Kế hoạch 374/KH-UBND năm 2019 về cải cách hành chính tỉnh Lào Cai năm 2020

Số hiệu 374/KH-UBND
Ngày ban hành 09/12/2019
Ngày có hiệu lực 09/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Phong
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 374/KH-UBND

Lào Cai, ngày 09 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI NĂM 2020

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020; Đán số 19-ĐA/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai về: "Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020"; Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 11/01/2016 của UBND tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện Đán số 19-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về: "Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020" - Khối các cơ quan hành chính nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cải cách hành chính nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Lào Cai năm 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu:

1.1. Tiếp tục triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, quyết liệt cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách hành thủ tục hành chính và nâng cao đạo đức công vụ; đẩy mạnh xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chú trọng nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ hành chính công, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thông thoáng, công khai, minh bạch nhằm thu hút các nguồn lực, đầu tư sản xuất, kinh doanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh xã hội ở địa phương.

1.2. Tăng cường kỷ luật kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính; gắn việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính với công tác chuyên môn và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài.

1.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống quản lý công vụ, công chức theo hướng khoa học, lấy năng lực và kết quả công việc làm thước đo để tuyển dụng, sử dụng công chức.

2. Yêu cầu:

2.1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương nhận thức đầy đủ, xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trên cơ sở tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để triển khai thực hiện.

2.2. Gắn kết chặt chẽ việc triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính; tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2020 đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

2.3. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn cải cách hành chính với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. 100% các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bảo đảm đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

2. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC, cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết TTHC so với quy định (lũy kế năm 2020 có ít nhất 30% tổng số TTHC trên địa bàn toàn tỉnh được cắt giảm thời gian giải quyết). 100% TTHC được giao dịch, thực hiện tại Bộ phận Một cửa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp (trừ các TTHC theo quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP).

- Chất lượng phục vụ của Bộ phận Một cửa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80%.

- 100% các cơ quan, đơn vị cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) duy trì triển khai tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng dịch vụ công tích hợp một cửa điện tử của tỉnh (I-gate).

3. 100% các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong bộ máy hành chính được rà soát chức năng, nhiệm vụ... để tránh chồng chéo, trùng lặp. Chuyển những việc không nhất thiết phải cơ quan nhà nước thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội đảm nhận.

4. Thực hiện việc sắp xếp tổ chức và tinh giản biên chế, bảo đảm hoàn thành 100% kế hoạch tinh giản biên chế năm 2020.

5. Xây dựng cơ chế phù hợp để bố trí và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng; cơ chế đề bạt, bổ nhiệm cạnh tranh vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá kịp thời xử lý các hành vi trái pháp luật, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

6. 100% các Sở, ban, ngành và xã, phường, thị trấn thực hiện áp dụng hệ thống quản lý cht lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. 100% các Sở, ban, ngành, các chi cục thuộc Sở và huyện, thành phố hoàn thành việc chuyển đổi, áp dụng ISO điện tử phiên bản 9001:2015.

7. Phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử; 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật). Tối thiểu 80% hồ sơ công việc của các cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đạt 20%; Tỷ lệ tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 30%; Tỷ lệ dịch vụ công mức độ 3, 4 đạt 41%; trong đó dịch vụ công mức độ 4 đạt tối thiểu 30%.

- 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến.

- Rút ngắn từ 30%-50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy, tăng cường sử dụng tài liệu điện tử, thông qua hệ thng thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

- 100% cơ quan nhà nước từ tỉnh tới cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

III. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính:

[...]