Kế hoạch 3799/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 3799/KH-UBND |
Ngày ban hành | 09/11/2022 |
Ngày có hiệu lực | 09/11/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Nguyễn Văn Phong |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3799/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 09 tháng 11 năm 2022 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025;
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bình Thuận năm 2019-2020, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025 với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm; phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các sở, ngành và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP.
Duy trì, nâng hạng các sản phẩm đã được công nhận giai đoạn 2019-2020 và định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh tham gia Chương trình OCOP. Tổ chức đánh giá, xếp hạng, công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh hàng năm và giai đoạn 2021-2025.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận, thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm OCOP.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành; các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong phát triển kinh tế trọng tâm là khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; ưu tiên đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết, Chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của đơn vị để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình phải đúng mục đích, đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, mở rộng quy mô sản xuất, định hướng phát triển sản phẩm theo quy trình, đạt các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn: Organic, GlobalGAP, GMP, VietGAP,…
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (Ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Nâng cao năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh (gọi chung là chủ thể sản xuất) tham gia Chương trình OCOP.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xã hội khu vực nông thôn bền vững và bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2025
- Trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu công nhận mới ít nhất từ 80 - 130 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 3 - 5 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia.
- Hằng năm củng cố và nâng hạng từ 10 đến 15 sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
- Kiểm tra và cấp lại chứng nhận sản phẩm OCOP hết hạn.
- Phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng và củng cố ít nhất 30% tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP gắn với chuỗi giá trị và xây dựng 03 dịch vụ du lịch cộng đồng.
- Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, phát triển hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Bình Thuận; phấn đấu có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…); phấn đấu đến năm 2025 phát triển 04 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch, giao thương trọng điểm của tỉnh.
- Từng bước thực hiện chuyển đổi số trong chu trình OCOP và tiến đến giám sát và quản lý sản phẩm OCOP bằng các công cụ chuyển đổi số.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3799/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 09 tháng 11 năm 2022 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025;
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bình Thuận năm 2019-2020, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025 với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm; phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các sở, ngành và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP.
Duy trì, nâng hạng các sản phẩm đã được công nhận giai đoạn 2019-2020 và định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh tham gia Chương trình OCOP. Tổ chức đánh giá, xếp hạng, công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh hàng năm và giai đoạn 2021-2025.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận, thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm OCOP.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành; các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong phát triển kinh tế trọng tâm là khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; ưu tiên đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết, Chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của đơn vị để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình phải đúng mục đích, đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, mở rộng quy mô sản xuất, định hướng phát triển sản phẩm theo quy trình, đạt các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn: Organic, GlobalGAP, GMP, VietGAP,…
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (Ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Nâng cao năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh (gọi chung là chủ thể sản xuất) tham gia Chương trình OCOP.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xã hội khu vực nông thôn bền vững và bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2025
- Trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu công nhận mới ít nhất từ 80 - 130 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 3 - 5 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia.
- Hằng năm củng cố và nâng hạng từ 10 đến 15 sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
- Kiểm tra và cấp lại chứng nhận sản phẩm OCOP hết hạn.
- Phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng và củng cố ít nhất 30% tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP gắn với chuỗi giá trị và xây dựng 03 dịch vụ du lịch cộng đồng.
- Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, phát triển hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Bình Thuận; phấn đấu có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…); phấn đấu đến năm 2025 phát triển 04 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch, giao thương trọng điểm của tỉnh.
- Từng bước thực hiện chuyển đổi số trong chu trình OCOP và tiến đến giám sát và quản lý sản phẩm OCOP bằng các công cụ chuyển đổi số.
1. Tuyên truyền, tập huấn về Chương trình OCOP
a) Tuyên truyền Chương trình OCOP
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Chương trình OCOP trên phạm vi toàn tỉnh, để cán bộ và người dân, nhất là chủ thể sản xuất hiểu rõ lợi ích, giá trị kinh tế, tích cực tham gia thực hiện Chương trình OCOP.
Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền qua hội nghị, hội thảo chuyên đề, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; xây dựng các chuyên mục trên Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận, các trang thông tin điện tử của các sở, ngành về Chương trình OCOP; nêu gương điển hình các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Chương trình OCOP.
Phối hợp tuyên truyền phổ biến các sản phẩm OCOP Bình Thuận trên các phương tiện thông tin, truyền thông Trung ương.
Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các gói combo quà tặng, quà lưu niệm sản phẩm OCOP gắn với lịch sử văn hóa địa phương.
b) Đào tạo, tập huấn về Chương trình OCOP
Nội dung đào tạo, tập huấn: Công tác quản lý, điều hành thực hiện Chương trình; hướng dẫn quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP hàng năm; liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp, dịch vụ; kỹ năng xúc tiến thương mại (quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, đàm phán,...); hướng dẫn, hỗ trợ, lập hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP,...
