ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3734/KH-UBND
|
Điện Biên, ngày 21 tháng 12 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN GIAI ĐOẠN 2017-2020
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày
18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới
trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020;
UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch
thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn
cấp huyện giai đoạn 2017-2020 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai có hiệu quả các mục
tiêu, định hướng và các giải pháp thực hiện trong Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày
18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ;
- Hình thành hệ
thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp huyện phù hợp với tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu lại nông
nghiệp và nâng cao điều kiện đời sống của người dân nông thôn gần với điều kiện
sống của người dân đô thị; Lựa chọn huyện Điện Biên triển khai thí điểm theo Đề
án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện
giai đoạn 2017-2020. Hoàn thiện đề án quy hoạch xây dựng vùng huyện và điểm
trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất tại huyện Điện Biên.
2. Yêu cầu
- Triển khai Quyết định số 676/QĐ-TTg
ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới
trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện phải được đồng bộ từ các cấp,
các ngành, các địa phương đến các doanh nghiệp và nhân dân.
- Xây dựng nông thôn mới trong quá
trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Điện Biên phải phù hợp với quy hoạch chi tiết
của huyện và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn
2016-2020.
II. ĐỊNH HƯỚNG CÁC
NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
2.1. Quy hoạch
a) Mục tiêu:
- Năm 2017-2018: Tiến hành rà soát bổ
sung trên địa bàn huyện Điện Biên các quy hoạch xây dựng (quy hoạch xây dựng xã
nông thôn mới, quy hoạch xây dựng vùng huyện), quy hoạch phát triển ngành và
lĩnh vực liên quan đến xây dựng điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa
bàn huyện. - Từ năm 2019-2020: Triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng,
quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa
bàn huyện Điện Biên;
b) Nội dung:
- Rà soát, lập quy hoạch xây dựng vùng huyện đối với khu vực nông thôn ngoài đô thị nhằm xác định các trung
tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện, xác định các công trình hạ tầng
khung ưu tiên đầu tư để làm cơ sở hình thành các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ
sản xuất trên địa bàn huyện. Đồng thời rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã
nông thôn mới phù hợp với các định hướng lớn xác định trong quy hoạch xây dựng
vùng huyện;
- Rà soát các quy hoạch đô thị (quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) của các khu vực nông thôn trong đô thị, đối
chiếu với các quy hoạch chung huyện, quy hoạch xã nông thôn mới tại các khu vực
có tốc độ đô thị hóa cao (nằm trong các khu vực dự kiến phát triển đô thị);
- Điều chỉnh các quy hoạch sản xuất
nông nghiệp, trong đó trọng tâm là các vùng sản xuất tập trung nông, lâm, thủy
sản, hàng hóa chủ yếu, theo hướng hình thành một nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng;
- Lập quy hoạch xây dựng các trung
tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất; quy hoạch phát triển các điểm dân cư tập trung;
Quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, cơ
sở hạ tầng khung, phát triển hệ thống hạ tầng xã hội trên địa bàn.
2.2. Xây dựng
các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất
a) Mục tiêu: Trong giai đoạn 2018 - 2020 thực hiện đầu tư xây dựng điểm trung tâm dịch
vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện Điện Biên.
b) Nội dung:
Khảo sát, lựa chọn địa điểm, lập kế
hoạch, dự án và tổ chức triển khai xây dựng trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp
huyện gồm các chức năng: sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông cụ, công
nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh); về thương mại (Kinh
doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); về
dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực (khuyến nông, bảo
vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng), dịch vụ thị trường (phân tích, dự báo
thị trường; thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống
thiên tai; bảo vệ môi trường) và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống (giáo dục, y tế,
văn hóa, thể thao). Đối với khu vực nông thôn có tốc độ đô thị hóa cao, cần bổ
sung thêm một số chức năng khác như nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp
công nghệ cao; khai thác du lịch, thương mại kết hợp sản xuất nông nghiệp.
2.3. Phát triển
các địa điểm dân cư tập trung
a) Mục tiêu: Hình thành các điểm dân cư tập trung tại các trung tâm cụm xã, thị tứ,
thị trấn nơi có tốc độ đô thị hóa cao.
b) Nội dung: Tập trung đầu tư, xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu bố trí dân cư mới phát
triển hàng năm trên địa bàn xã. Định hướng tổ chức không gian các điểm dân cư tập
trung.
