Năm |
Tổng số bệnh nhân Lao |
Bệnh nhân Lao/100.000 dân |
||
Bệnh nhân Lao chung các thể |
Bệnh nhân Lao phổi mới và tái phát có bằng chứng vi khuẩn |
Bệnh nhân Lao chung các thể |
Bệnh nhân Lao phổi mới và tái phát có bằng chứng vi khuẩn |
|
2021 |
1.400 |
900 |
74 |
47 |
2022 |
1.600 |
1.000 |
80 |
50 |
2023 |
1.800 |
1.200 |
90 |
60 |
2024 |
2.000 |
1.500 |
100 |
75 |
2025 |
2.500 |
1.800 |
120 |
85 |
4. Hoạt động quản lý điều trị.
Bảng 3: Chỉ tiêu kết quả điều trị từng năm
Năm |
Tỷ lệ % điều trị thành công bệnh nhân Lao phổi mới và tái phát có bằng chứng vi khuẩn |
Tỷ lệ % điều trị thành công bệnh nhân Lao các thể |
2021 |
> 90 |
> 90 |
2022 |
> 90 |
> 90 |
2023 |
> 90 |
> 90 |
2024 |
> 90 |
> 90 |
2025 |
> 90 |
> 90 |
5. Dự kiến kinh phí cho các hoạt động công tác chống Lao
Tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn 2021-2025: 18.400.000.000 đồng (Mười tám tỷ bốn trăm triệu đồng). Trong đó:
- Dự kiến nguồn ngân sách nhà nước Trung ương thuộc chương trình mục tiêu hàng năm cấp về cho tỉnh: 3.800.000.000 đồng.
- Kinh phí từ ngân sách địa phương: 10.900.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí của CTCLQG (là nguồn của Quỹ toàn cầu phòng, chống Lao giai 2021 -2025 chi cho các hoạt động phát hiện, quản lý điều trị Lao kháng thuốc, Lao đồng nhiễm HIV, khám phát hiện Lao trong các trại giam...): 3.700.000.000 đồng
Bảng 4: Dự kiến kinh phí cho các hoạt động từng năm.
ĐVT 1.000 VNĐ
Nguồn kinh phí |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
Giai đoạn 2021-2025 |
Kinh phí nguồn NSNN từ Trung ương |
500.000 |
700.000 |
800.000 |
800.000 |
1.000.000 |
3.800.000 |
Kinh phí nguồn NSNN từ địa phương |
1.500.000 |
2.000.000 |
2.200.000 |
2.500.000 |
2.700.000 |
10.900.000 |
Kinh phí TW từ Nguồn Quỹ toàn cầu CTCLQG (chi cho hoạt động lao kháng thuốc và Lao/HIV) |
600.000 |
700.000 |
700.000 |
800.000 |
900.000 |
3.700.000 |
Tổng cộng |
2.600.000 |
3.400.000 |
3.700.000 |
4.100.000 |
4.600.000 |
18.400.000 |
Ghi chú:
- Kinh phí thuộc nguồn ngân sách nhà nước được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu chuyên môn cho từng năm của giai đoạn, trong đó chủ yếu chi cho hoạt động khám chủ động phát hiện Lao tại cộng đồng ở các xã, phường.
- Dự kiến kinh phí NSNN chi cho các hoạt động từng năm chi tiết tại Phụ lục đính kèm.
1. Giải pháp chính sách, pháp luật
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống Lao, gắn hoạt động phòng, chống Lao với nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Công tác phòng, chống Lao có sự tham gia, phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, của cộng đồng và mỗi cá nhân trong đó ngành Y tế đóng vai trò nòng cốt.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BYT ngày 26/02/2016 về việc quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh Lao để tạo thuận lợi cho người bệnh lựa chọn nơi khám và điều trị Lao.
- Thực hiện đúng, đủ các nội dung tại Thông tư 02/2013/TT-BYT ngày 15/01/2013 trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi đặc thù ngành và các văn bản pháp quy liên quan hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ y tế làm trong ngành Lao. Nhằm động viên, thu hút cán bộ Y tế yên tâm công tác lâu dài trong mạng lưới chống Lao.
- Vận động thêm các nguồn lực khác từ các tổ chức, cá nhân để tăng cường hoạt động tuyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống bệnh Lao.
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh Lao.
- Triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh Lao bằng nhiều hình thức phù hợp đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước nâng cao sự hiểu biết của người dân về bệnh Lao, xóa bỏ rào cản tâm lý, kỳ thị và giúp mọi người chủ động tiếp cận sử dụng các dịch vụ khám phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh Lao do ngành y tế cung cấp.
- Các tổ chức đoàn thể, các hội (Nông dân, Phụ nữ, Người cao tuổi...), người bệnh, người nhà người bệnh tích cực tham gia vào hoạt động tuyên truyền PCL. Đưa nội dung truyền thông PCL vào chương trình sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể các cấp, nhất là ở cơ sở.
- Phát triển mạng lưới tuyên truyền và có chế độ hỗ trợ cho tuyên truyền viên cơ sở; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bệnh Lao trong các cơ quan đoàn thể và trong trường học.
- Xây dựng, biên soạn, in ấn tài liệu truyền thông, pano, áp phích, tờ rơi, sách bỏ túi về tuyên truyền PCL.
3. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ phòng, chống bệnh Lao
a) Tăng cường phát hiện sớm bệnh Lao và điều trị có hiệu quả
- Nâng cao chất lượng trong phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh Lao tại các cơ sở KCB trong tỉnh, nhất là ở Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh Lao.
- Duy trì hoạt động mạng lưới PCL các tuyến có chất lượng, phối hợp tốt giữa các cơ sở KCB trong phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh Lao.
- Triển khai Kế hoạch khám phát hiện Lao chủ động mỗi năm từ 3 đến 4 huyện bằng phương pháp 2X (X quang-Xpert) để phát hiện sớm bệnh Lao trong cộng đồng mỗi năm từ 7 - 10%. Mục đích nhằm phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ bệnh nhân Lao còn <100/100.000 dân.
- Triển khai hoạt động khám phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị Lao tiềm ẩn bằng phương pháp xét nghiệm TST (Tuberculin Skin Test) - Mantoux cho tất cả những đối tượng tiếp xúc với nguồn lây Lao, Lao kháng thuốc trong thời gian 2 năm đầu.
- Phối hợp với Chương trình HIV/AIDS Trung tâm phòng chống bệnh tật về triển khai các hoạt động khám, phát hiện bệnh Lao và điều trị dự phòng Lao bằng thuốc isoniazid (INH) cho người có HIV, đồng thời xét nghiệm HIV cho > 90% bệnh nhân Lao.
b) Triển khai PPM/PAL
Tăng cường phát hiện bệnh Lao thông qua triển khai các hoạt động phối hợp y tế công tư (PPM) và thực hành xử trí tốt bệnh hô hấp tại tuyến y tế cơ sở (PAL). Triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư 02/2013/BYT về phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh Lao.
c) Quản lý Lao kháng thuốc
- Tăng cường tầm soát người nghi Lao kháng thuốc thông qua truyền thông giáo dục sức khỏe và đào tạo cán bộ y tế, đặc biệt cán bộ tuyến huyện, tăng cường hệ thống vận chuyển mẫu đờm xét nghiệm Lao kháng thuốc.
- Quản lý chặt chẽ nguồn lây kháng thuốc thông qua giám sát điều trị chặt chẽ và thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm, cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc Lao hàng 2.
- Có giải pháp tích cực trong việc quản lý hành nghề y, dược tư nhân, nghiêm cấm việc mua bán, sử dụng thuốc chống Lao không đúng quy định.
d) Quản lý lao trong trại giam
- Hàng năm phối hợp với các trại giam khám phát hiện bệnh Lao định kỳ và đầu vào cho 100% phạm nhân.
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế trại giam.
- Tăng cường giám sát hỗ trợ đơn vị.
đ) Lao trẻ em
- Áp dụng hướng tiếp cận mới trong chẩn đoán bệnh Lao ở trẻ em.
- Tập huấn cho Cán bộ chống Lao tuyến huyện và tuyến tỉnh, để nâng cao năng lực có thể thực hành tốt chẩn đoán bệnh Lao ở trẻ em ngay tại tuyến huyện.
- Tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị Y tế đa khoa, chuyên khoa Nhi tuyến huyện và tuyến tỉnh tăng cường chuyển trẻ có triệu chứng nghi Lao đến cơ sở chống Lao để khám phát hiện bệnh Lao.