Đối tượng: Lãnh đạo, cán bộ quản lý, phụ trách Chương trình OCOP ở các cấp; các chủ thể sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh) và người dân tham gia Chương trình OCOP. Tham gia, tổ chức các đoàn công tác của Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm, Tổ giúp việc các cấp, chủ thể sản xuất đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố điển hình trong thực hiện Chương trình OCOP.
2. Chọn ý tưởng sản phẩm, hướng dẫn tham gia chương trình OCOP
Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa. Đối với các sản phẩm OCOP đề nghị nâng hạng sao, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc; liên kết chuỗi; phát triển thương hiệu; xúc tiến thương mại,... Lựa chọn các sản phẩm tiềm năng để hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá, nâng hạng sao sản phẩm.
UBND cấp xã, Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn các cơ sở sản xuất đăng ký ý tưởng sản phẩm mới tham gia Chương trình OCOP.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các tổ chức/Chuyên gia tư vấn để hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ trực tiếp tại thực địa, thường xuyên và liên tục đối với các chủ thể; tập trung hỗ trợ hình thành các phương án kinh doanh để phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị; hỗ trợ chủ thể tiếp cận tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề… để các chủ thể nâng cao năng lực, phát triển sản phẩm OCOP.
Tăng cường chuyển giao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa cho các sản phẩm đạt sao OCOP, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.
Ưu tiên công tác phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP như tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP, GAP), tiêu chuẩn quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), tiêu chuẩn hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP), quy trình quản lý chất lượng (ISO),...
Hỗ trợ, đầu tư kinh phí cải tạo, nâng cấp, lắp đặt, xây dựng mới máy móc thiết bị, công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh, lưu thông các sản phẩm OCOP. Đặc biệt là các sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, nông trại.
4. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
Tập trung đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm tham gia Chương trình OCOP thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Rà soát, lựa chọn các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tổ chức tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức kinh tế có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP về đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến sản phẩm, thiết kế nhãn hiệu, mẫu, bao gói sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn. Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm hộ, tổ sản xuất, hợp tác xã nâng cấp, hoàn thiện cơ sở sản xuất, hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên, cổ đông, mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, đảm bảo đủ các điều kiện để chuyển đổi loại hình hoạt động thành Hợp tác xã kiểu mới hoặc doanh nghiệp.
Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng.
5. Hỗ trợ thực hiện, lồng ghép các chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP
Hỗ trợ các chủ thể tham gia OCOP chuẩn hóa hồ sơ để đảm bảo đủ điều kiện tham gia chương trình theo quy định: Truy xuất nguồn gốc, quản lý nhãn hiệu, tem nhãn mác sản phẩm; hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, kiểm nghiệm chất lượng đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP thường xuyên cập nhật thông tin dữ liệu sản phẩm qua hệ thống.
Hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình có sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh; sản phẩm đề xuất Trung ương đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP Quốc gia sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Hỗ trợ các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP để nâng cấp, mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xúc tiến thương mại theo các chính sách hiện hành của nhà nước.
Rà soát các cơ chế chính sách hiện hành thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, dịch vụ du lịch, xúc tiến thương mại,... để hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP. Hỗ trợ thúc đẩy phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 về bảo hiểm nông nghiệp; Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày 19/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
6. Đánh giá, phân hạng và khen thưởng sản phẩm OCOP
Lồng ghép, huy động bố trí nguồn lực hỗ trợ các chủ thể thuê tư vấn lập hồ sơ tham gia đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP; đánh giá, kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn, tổng hợp, tiếp nhận hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia và tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP trên địa bàn hàng năm theo quy định.
Văn phòng Điều phối nông thôn mới các huyện, thị xã, thành phố/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế tiếp nhận hồ sơ sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của các cơ sở sản xuất trên địa bàn, tổng hợp, trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đánh giá, phân hạng sản phẩm. Những sản phẩm đạt từ 50 điểm (tương đương 3 sao) trở lên sẽ được chuyển hồ sơ đánh giá, phân hạng tại cấp tỉnh. Trường hợp các sản phẩm đánh giá chưa đạt 50 điểm (dưới 3 sao) đề nghị hoàn thiện, nâng cấp và tham gia đánh giá, phân hạng vào các đợt sau.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của các huyện, thành phố, tổng hợp, trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá, phân hạng sản phẩm. Kết quả các sản phẩm đạt từ 50 điểm (tương đương 3 sao) trở lên sẽ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét, công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Các sản phẩm đạt từ 90 - 100 điểm (tương đương 5 sao), Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ lựa chọn sản phẩm và chuyển hồ sơ đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Khen thưởng cho sản phẩm OCOP được công nhận từ 03 sao trở lên theo quy định.
7. Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, tích cực tham gia hội chợ, hội thảo khoa học, diễn đàn,... trong nước và quốc tế. Lồng ghép, tổ chức hội chợ OCOP và diễn đàn kết nối giao thương cấp tỉnh; hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ, triển lãm trong nước (ưu tiên, tập trung vào các Chương trình OCOP quốc gia) nhằm quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Tập trung xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm nhà phân phối, mở rộng thị trường, tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm OCOP. Xây dựng các điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Hỗ trợ, cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại điện tử; xây dựng website thương mại điện tử; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất đăng ký, tham gia giới thiệu, phân phối sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Xúc tiến, khảo sát, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch và các tỉnh, thành phố lớn trong nước. Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương. Tổ chức Chương trình quảng bá sản phẩm đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận tại các thành phố lớn, tổ chức định kỳ các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại các siêu thị (Coopmart, Lotte,…), khảo sát, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh bạn.
Thử nghiệm và nhân rộng mô hình điểm bán hàng OCOP; các tuyến phố OCOP; các mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số (làng thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hội chợ và triển lãm thực tế ảo OCOP); các Trung tâm giới thiệu OCOP đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với khai thác lợi thế về du lịch nông thôn.
Xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường ngoài tỉnh và quốc tế; nâng cao năng lực hệ thống logistic trong thương mại sản phẩm OCOP; xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá và nhận diện thương hiệu đối với các sản phẩm OCOP được công nhận 5 sao cấp quốc gia.
8. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý sản phẩm Chương trình OCOP
Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại các địa phương; quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đảm bảo tiêu chuẩn theo Chương trình OCOP, sử dụng logo, biểu trưng và giấy chứng nhận theo quy định.
Các cơ quan, ban, ngành trong quá trình thực hiện quản lý các sản phẩm theo phân công, phân cấp, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm chứng nhận OCOP; trường hợp phát hiện sản phẩm chứng nhận OCOP không đảm bảo các điều kiện theo quy định, kịp thời thông tin bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đề xuất thu hồi Giấy chứng nhận OCOP (nếu có). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá, thu hồi Giấy chứng nhận OCOP khi có dấu hiệu vi phạm.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, năm, giai đoạn và đột xuất theo quy định. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và Hội nghị tổng kết triển khai thực hiện hàng năm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về Chương trình OCOP.
Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương.
10. Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình OCOP
Tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình OCOP hàng năm, giai đoạn 2021-2025 nhằm triển khai kế hoạch Chương trình; công bố kết quả đánh giá phân hạng sản phẩm và trao giấy chứng nhận các sản phẩm đạt kết quả từ 3 sao trở lên; trưng bày các sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện.
IV. NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN
1. Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP, bao gồm: Vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, lồng ghép các nguồn vốn khuyến công, khuyến nông, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.
2. Cơ chế tài chính của Chương trình: Thực hiện theo cơ chế tài chính của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các quy định của pháp luật liên quan.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể và dự toán chi tiết trình cơ quan cấp trên thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP phù hợp với nội dung, định mức hỗ trợ của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông của Trung ương, của tỉnh tuyên truyền Chương trình OCOP; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các chủ thể sản xuất và cán bộ quản lý thực hiện Chương trình OCOP các cấp.
Phối hợp quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP trên các Website; tổ chức cho các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ OCOP trong và ngoài tỉnh. Tham mưu tổ chức đoàn công tác của tỉnh đi học tập kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình OCOP ngoài tỉnh; phân công các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh phụ trách địa bàn các huyện, thành phố; tham mưu ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát của các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình và tham mưu cho Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh tổ chức các kỳ đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các giải pháp tăng cường chuyển đổi số Chương trình OCOP; xây dựng cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương xây dựng kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.
Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hàng năm, giai đoạn năm 2021-2025.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương thực hiện Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối kinh phí từ vốn sự nghiệp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để thực hiện Kế hoạch phù hợp khả năng ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sản phẩm đạt OCOP Bình Thuận thực hiện các quy định về điểm bán hàng OCOP theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá, kết nối và tiêu thụ sản phẩm (hội chợ, triển lãm...), các hoạt động khuyến công,...Tăng cường lồng ghép các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại với việc thực hiện Chương trình OCOP; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng xúc tiến thương mại; tăng cường công tác thông tin, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu cho các chủ thể tham gia chương trình.
Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, lồng ghép các chương trình, kế hoạch, hoạt động của ngành trong thực hiện, phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tài liệu đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ, có liên quan trong Chương trình OCOP.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm OCOP; xây dựng tài liệu đào tạo tập huấn hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan trong Chương trình OCOP; triển khai hệ thống giám sát, đánh giá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Hỗ trợ các địa phương và các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP; hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực của quốc tế.
Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
5. Sở Y tế
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương xây dựng tài liệu đào tạo, tập huấn và hướng dẫn các tổ chức kinh tế thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.
Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách.
Chủ trì, lồng ghép các hoạt động của ngành với sản xuất và phát triển các sản phẩm của Chương trình.
Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng bộ sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch; tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh các danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của tỉnh; hướng dẫn, quản lý các điểm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng có liên quan đến Chương trình;
Xây dựng, kết nối tour, tuyến đến các điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, phối hợp quảng bá, giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm của Chương trình OCOP đến đông đảo các đơn vị, kinh doanh và thị trường khách du lịch trọng điểm.
