Kế hoạch 375/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 375/KH-UBND
Ngày ban hành 12/01/2018
Ngày có hiệu lực 12/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Hòa Hiệp
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 375/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 12 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN TRỢ GIÚP XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”; Công văn số 2144/LĐTBXH-BTXH ngày 01/6/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn đến 2030” trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát huy tiềm năng nội lực, lợi thế của tỉnh, tranh thủ tối đa các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội để thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh, không ngừng cải thiện, nâng cao tinh thần, vật chất, bảo đảm công bằng, ổn định xã hội và phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

a) Thực hiện Đề án đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội phải đúng trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả và bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khả năng huy động, cân đối nguồn lực của tỉnh, ưu tiên người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, người sống vùng núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Trợ giúp xã hội phải đa dạng về mô hình, toàn diện cả về vật chất và tinh thần phù hợp với vòng đời con người, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân; đảm bảo người dân gặp rủi ro được hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng; đẩy mạnh phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020

a) 100% người dân gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; tổ chức triển khai áp dụng mở rộng người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu và trợ cấp của Nhà nước sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền; mở rộng diện trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp xã hội.

b) 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó có tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

2. Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025

a) 100% người dân gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; điều chỉnh nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng phù hợp với điều kiện của tỉnh; tổ chức triển khai áp dụng các chính sách trợ giúp đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số theo quy định của cấp có thẩm quyền; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện nuôi dưỡng; tiếp tục áp dụng mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp xã hội.

b) 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

3. Tầm nhìn đến năm 2030

a) 100% người dân gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; áp dụng mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của Nhà nước; trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo quy định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp xã hội; mức trợ cấp xã hội được điều chỉnh phù hợp với điều kiện ngân sách của tỉnh và Trung ương.

b) 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

c) Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập tăng lên 80% vào năm 2030.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội

a) Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ trợ cấp, trợ giúp nhanh chóng và thuận tiện, hướng tới quy trình giải quyết chính sách trợ giúp xã hội dựa vào nhu cầu của người dân và bảo đảm công khai, minh bạch.

b) Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giải quyết, chi trả trợ giúp xã hội, tích hợp dần các chính sách trợ giúp xã hội với các chính sách an sinh xã hội khác theo lộ trình thích hợp.

c) Hàng năm, tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức làm công tác trợ giúp xã hội.

2. Triển khai, thực hiện các chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội

a) Triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội với phương châm công khai, minh bạch, đúng, đủ và kịp thời.

b) Hoàn thiện phương thức trợ giúp, tiếp tục hoàn thiện phương thức chi trả trợ cấp, trợ giúp xã hội qua hệ thống bưu điện nhằm đạt được sự đồng thuận, mức độ hài lòng ngày càng cao của đối tượng thụ hưởng.

[...]