- Phối hợp phát hiện Lao thụ động cho trẻ có triệu chứng nghi Lao từ các cơ sở y tế khác chuyển đến với phát hiện Lao chủ động cho những trẻ em sống trong gia đình người mắc bệnh Lao phổi AFB (+) (chú ý đối tượng có nguy cơ mắc Lao cao đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có tiền sử hay viêm nhiễm đường hô hấp).
- Chương trình chống Lao đảm bảo cung cấp tài liệu hướng dẫn hoạt động, cung cấp đủ thuốc điều trị, thuốc dự phòng lao và sổ sách ghi chép thiết yếu.
e) Xét nghiệm
- Hỗ trợ vật tư - trang thiết bị: Các đơn vị chống Lao trong tỉnh được cấp đầy đủ kính hiển vi, tủ an toàn sinh học, lam kính, cốc đờm, sinh phẩm nhuộm soi.
- Đào tạo, tập huấn: Tuyến tỉnh cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và tập huấn để triển khai các kỹ thuật mới, nhằm hỗ trợ cho các khoa lâm sàng chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
- Khoa xét nghiệm Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh tham gia đào tạo, tập huấn cho các kỹ thuật viên xét nghiệm tuyến huyện các loại kỹ thuật cần đào tạo mới hay đào tạo lại như xét nghiệm soi kính trực tiếp bằng phương pháp nhuộm Zielh Neelsen hoặc huỳnh quang đèn LED, nuôi cấy vi khuẩn Lao trên môi trường đặc/lỏng, kháng sinh đồ tạp khuẩn trên môi trường đặc lỏng, Kháng sinh đồ Lao hàng 1, hàng 2 và tiến tới thực hiện xét nghiệm LPA (phát hiện tính kháng thuốc của vi khuẩn Lao) hàng 1, hàng 2 khi đủ điều kiện được CTCLQG cho phép.
g) Giám sát hỗ trợ tại chỗ
Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã, phường và thăm bệnh nhân tại nhà. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình chống Lao.
4. Giải pháp Cung ứng thuốc và hậu cần kỹ thuật phòng chống lao
- Đảm bảo cơ chế quản lý, cung ứng thuốc chống Lao, vật tư, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị đầy đủ, kịp thời từ tỉnh xuống huyện xuống xã theo đúng quy định hướng dẫn của chương trình chống Lao quốc gia.
- Cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh cho người bệnh Lao, Lao kháng thuốc. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình kháng thuốc và phản ứng có hại của thuốc điều trị Lao, Lao kháng thuốc.
- Tham mưu để có phương án, kế hoạch củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho các cơ sở y tế trong địa bàn tham gia phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh Lao.
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ sổ sách, biểu mẫu, đảm bảo công tác ghi chép báo cáo, sử dụng thuốc vật tư, trang thiết bị đầy đủ, chính xác, kịp thời.
5. Giải pháp Bảo đảm nguồn tài chính cho công tác phòng, chống Lao
Dự kiến nhu cầu kinh phí và đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống Lao.
Sử dụng các nguồn kinh phí trong và ngoài nước đúng quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
6. Giải pháp về đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống Lao
- Đảm bảo nhân lực mạng lưới chống Lao luôn ổn định thực hiện công tác phòng, chống Lao từ tỉnh đến cơ sở.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo chuyên khoa; cập nhật kiến thức phòng, chống bệnh Lao cho các bác sĩ chuyên khoa khác; kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn; đào tạo kiến thức y khoa liên tục thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, qua hướng dẫn trực tiếp trong các đợt kiểm tra, giám sát.
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống Lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động y tế dự phòng khác.
- Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý các cấp thông qua các chương trình đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm.
- Đẩy mạnh hoạt động và hoàn thiện việc đánh giá, báo cáo áp dụng công nghệ thông tin (phần mềm quản lý bệnh lao Vitimes, e-TB Manager...) để kiểm soát chất lượng công tác phòng, chống Lao tại tất cả các cơ sở y tế.
7. Giải pháp về kiểm tra giám sát
- Đẩy mạnh hoạt động và hoàn thiện việc theo dõi, báo cáo để lượng giá, đánh giá và kiểm soát chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh Lao ở tất cả các tuyến Y tế trong mạng lưới chống Lao bằng áp dụng công nghệ thông tin Hệ thống phần mềm Vitimes, e-TB Manager
- Tăng cường công tác giám sát các hoạt động chống Lao bằng nhiều hình thức.