Chủ trì lồng ghép các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển sản phẩm của Chương trình OCOP để nâng cao điểm đánh giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách.
7. Sở Giao thông vận tải:
Điều tiết, kết nối hệ thống vận chuyển hàng trên địa bàn tỉnh cho Chương trình OCOP, phối hợp triển khai công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP trên các tuyến vận tải hàng không, đường bộ và đường thủy trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn các cơ quan, đơn vị báo chí, phát thanh, truyền hình ở tỉnh và địa phương xây dựng, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị báo chí, phát thanh, truyền hình, các cổng thông tin điện tử, thường xuyên đăng tải các tin, bài, phóng sự về Chương trình OCOP, nêu gương điển hình các tổ chức, cá nhân trong thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chuyển đổi số của Chương OCOP, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về lĩnh vực tài nguyên môi trường (nếu có) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, các khu du lịch về công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất để bảo vệ cảnh quan.
Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP để nâng cao điểm đánh giá đối với các tiêu chí, các sản phẩm thuộc lĩnh vực ngành được phân công phụ trách.
Chủ trì hỗ trợ các hoạt động sản xuất xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên; ưu tiên vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường cho các hoạt động chuyển đổi công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, xử lý chất thải.
10. Văn phòng UBND tỉnh:
Quan tâm đề xuất sử dụng sản phẩm OCOP để làm quà tặng, quà biếu trong các hoạt động đối ngoại, các sự kiện các cấp.
11. Các sở, ban, ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ Kế hoạch này gắn với lĩnh vực phụ trách của ngành.
Chủ động kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ Chương trình OCOP theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
12. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP, tham gia các mạng kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại nông sản, gắn với xây dựng Nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
13. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP tiếp cận vốn vay phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương.
14. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển sản phẩm OCOP; hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý cho hội đồng quản trị, ban giám đốc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; lồng ghép các chương trình, dự án của đơn vị ưu tiên hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP hàng năm, giai đoạn 2021-2025.
15. UBND các huyện, thị xã và thành phố
Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng nội dung của Chương trình đến các tổ chức kinh tế, các tầng lớp nhân dân. Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của huyện theo kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh; bố trí nguồn lực từ ngân sách huyện, lồng ghép các Chương trình, dự án để thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn
Trực tiếp triển khai các hoạt động của Chương trình OCOP ở cấp huyện.
Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia vào các hoạt động của Chương trình OCOP
Bố trí cán bộ chuyên trách để theo dõi và thực hiện Chương trình trên địa bàn. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.
Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc; quản lý chứng nhận sản phẩm OCOP, sử dụng logo, biểu trưng theo quy định, đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm OCOP; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về cơ quan thường trực Chương trình OCOP tỉnh (báo cáo 6 tháng (trước ngày 15/6), báo cáo năm (trước ngày 01/12) về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT).
16. UBND các xã, phường, thị trấn
Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP. Phân công cán bộ phụ trách triển khai Chương trình OCOP cấp xã.
Chủ động rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn các chủ thể sản xuất đăng ký và chuẩn bị hồ sơ sản phẩm, xác nhận các nội dung của hồ sơ minh chứng về tỷ lệ sử dụng lao động địa phương, nguồn nguyên liệu theo quy định; tiếp nhận hồ sơ đăng ký ý tưởng sản phẩm của các chủ thể sản xuất và gửi về cơ quan thường trực OCOP cấp huyện tổng hợp, đánh giá, lựa chọn.
17. Các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP
Chủ động xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, nâng cao chất lượng, nhãn hiệu, mẫu mã sản phẩm.
Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm đã được công nhận sao, chủ động các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, bằng nhiều hình thức (hệ thống đại lý phân phối, thương mại điện tử, tham gia hội chợ, xây dựng các điểm bán hàng,…) để tiêu thụ sản phẩm của đơn vị.
Tuân thủ việc quản lý, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và về bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm OCOP theo quy định hiện hành.