- Đối với khu vực nông thôn ngoài đô
thị cần xác định các điểm dân cư có tiềm năng phát triển để tập trung đầu tư,
xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu bố trí dân cư mới phát triển hàng năm trên địa
bàn xã.
- Đối với khu vực nông thôn trong đô
thị cần phải có các giải pháp tiết kiệm đất xây dựng. Tiến hành chỉnh trang, cải tạo các điểm dân cư hiện có, mở rộng và xây dựng khu dân cư theo hướng đô thị hóa nông thôn, đặc biệt chú trọng vào cải tạo,
mở rộng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cấp thoát nước...
ngay trong điểm dân cư hiện có. Xây dựng nông thôn mới phù hợp với lộ trình,
giai đoạn nâng cấp lên đô thị với mục tiêu phát triển kinh tế tối đa, sử dụng đất
đai hiệu quả, có sự chuẩn bị cho việc lên đô thị, việc xây dựng nông thôn mới cần
có sự gắn bó mật thiết với quá trình đô thị hóa, có sự kế thừa, tránh đầu tư
lãng phí khi phát triển lên đô thị. Khi chưa có các dự án đầu tư phát triển đô
thị - công nghiệp, thực hiện theo tiêu chí huyện nông thôn mới, nhưng phải đảm
bảo phù hợp với các định hướng phát triển của đô thị. Khi có các dự án đầu tư
phát triển đô thị - công nghiệp sẽ thực hiện theo các tiêu chí về đô thị.
2.4. Phát triển
cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
a) Mục tiêu: Đến năm 2020, vận động các doanh nghiệp và đề nghị
ngân sách hỗ trợ để đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Na Hai trên địa bàn huyện Điện
Biên để hình thành 01 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
(Theo Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 10/12/2013 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Điện
Biên giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm
2025, trên địa bàn huyện Điện Biên có 02 CCN đã được phê duyệt:
+ CCN Na Hai, xã Sam Mứn (nay là
xã Pom Lót), diện tích 49,8 ha, đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết hiện tại
đã có nhà máy xi măng Điện Biên.
+ CCN Núa Ngam, xã Núa Ngam diện
tích 10 ha, chưa lập QH chi tiết.)
b) Nội dung: Phát triển các cụm công nghiệp có quy mô từ 30-50 ha, ưu tiên các cụm
công nghiệp hình thành mới gắn với các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất
được lựa chọn trên địa bàn huyện để tập trung đầu tư. Tại các làng nghề gây ô
nhiễm môi trường nơi ở, cần tách các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu
dân cư tập trung và hình thành các khu tiểu thủ công nghiệp tập trung. Quy mô
các khu tiểu thủ công nghiệp này khoảng 5 ha đến 10 ha.
2.5. Phát triển
dịch vụ thương mại
a) Mục tiêu: Hình thành mạng lưới chợ trung tâm, một số loại hình tổ chức phân phối
như siêu thị, trung tâm thương mại quy mô nhỏ và vừa, cửa hàng chuyên kinh
doanh, cửa hàng tiện lợi. Phát triển các loại hình tổ chức thương mại đặc thù tại
các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung hoặc vùng ven đô. Hình thành các
trung tâm đấu giá và sở giao dịch hàng nông sản.
b) Nội dung:
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống các chợ
trên địa bàn huyện Điện Biên.
- Xây dựng siêu thị, trung tâm thương
mại nhỏ, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi.
- Xây dựng các trung tâm đấu giá và
giao dịch hàng nông sản.
2.6. Phát triển
cơ sở hạ tầng khung
a) Mục tiêu: Đến năm 2020 phát triển huyện Điện Biên có cơ sở hạ tầng về giao
thông, thủy lợi, vệ sinh môi trường, bưu chính viễn thông có khả năng tiếp cận
thông tin đồng bộ đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp dân sinh và các
ngành kinh tế.
b) Nội dung:
Xây dựng hệ thống giao thông; hệ thống
mạng lưới điện; hệ thống thủy lợi, nước sạch; bưu chính viễn thông và các các
công trình vệ sinh môi trường trên địa bàn cấp huyện đạt chuẩn.