- Đào tạo kỹ năng về kiểm tra giám sát và quản lý hoạt động chống Lao hàng năm cho cán bộ y tế trong mạng lưới chống lao từ tỉnh đến cơ sở.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bệnh Lao, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
8. Giải pháp về đánh giá thực hiện kế hoạch
- Căn cứ Kế hoạch giai đoạn 2021-2025, hàng năm các đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống Lao của ngành, đơn vị mình.
- Tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động hàng năm và báo cáo về Ban Chỉ đạo chấm dứt bệnh Lao của tỉnh thông qua Sở Y tế.
- Sở Y tế - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chấm dứt bệnh Lao của tỉnh, tổng hợp kết quả hoạt động chung toàn tỉnh báo cáo Trưởng ban để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
- Hàng năm, Ban Chỉ đạo tổ chức tổng kết đánh giá tiến độ thực hiện các hoạt động phòng, chống Lao.
- Căn cứ chỉ tiêu chuyên môn và kinh phí được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động cụ thể cho các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.
1. Sở Y tế
- Sở Y tế - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chấm dứt bệnh Lao tỉnh, chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu, tham mưu Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống Lao trên địa bàn tỉnh; đồng thời, đề xuất việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình của tỉnh về công tác phòng, chống bệnh Lao trong giai đoạn 2021- 2025.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các Sở, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống bệnh Lao trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo theo ngành dọc các đơn vị phòng, chống Lao các cấp tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch; theo dõi, giám sát việc thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
- Tổ chức triển khai, giám sát và kiểm tra các chế độ chính sách hỗ trợ người mắc bệnh Lao theo quy định của nhà nước.
2. Sở Tài chính
Hàng năm căn cứ dự toán kinh phí thực hiện chương trình phòng, chống Lao của tỉnh và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét bố trí dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư liên quan đến công tác phòng, chống Lao có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công hằng năm của tỉnh.
Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho công tác phòng, chống Lao của tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo cơ quan báo chí địa phương, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền các hoạt động thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống Lao thường xuyên, sâu rộng trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Căn cứ Kế hoạch thực hiện phòng, chống bệnh Lao giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của địa phương; Đầu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống Lao tại địa phương, xây dựng các mục tiêu phòng, chống bệnh Lao trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế thường xuyên giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương./.
DỰ KIẾN KINH PHÍ NSNN CHI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
TỪNG NĂM
(Kèm theo Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh)
Đvt: 1.000 đồng
Chi tiết từng hoạt động cụ thể |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||||
Nguồn TƯ |
Nguồn địa phương |
Nguồn TƯ |
Nguồn địa phương |
Nguồn TƯ |
Nguồn địa phương |
Nguồn TƯ |
Nguồn địa phương |
Nguồn TƯ |
Nguồn địa phương |
|
Giám sát |
- |
50.000 |
- |
50.000 |
- |
100.000 |
- |
100.000 |
- |
100.000 |
Tập huấn |
- |
50.000 |
- |
50.000 |
- |
100.000 |
- |
100.000 |
- |
100.000 |
Truyền thông |
50.000 |
- |
50.000 |
- |
100.000 |
- |
100.000 |
|
100.000 |
|
Chi hoạt động Lao theo Thông tư 26/2018/TT-BTC |
- |
400.000 |
- |
500.000 |
- |
500.000 |
- |
500.000 |
- |
600.000 |
Thuê vận chuyển thuốc, VT-TTB |
50.000 |
- |
50.000 |
- |
50.000 |
- |
50.000 |
- |
50.000 |
- |
Khám chủ động phát hiện Lao tại cộng đồng |
400.000 |
1.000.000 |
600.000 |
1.400.000 |
650.000 |
1.500.000 |
650.000 |
1.800.000 |
850.000 |
1.900.000 |
Cộng |
500.000 |
1.500.000 |
700.000 |
2.000.000 |
800.000 |
2.200.000 |
800.000 |
2.500.000 |
1.000.000 |
2.700.000 |
Tổng nguồn TW và ĐP |
2.000.000 |
2.700.000 |
3.000.000 |
3.300.000 |
3.700.000 |
|||||
Tổng cộng |
14.700.000 |