Thực hiện duy trì, tiêu chuẩn hóa và tích cực đăng ký tham gia đánh giá, nâng hạng sản phẩm OCOP, đảm bảo sản phẩm tham gia Chương trình OCOP chất lượng, an toàn thực phẩm; đồng thời, sử dụng nhãn mác, logo, biểu trưng theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025, yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
(Kèm Kế hoạch số 3799/KH-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh)
TT |
Nội dung |
Thời gian thực hiện |
Đơn vị thực hiện |
|
Chủ trì |
Phối hợp |
|||
1 |
Nghị quyết Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP |
2023 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2 |
Kế hoạch thực hiện chương trình OCOP hàng năm |
Hàng năm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện |
3 |
Tuyên truyền Chương trình OCOP |
Thường xuyên |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh, báo Bình Thuận, và các sở, ngành liên quan và địa phương, các thành phần kinh tế |
4 |
Đào tạo, tập huấn về Chương trình OCOP |
Thường xuyên |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành liên quan và địa phương, các thành phần kinh tế |
5 |
Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh |
Theo kế hoạch hàng năm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành liên quan (Theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019; Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan |
6 |
Tổ chức đánh giá sản phẩm tại cấp huyện |
Theo kế hoạch hàng năm |
UBND cấp huyện |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan, UBND cấp xã |
7 |
Xúc tiến thương mại |
Thường xuyên |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, UBND cấp huyện |
Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường,…, |
8 |
Xây dựng kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP |
2023 |
Sở Công thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở VHTTDL, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan |
9 |
Xây dựng phần mềm số hóa quy trình triển khai chương trình OCOP tỉnh Bình Thuận |
2022-2023 |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, các chủ thể OCOP |
10 |
Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP |
Thường xuyên |
Sở Công thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện và các chủ thể OCOP |
11 |
Học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố điển hình trong thực hiện Chương trình OCOP |
Theo kế hoạch hàng năm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện, các thành phần kinh tế |
12 |
Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý sản phẩm Chương trình OCOP |
Thường xuyên |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện, các chủ thể OCOP |
DANH MỤC SẢN PHẨM OCOP TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2022 -
2025
(Kèm Kế hoạch số 3799/KH-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh)
TT |
Tên sản phẩm |
Tên chủ thể sản xuất |
Địa chỉ chủ thể sản xuất |
I |
Tuy Phong |
|
|
1 |
Táo Phong Phú |
Tổ nghề nghiệp trồng táo (đại diện ông Lâm Trần Thanh Sang) |
Xã Phong Phú, huyện Tuy Phong |
2 |
Nho Hồng Nhật (NH152) |
HTX Nông nghiệp Phước Thể (đại diện ông Nguyễn Văn Thương |
Xã Phước Thể, huyện Tuy Phong |
3 |
Quả thanh long tươi ruột đỏ |
HTX Thanh long ruột đỏ Chí Công |
Xã Chí Công, huyện Tuy Phong |
4 |
Du lịch tham quan vườn nho |
DNTN Tư Thành |
Xã Phước Thể, huyện Tuy Phong |
5 |
Nước mắm truyền thống Đại Dương 23 độ đạm |
Chi nhánh Công ty cổ phần nước mắm ORIN tại Bình Thuận |
Xóm Rừng Đạo, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong |
6 |
Nước mắm truyền thống Đại Dương đặc biệt 33 độ đạm |
Chi nhánh Công ty cổ phần nước mắm ORIN tại Bình Thuận |
Xóm Rừng Đạo, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong |
7 |
Nước mắm truyền thống Đại Dương thượng hạng 43 độ đạm |
Chi nhánh Công ty cổ phần nước mắm ORIN tại Bình Thuận |
Xóm Rừng Đạo, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong |
II |
Huyện Bắc Bình |
|
|
1 |
Yến sào Thái An |
Cơ sở kinh doanh Lê Trúc Quyên |
Thôn Thái Hòa, xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình |
2 |
Bò một nắng xã Phan Hòa |
Cơ sở kinh doanh Bá Hữu Nhi |
Thôn Bình Minh, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình |
3 |
Gạo lứt lúa Mẹ |
HTX Nhất Tâm |
Thôn Bon Thóp, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình |
4 |
Thanh nhãn Bình Thuận |
Hộ Mã Bĩnh Tường |
Thôn Thanh Thịnh, xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình |
5 |
Trà bạc hà |
Công ty TNHH MTV TM-DV-SX NMG |
Thôn An Bình, xã Bình An, huyện Bắc Bình |
6 |
Mật ong có vị bạc hà |
Công ty TNHH MTV TM-DV-SX NMG |
Thôn An Bình, xã Bình An, huyện Bắc Bình |
7 |