2.7. Phát triển
hệ thống hạ tầng xã hội
a) Mục tiêu: Đến năm 2020 xây dựng được hệ thống công trình
giáo dục trung học phổ thông, hệ thống công trình y tế cấp huyện cơ bản đạt chuẩn.
b) Nội dung: Xây dựng các công trình phục vụ giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể
thao trên địa bàn cấp huyện đạt chuẩn.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về tuyên truyền
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng
về Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện
từ tỉnh, huyện đến cơ sở bằng nhiều hình thức như tập huấn,
hội thảo, hội nghị, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh
để toàn thể hệ thống chính trị và nhân dân nắm bắt được Chương trình và đồng
thuận tham gia.
2. Giải pháp về huy động nguồn lực
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ
sở hạ tầng khung tại các Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, cụm công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, điểm dân cư tập trung;
- Mời gọi doanh nghiệp có đủ năng lực
tham gia đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng tại
Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
- Huy động nhân dân đóng góp ngày
công, hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng tại các điểm dân cư tập trung, các
công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn.
3. Hoàn thiện các cơ chế, chính
sách
- Tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh triển
khai thực hiện các chính sách về Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chính
sách khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; Chính sách
khuyến công trên địa bàn tỉnh
- Xây dựng chính sách hỗ trợ hình
thành liên kết sản xuất hàng hóa theo tiêu chí cánh đồng lớn, bố trí sắp xếp
dân cư những điểm cần thiết, dồn điền đổi thửa tạo quỹ đất
hình thành điểm dân cư tập trung; các cụm công nghiệp tại các huyện.
IV. PHÂN CÔNG THỰC
HIỆN
1. Sở Xây dựng
- Phối hợp với huyện Điện Biên hướng
dẫn các xã rà soát điều chỉnh quy hoạch xã nông thôn mới
phù hợp với chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và định hướng xác định trong quy hoạch vùng;
- Hướng dẫn huyện Điện Biên lập đề án
quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm trung tâm dịch
vụ hỗ trợ sản xuất phát triển các khu dân cư tập trung trên địa bàn xã; phát
triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển thương mại dịch vụ;
phát triển cơ sở hạ tầng khung; phát triển hệ thống hạ tầng xã hội gắn xây dựng
nông thôn mới với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020
và các nội dung liên quan Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng
Chính phủ. Giúp huyện áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật của đô thị nhằm tận dụng cơ
sở hạ tầng được đầu tư trong quá trình xây dựng nông thôn mới để phát triển đô
thị.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
- Chủ trì, hướng dẫn huyện Điện Biên
rà soát, xây dựng kế hoạch phát triển các vùng sản xuất
nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp đã được phê duyệt; Cụ thể hóa các chức năng về dịch vụ sản xuất nông
nghiệp tại các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất; Hướng dẫn việc xây dựng hệ thống
thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.
- Hướng dẫn huyện Điện Biên cụ thể
hóa các chức năng về dịch vụ sản xuất nông nghiệp tại các trung tâm dịch vụ hỗ
trợ sản xuất; phối hợp với Sở Xây dựng trong quá trình triển khai Đề án về các
vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên và triển
khai lập thí điểm quy hoạch xây dựng vùng huyện Điện Biên theo Đề án.
- Tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép
nguồn vốn hỗ trợ huyện Điện Biên tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống
cấp nước, thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành
kinh tế.
3. Sở Công Thương
- Hướng dẫn huyện Điện Biên rà soát,
xác định địa điểm xây dựng Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất gắn với các cụm
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công trình thương mại phục vụ sản xuất nông
nghiệp; hướng dẫn xây dựng hệ thống điện đạt chuẩn; hướng dẫn dịch vụ thị trường
tại các Trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất; hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư xây dựng
các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công trình hạ tầng thương mại phù hợp
với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện và các nội dung liên quan của Quyết
định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Sở Xây dựng trong quá
trình triển khai Đề án về các vấn đề liên
quan đến các yếu tố phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch vụ) trên địa bàn huyện Điện Biên và triển khai thí điểm quy hoạch xây dựng
vùng huyện Điện Biên.
4. Sở Kế
hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở nguồn vốn đầu tư ngân sách Trung ương hỗ trợ triển
khai Đề án để tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn thực hiện Đề án theo
đúng quy định hiện hành; phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế,
chính sách, quản lý thực hiện Chương trình.
5. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan phân bổ nguồn vốn để thực hiện chương trình; bố trí nguồn kinh phí sự
nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020 để triển khai thực hiện Chương trình; hướng dẫn cơ chế tài chính phù
phù hợp, tổng hợp quyết toán kinh phí của Chương trình.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn xây dựng các công trình bảo
vệ môi trường theo quy hoạch, thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định,
xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
7. Sở Giao thông Vận tải: Hướng dẫn đầu tư xây dựng, quản lý đường giao thông tại các vùng huyện
tham gia xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc và triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường học đạt
chuẩn quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 được
ban hành tại quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh.
- Phối hợp với UBND huyện Điện Biên triển khai thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đầu tư cơ sở vật chất
trường, lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Xây dựng hệ
thống các giải pháp nhằm đạt các tiêu chuẩn và nâng chuẩn trường đạt chuẩn quốc
gia, giảm học sinh lưu ban, bỏ học, đi học không chuyên cần, nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục; nâng cao chất lượng hoạt động mô hình trường phổ thông
dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.
9. Sở Y tế: Hướng dẫn các huyện trong việc đầu tư xây dựng, quản lý các cơ sở y tế
đạt chuẩn tại cấp huyện (cấp tiểu vùng trong huyện).
10. Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch: Hướng dẫn các huyện, thành phố trong việc đầu tư xây dựng, quản lý các
cơ sở văn hóa, thể thao đạt chuẩn tại cấp huyện.
11. Sở Thông tin Truyền thông: Hướng dẫn huyện Điện Biên trong việc đầu tư xây dựng, quản lý các cơ sở
thông tin truyền thông.
12. Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn các chính sách nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và tổ
chức nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, chế biến, bảo quản nông lâm sản phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện.
13. Sở Lao động - Thương binh xã hội: Hướng dẫn, chỉ
đạo, đôn đốc, tham mưu xây dựng cơ chế chính sách trong công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn để chuyển dịch lao động sang sản xuất phi nông nghiệp,
thúc đẩy đưa công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, du nhập nghề mới vào
nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
14. Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với các ngành xây dựng kế hoạch triển khai và hướng dẫn
thực hiện chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho địa phương xây
dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện; Chính sách ưu
đãi, khuyến khích, thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về làm việc
tại các huyện xây dựng mô hình điểm; phối hợp với các ngành liên quan thực hiện
quy hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn và tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ cơ sở.
15. Văn phòng Điều phối nông thôn
mới tỉnh
- Phối hợp với các Sở, ngành liên
quan và UBND huyện Điện Biên triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định
số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp
huyện giai đoạn 2017-2020;
- Hướng dẫn huyện Điện Biên xây dựng
kế hoạch triển khai quy hoạch vùng huyện trong quá trình đô thị hóa;
- Tham mưu đề xuất nguồn vốn thực hiện
các nội dung theo đề án quy hoạch xây dựng vùng huyện sau khi được phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan thực hiện đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình
thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình
MTQG tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh.
16. Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh về Chương trình xây dựng nông thôn
mới trong quá trình đô thị hóa.
17. UBND huyện Điện Biên
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan xây dựng kế hoạch (nêu rõ: Tiến độ, kinh phí dự kiến, giải pháp thực
hiện, tổ chức thực hiện,....) và triển khai thực hiện thí điểm Đề án trên địa
bàn huyện và tại ở các xã;
- Rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng
xã nông thôn mới phù hợp với chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Phối hợp với các Sở, ngành cấp tỉnh
trong việc lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, ngân sách tỉnh xây dựng
trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện, các điểm dân cư tập trung
trên địa bàn xã;
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính
sách khuyến khích đầu tư các lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế
và nhu cầu của địa phương;
- Quản lý, giám sát chất lượng, hiệu
quả thực hiện Đề án trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án
xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Điện Biên,
giai đoạn 2017-2020. Yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND huyện Điện Biên chủ động phối hợp thực hiện.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng; Bộ Nông
nghiệp và PTNT;
- VPĐP nông thôn mới TW;
- TT. TU, HĐND;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ các CT MTQG tỉnh;
- Các sở: Xây dựng, NNPTNT, CT, KHĐT, TC, GTVT, NV, Y Tế, KHCN, TNMT,
TT&TT, GDĐT, VHTT&DL, LĐTB&XH;
- UBMTTQ và các Đoàn thể tỉnh;
- Đài TTTH tỉnh, Báo Điện Biên Phủ;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPĐP nông thôn mới tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu VT, KTN(PVB).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Văn Tiến
|