Rượu vang thanh long An Khang |
Cơ sở kinh doanh Cao Đức Trả |
Thôn Xuân Quang, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình |
8 |
Gốm mỹ nghệ Bình Đức |
Các hộ dân trong làng nghề |
Thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình |
9 |
Bưởi da xanh |
Các hộ dân |
Thôn Tân Sơn, Tân Hòa xã Sông Bình, huyện Bắc Bình |
10 |
Vịt thả Dầm |
Các hộ dân |
Thôn Bình Lễ, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình |
11 |
Bánh tráng mè |
Các hộ dân |
Thôn Bình Thủy, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình |
12 |
Gà thiến |
Các hộ dân |
Xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình |
13 |
Rượu trắng |
Các hộ dân |
Xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình |
14 |
Bún gạo 7 Hảo |
Hộ Phan Ngọc Lâm |
KP Lương Nam, thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình |
15 |
Mít Phan Điền |
Các hộ dân |
Thôn Tân Điền, xã Phan Điền, huyện Bắc Bình |
16 |
Cam, Quít |
Công ty Đạ Tống |
Xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình |
III |
Huyện Hàm Thuận Bắc |
|
|
1 |
Trái Thanh long ruột trắng |
HTX Thanh long Thuận Hòa |
Thôn Dân Hòa, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc |
2 |
Trái Thanh long ruột trắng |
HTX DVNN hữu cơ Hiệp Phát |
Thôn Liêm Bình, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc |
3 |
Trái Thanh long ruột trắng |
HTX Thanh long Phú Thịnh |
Thôn Phú Lập, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc |
4 |
Trái Thanh long ruột trắng |
HTX Thanh long Ninh Thuận 9 |
Thôn Ninh Thuận, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc |
5 |
Trái Thanh long ruột trắng |
HTX Thanh long Thanh Bình |
Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Hiệp, Hồng Sơn, Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc |
6 |
Trái Thanh long ruột đỏ |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
7 |
Rau, củ quả |
Trang trại Nông Viên Việt |
Xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc |
8 |
Táo hồng |
Hộ ông Võ Thanh Hùng |
Thôn Phú Thắng, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc |
9 |
Táo sấy khô |
Hộ ông Võ Thanh Hùng |
Thôn Phú Thắng, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc |
10 |
Sầu riêng tươi |
HTX sản xuất KDDVNN Đa Mi |
Thôn La Dày, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc |
11 |
Mít, bơ |
HTX sản xuất KDDVNN Đa Mi |
Thôn La Dày, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc |
12 |
Dưa lưới |
HTX sản xuất KDDVNN Đông Giang |
Thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc |
13 |
Thanh long trắng sấy dẻo |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
14 |
Mứt thanh long |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
15 |
Nấm bào ngư |
Nấm bào ngư thôn Thắng Thuận |
Thôn Thắng Thuận, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc |
16 |
Bánh tráng |
Bánh tráng Phú Long |
Thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc |
17 |
Tổ yến |
Các hộ dân |
Các xã, thị trấn, huyện Hàm Thuận Bắc |
18 |
Nước cốt thanh long đỏ lên men tự nhiên |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
19 |
Nước cốt thanh long trắng lên men tự nhiên |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
20 |
Rượu vang thanh long |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
21 |
Rượu thanh long Men’s |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
22 |
Nước ép thanh long |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
23 |
Bông thanh long sấy khô |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
24 |
Trà hoa thanh long |
HTX Thanh long sạch Hòa Lệ |
Thôn Nà Bồi, Thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc |
25 |
Sản phẩm từ yến (yến thô, yến đã làm sạch, yến nước) |
Công ty TNHH TM-DV-XNK Yến Nhất Vương |
Tổ 1, thôn Thắng Thuận, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc |
26 |
Sầu riêng tươi |
HTX Tổng hợp Nông nghiệp Đa Mi |
Thôn Đaguri, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc |
IV |
Thành phố Phan Thiết |
|
|
1 |
Nước mắm thuần chay Lão Nông |
Hộ kinh doanh thuần chay Lão Nông |
M06-07-08-09 Tôn Đức Thắng, phường Phú Thủy, Tp. Phan Thiết |
2 |
Rong nho các loại |
Ngọc Diệu |
Khu phố 5, phường Phú Hài, Tp. Phan Thiết |
3 |
Tương ớt |
Hộ kinh doanh Hoa Sen Phan Thiết |
115 Lạc Long Quân, tổ 2, thôn Tiến Hòa, xã Tiến Thành, Tp. Phan Thiết |
4 |
Tương đen |
Hộ kinh doanh Hoa Sen Phan Thiết |
115 Lạc Long Quân, tổ 2, thôn Tiến Hòa, xã Tiến Thành, Tp. Phan Thiết |
5 |
Mì tôm thanh long |
Công ty TNHH Thanh long Bình Thuận |
H28 Nguyễn Duy Trinh, KDC Đông Xuân An, phường Xuân An, Tp.Phan Thiết |
6 |
Du lịch làng nghề nước mắm |
Công ty TNHH Cá đen và các đơn vị sản xuất nước mắm đạt tiêu chuẩn về lượng và môi trường |
Số 208 Nguyễn Thông, phường Phú Hài, Tp.Phan Thiết |
V |
Huyện Hàm Thuận Nam |
|
|
1 |
Quả thanh long ruột trắng |
HTX Thanh Bình |
Thôn Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam |
2 |
Dưa lưới |
Trang trại dưa lưới MP-Garden thuộc Công ty TNHH NN CNC Minh Phát |
Thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam |
3 |
Xoài sấy dẻo |
Công ty TNHH Bé Dũng |
Thôn Đại Thành, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam |
4 |
Dưa lưới |
Trang trại Bình An |
Thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam |
5 |
Nho tươi |
Trang trại Bình An |
Thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam |
6 |
Nước ép dưa lưới |
Trang trại Bình An |
Thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam |
7 |
Nước ép nho tươi |
Trang trại Bình An |
Thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam |
8 |
Rượu vang thanh long |
Cơ sở sản xuất thực phẩm Ngọc Uyên |
Thôn Dân Bình, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam |
9 |
Siro thanh long |
Cơ sở sản xuất thực phẩm Ngọc Uyên |
Thôn Dân Bình, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam |
10 |
Nước ép thanh long |
Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Kim Hải |
Thôn Lập Phước, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam |
11 |
Thanh long sấy dẻo |
Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Kim Hải |
Thôn Lập Phước, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam |
12 |
Thịt bò tươi sống |
HTX Thuận Minh Phát |
Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam |
13 |
Thịt bò khô |
HTX Thuận Minh Phát |
Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam |
14 |
Thịt dê tươi sống |
HTX Thuận Minh Phát |
Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam |
15 |
Thịt heo đen tươi sống |
HTX Thuận Minh Phát |
Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam |
16 |
Thịt gà ta tươi sống |
HTX Thuận Minh Phát |
Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam |
17 |
Thịt vịt tươi sống |
HTX Thuận Minh Phát |
Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam |
18 |
Thịt thỏ tươi sống |
HTX Thuận Minh Phát |
Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam |
19 |
Măng tre tươi |
HTX Thuận Minh Phát |
Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam |
20 |
Măng tre khô |
HTX Thuận Minh Phát |
Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam |
21 |
Du lịch vườn thanh long |
HTX Dịch vụ - sản xuất thanh long Hàm Minh 30 |
Thôn Minh Tiến, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam |
22 |
Du lịch vườn thanh long |
HTX thanh long Phú Cường |
Thôn Thuận Cường, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam |
23 |
Du lịch vườn thanh long |
HTX Dịch vụ - sản xuất thanh long Thuận Quý |
Thôn Thuận Thành, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam |
24 |
Du lịch vườn thanh long |
HTX thanh long GlobalGAP Tân Thuận |
Thôn Hiệp Nghĩa, xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam |
VI |
Huyện Hàm Tân |
|
|
1 |
Bí đỏ |
HTX Tân Thắng |
Thôn Cô Kiều, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân |
2 |
Xoài Đài Loan |
Tổ hợp tác Xoài Đài Loan |
Xã Tân Đức, huyện Hàm Tân |
3 |
Thanh long sạch |
Hợp tác xã Phúc Vinh |
Xã Sông Phan, huyện Hàm Tân |
4 |
Sản xuất xơ mướp |
Võ Xuân Đặng |
Thôn Hồ Lân, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân |
5 |
Hoa Lan |
Nguyễn Anh Tài |
Thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, huyện Hàm Tân |
6 |
Xoài cát Hòa Lộc |
Các hộ dân |
Thôn Láng Gòn 1, huyện Hàm Tân |
7 |
Xoài cát Hòa Lộc |
Bùi Thanh Ngọc |
Thôn 2, xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân |
8 |
Sơ chế lá buông |
Các hộ dân |
Xã Tân Hà, huyện Hàm Tân |
VII |
Thị xã La Gi |
|
|
1 |
Mô hình nuôi cá lóc bông |
Trương Hoài Phong |
Thôn Ba Đăng, xã Tân Hải, thị xã La Gi |
2 |
Cá cơm thang khô |
Nguyễn Thị Kim Châu |
Đường Lương Đình Của, thôn Bình An 2, xã Tân Bình, thị xã La Gi |
3 |
Xoài cát Hòa Lộc |
Nguyễn Phúc Trung |
Xã Tân Tiến, thị xã La Gi |
4 |
Măng tre Tứ Quý |
Lê Thanh Sơn |
Xã Tân Phước, thị xã La Gi |
VIII |
Huyện Tánh Linh |
|
|
1 |
Bột ngũ cốc dinh dưỡng |
Hộ kinh doanh cửa hàng Kim Anh |
Thôn 4, xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh |
2 |
Dầu đậu phộng |
Hộ kinh doanh Phan Văn Diễm |
Thôn 2, xã Đức Phú, huyện Tánh Linh |
3 |
Sầu riêng |
Tổ hợp tác xã Đức Phú |
Thôn 5, xã Đức Phú, huyện Tánh Linh |
4 |
Tinh bột nghệ Đông Đan |
Hộ kinh doanh Lê Thị Lệ Thắm |
Thôn 2, xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh |
5 |
Dầu đậu phộng |
Hộ kinh doanh Trần Hữu Phước |
Thôn 2, xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh |
6 |
Yến sào Thiên Thanh |
Công ty TNHH SX VLXD Thiên Thanh |
Thôn 1, xã Gia An, huyện Tánh Linh |
7 |
Yến sào cao cấp Hồng Duyên |
Hộ kinh doanh Lê Thị Hồng Duyên |
Thôn Phú Thuận, xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh |
8 |
Tương ớt bằm lên men tự nhiên |
Công ty TNHH sản xuất kinh doanh XNK nông sản Hoàng Gia |
Thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh |
9 |
Sate ớt |
Công ty TNHH sản xuất kinh doanh XNK nông sản Hoàng Gia |
Thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh |
10 |
Ớt ngâm giấm |
Công ty TNHH sản xuất kinh doanh XNK nông sản Hoàng Gia |
Thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh |
11 |
Ớt khô đóng hũ |
Công ty TNHH sản xuất kinh doanh XNK nông sản Hoàng Gia |
Thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh |
12 |
Ớt bột khô đóng hũ |
Công ty TNHH sản xuất kinh doanh XNK nông sản Hoàng Gia |
Thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh |
13 |
Cây thuốc dược liệu |
Hộ kinh doanh Trần Minh Hữu |
Bản 1, xã La Ngâu, huyện Tánh Linh |
14 |
Hạt sen Phạm Luật |
Hộ kinh doanh Phạm Luật |
Thôn 1, xã Gia An, huyện Tánh Linh |
15 |
Hạt sen Lê Kim Thành |
Hộ kinh doanh Lê Kim Thành |
Thôn 5, xã Gia An, huyện Tánh Linh |
IX |
Huyện Đức Linh |
|
|
1 |
Rượu yến Đông trùng hạ thảo |
Nguyễn Thị Ngọt |
Thôn 1, xã Nam Chính, huyện Đức Linh |
2 |
Thịt dê thương phẩm Hoài Đức |
Công ty TNHH Hoài Đức |
Thôn 9, xã Đức Tín, huyện Đức Linh |
3 |
Nấm (Bào ngư, đùi đá, chân dài, nấm hương, nấm linh chi…) |
Nguyễn Tấn Lộc |
Thôn 2, xã Tân Hà, huyện Đức Linh |
4 |
Hạt sen Trung Hiếu |
Huỳnh Văn Minh |
Thôn 1, xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh |
5 |
Du lịch sinh thái |
Công ty TNHH Ba Tầng (Đại diện: ông Mai Thành Lâm) |
Thôn 11, xã Đa Kai, huyện Đức Linh |
6 |
Sầu riêng Tà Pứa |
Tổ hợp tác sầu riêng Tà Pứa (ĐD: Lâm Văn Nghĩa) |
Thôn 7, xã Mê Pu, huyện Đức Linh |
7 |
Tổ yến |
HTX Việt Hòa |
Thôn 1, xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh |
8 |
Mít sấy khô |
Công ty TNHH Quốc tế An Bình |
Thôn 4, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh |
9 |
Sản phẩm từ mây, tre, lá |
DNTN Thái Thuận Phú |
Thôn Đông Tân, xã Đông Hà, huyện Đức Linh |
10 |
Nấm mối đen |
Hộ kinh doanh Khang Thúy Quán |
Thôn 2A, xã Đông Hà, huyện Đức Linh |
11 |
Rau thủy canh |
HTX Nông nghiệp Đức Hạnh |
Thôn 4, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh |
12 |
Bánh tráng cô Lành |
Nguyễn Thị Lành |
Thôn 7, xã Nam Chính, huyện Đức Linh |
13 |
Lúa nếp Cô Duyên |
HTX Nông nghiệp Công Thành Đức Linh |
Xã Nam Chính, huyện Đức Linh |
14 |
Hồ Tiêu |
HTX Nông nghiệp Đức Hạnh |
Thôn 4, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh |
15 |
Tranh Thêu tay |
Nguyễn Thị Linh |
KP 8, thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh |
16 |
Nếp sấy giòn Khánh Ngọc |
Trần Thị Phụng |
KP 1, thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh |
17 |
Bưởi da xanh |
HTX TM-DV Nông nghiệp Hoài Đức (ĐD: ông Nguyễn Văn Hùng) |
Thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh |
X |
Huyện Phú Quý |
|
|
1 |
Homestay Cô Sang |
Nguyễn Văn Giỏi |
Số 22/5 đường Hùng Vương, huyện Phú Quý |
2 |
Cá khô (cá mú, cá mó, cá bò, cá xương xanh) |
Công ty TNHH đầu tư Tâm Thiên Phú |
Xã Tam Thanh, huyện Phú Quý |
3 |
Cá 1 nắng (cá mó, cá xương xanh, cá thu, cá chìa vôi); Cá mú khô |
Huỳnh Thị Bé Dang |
Thôn Quý Thạnh, Ngũ Phụng, huyện Phú Quý |
4 |
Mực 1 nắng (các loại) |
Trần Thời |
Thôn Thương Châu, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý |
5 |
Dứa dại khô |
Trần Tưởng |
Thôn Thương Châu, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý |
6 |
Mực ghim rim me tỏi ớt |
Bùi Thị Tiền |
Thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý |
7 |
Cá, mực 1 nắng các loại |
Nguyễn Thị Kim Liên |
Thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý |
8 |
Cá, mực 1 nắng các loại |
Phạm Thị Sẩm |
Thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý |
9 |
Gạch nhum sọ |
Trần Văn Mai |
Tân Hải, Long Hải, huyện Phú Quý |
10 |
Chả cá chàm và chả cá thu chỉ (chả sống và cả chiên) |
Đặng Thị Thế Phô |
Quý Thạnh, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý |
11 |
Cá mú khô |
Đặng Thị Thế Phô |
Quý Thạnh, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý |
12 |
Mực muối rim Diễm Châu |
Huỳnh Thị Thảo |
Thôn Thương Châu, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý |
Trong quá trình thực hiện, danh sách này có thể thay đổi sản phẩm/chủ thể nhằm đáp ứng điều kiện thực tế theo nhu cầu.