ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 371/KH-UBND
|
Bắc Ninh, ngày 13
tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/2021/NQ-HĐND NGÀY 12/4/2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ CÁC CƠ SỞ KHÔNG ĐẢM BẢO YÊU CẦU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ
CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH ĐƯỢC ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRƯỚC NGÀY LUẬT PHÒNG
CHÁY VÀ CHỮA CHÁY NĂM 2001 CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện Nghị quyết số
01/2021/NQ-HĐND ngày 12/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định việc xử lý
các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh được đưa vào sử dụng trước ngày Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có
hiệu lực (sau đây viết gọn là Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND); Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức quán triệt, triển
khai có hiệu quả các nội dung Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND đến các cấp, các ngành, chính
quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong tỉnh để triển khai thực
hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước trong công tác phòng cháy, chữa cháy; nêu cao vai trò, trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân đối với công tác đảm bảo an toàn PCCC.
- Khắc phục tồn tại, thiếu sót về
PCCC, giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản tại các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước
ngày Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện phải đồng
bộ, nghiêm túc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức, cá nhân
liên quan, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; có sự hướng
dẫn, kiểm tra và giám sát thường xuyên và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về PCCC trong quá trình tổ chức thực
hiện.
- Đánh giá đúng, đầy đủ thực trạng
công tác bảo đảm an toàn PCCC của từng cơ sở nhằm giải quyết dứt điểm các cơ sở
không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật PCCC năm
2001 có hiệu lực; cơ sở thuộc loại
hình kho chứa và công trình chế biến sản
phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người
không
bảo đảm khoảng cách an toàn về PCCC.
- Các giải pháp khắc phục các điều kiện
an toàn về PCCC phải thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước về PCCC,
của Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ sở.
II. NỘI DUNG, LỘ
TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 1
1.1. Tiếp tục tổ
chức tuyên truyền để các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là
các cơ sở thuộc quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND hiểu nội dung quy định tại Điều
63a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND và Kế hoạch này.
* Thời gian thực hiện: Thực hiện thường
xuyên.
1.2. Tiếp tục tổ
chức tổng rà soát, kiểm tra, khảo sát, phân loại, đánh giá các cơ sở không bảo
đảm yêu cầu về PCCC theo các tiêu chí:
- Cơ sở có khả năng khắc phục các nội
dung không bảo đảm yêu cầu về PCCC.
- Cơ sở cần áp dụng giải pháp bổ
sung, thay thế để khắc phục các nội dung không bảo đảm yêu cầu về PCCC.
- Cơ sở không có khả năng khắc phục
các nội dung không bảo đảm yêu cầu về PCCC.
- Cơ sở thuộc loại hình kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ,
khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không bảo đảm khoảng
cách an toàn về PCCC.
* Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước
30/8/2022.
2. Giai đoạn 2:
- Hướng dẫn các cơ sở lập
phương án khắc phục nội dung không bảo đảm yêu cầu về PCCC, kế hoạch lộ trình
triển khai thực hiện.
- Các cơ sở lập dự toán kinh phí đầu
tư để khắc phục nội dung không bảo đảm yêu cầu về PCCC gửi các đơn vị chức
năng thẩm định.
- Tuyên truyền, vận động
và báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền di dời các cơ sở thuộc loại hình kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ,
khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không bảo đảm khoảng
cách an toàn về PCCC.
* Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong
năm 2022.
3. Giai đoạn 3: Tiếp tục hướng dẫn, theo dõi các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
có cơ sở quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND
thực hiện các giải pháp khắc phục các điều kiện không bảo
đảm an toàn PCCC theo quy định của Điều 4 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND. Tổ chức kiểm tra, theo dõi việc
triển khai thực hiện khắc phục của các cơ sở.
Thực hiện việc di dời cơ
sở thuộc loại hình kho chứa và công
trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu
dân cư, nơi đông người không bảo đảm khoảng cách an toàn về PCCC.
* Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước
30/11/2025
4. Giai đoạn 4: Sau ngày 31/12/2025 các cơ sở không thể khắc phục được điều kiện bảo đảm
an toàn về PCCC theo Điều 63a thì phải thay đổi tính chất
hoạt động phù hợp với các điều kiện đảm bảo an toàn
về PCCC của công trình hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
III. PHÂN CÔNG
TRÁCH NHIỆM
1. Công an tỉnh
- Phối hợp các cơ quan thông tin và truyền thông từ tỉnh đến cơ sở tuyên
truyền, phổ biến các nội dung Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND và Kế hoạch này.
- Tiếp tục chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
tiến hành tổng rà soát, điều tra địa bàn, lập danh sách phân loại, đánh giá và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở quy định tại Điều 1
Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND thực hiện các giải pháp khắc phục đối với từng nội
dung không đảm bảo an toàn PCCC theo quy định của Điều 4, Điều 5 của Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND. Tổng hợp phương án xử lý, kế hoạch lộ
trình triển khai thực hiện đối với các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC.
- Chủ trì, thẩm duyệt thiết kế,
nghiệm thu về PCCC đối với các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về
PCCC; hướng dẫn những cơ sở không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC khắc
phục những nội dung không đảm bảo yêu cầu về PCCC theo quy định. Tổ chức kiểm
tra, giám sát và xác nhận việc khắc phục những nội dung không đảm bảo yêu cầu về
PCCC của các cơ sở.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố đề xuất xử lý đối với các cơ sở không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc đã kiến nghị yêu cầu khắc phục các điều kiện
an toàn PCCC nhưng không thực hiện dứt điểm.
- Tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở có nguy hiểm
về cháy, nổ nằm trong khu dân cư tự giác di dời, đảm bảo an toàn về PCCC.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột
xuất việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND
và Kế hoạch này.
2. Sở Tư pháp
- Phối hợp với các cơ quan liên quan
tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC và Nghị
quyết số 01/2021/NQ-HĐND.
- Phối hợp kiểm tra tính pháp lý khi
có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức xử lý, cưỡng chế vi phạm
hành chính đối với các trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
quy định của pháp luật về PCCC.
3. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp các đơn vị chức
năng thực hiện việc thẩm định, cấp phép bổ sung theo thẩm quyền đối với các cơ
sở thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND khi tiến hành cải
tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại theo quy định của pháp luật.
4. Sở Công thương
Tiếp tục phối hợp
với Công an tỉnh, UBND các địa phương tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch di dời kho chứa, các
cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, các loại hàng, hóa chất
nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi khu dân cư, khu vực tập trung đông người bảo đảm
khoảng cách an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về phòng cháy, chữa
cháy.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh
chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh
tổ chức tuyên truyền, thông tin về nội dung Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND và Kế
hoạch này. Việc thông tin, tuyên truyền phải thực hiện nhiều lần, thường
xuyên bằng nhiều hình thức vào các khung giờ vàng trên các
phương tiện truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức và ý
thức chấp hành pháp luật về PCCC của các cơ quan, tổ chức và cá nhân để
triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND và
Kế hoạch này.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để
triển khai đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung xác định
nguồn lực để đầu tư đối với các cơ quan, đơn vị hưởng ngân sách nhà nước có trụ
sở làm việc theo Điều 1 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND.
7. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan,
đơn vị, UBND các huyện, thành phố, thực hiện tổng hợp, tham mưu trình cấp có thẩm
quyền bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ công tác PCCC (bao gồm các nội dung
thực hiện Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND) trong dự toán chi thường xuyên
theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và phù hợp với khả năng cân đối của
ngân sách địa phương. Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh
phí theo quy định.
8. Các sở, ban, ngành có liên
quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ
đạo rà soát, khảo sát, đánh giá các nội dung không đảm bảo yêu cầu về PCCC đối
với cơ sở quản lý thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND; xem
xét, đề xuất thực hiện các giải pháp khắc phục theo quy định; rà soát, lập dự
toán, gửi Sở Tài chính (Đối với nguồn vốn chi thường xuyên), Sở Kế hoạch
và Đầu tư (Đối với nguồn vốn đầu tư) tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố
trí kinh phí cho các cơ sở trong việc khắc phục để đảm bảo yêu cầu về PCCC.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc tỉnh và các tổ chức thành viên
Phối hợp với Công an tỉnh đẩy mạnh việc
tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về PCCC, Nghị quyết số
01/2021/NQ-HĐND và Kế hoạch này; động viên đoàn viên, hội viên, gia đình, người
thân gương mẫu, tích cực trong công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số
01/2021/NQ-HĐND; tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết số
01/2021/NQ-HĐND.
10. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội
dung Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND và Kế hoạch này đến cơ quan, tổ chức, cá
nhân có cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật
PCCC năm 2001 có hiệu lực trên địa bàn phụ trách.
- Phối hợp với Công an tỉnh tổng rà
soát, kiểm tra, khảo sát, đánh giá các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC được
đưa vào sử dụng trước ngày Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực
và các cơ sở thuộc loại hình kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa
chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người không bảo đảm khoảng
cách an toàn về PCCC trên
địa bàn theo các tiêu chí đã nêu tại Kế hoạch này.
Kết quả gửi về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 15/8/2022
để tổng hợp, báo cáo.
- Rà soát, lập dự toán, cân đối, bố
trí ngân sách huyện, thành phố để triển khai thực hiện các Dự án, công trình
thuộc phạm vi quản lý của UBND các huyện, thành phố đảm bảo theo quy định của
Luật ngân sách Nhà nước. Đối với các cơ sở không phụ thuộc
nguồn ngân sách Nhà nước: Yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực
hiện ngay các yêu cầu về PCCC theo quy định.
- Thực hiện việc thẩm định, cấp phép
bổ sung theo thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị
quyết số 01/2021/NQ-HĐND khi cải tạo, điều chỉnh quy mô, công năng sử dụng theo
phân cấp quản lý.
- Khảo sát thông tin, lấy
ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị và tuyên truyền, vận động các cơ sở thuộc loại
hình kho chứa và công trình chế biến sản
phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người
không
bảo đảm khoảng cách an toàn về PCCC tự nguyện
di dời phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban,
ngành và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức xử lý, cưỡng chế các cơ
sở khi hết thời hạn mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Nghị quyết số
01/2021/NQ-HĐND và Kế hoạch này theo quy định của pháp luật.
11. Các đối tượng
điều chỉnh của Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND
- Chấp hành nghiêm túc Nghị quyết số
01/2021/NQ-HĐND, Kế hoạch này và các quy định của pháp luật về PCCC.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, phương
án, kinh phí thực hiện việc khắc phục các nội dung không bảo đảm yêu cầu về
PCCC; thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của các cơ quan chức năng, đảm bảo đúng
lộ trình, thời gian quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
được giao và nội dung Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. Định
kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá tình hình, kết quả
thực hiện gửi về Công an tỉnh sáu tháng trước ngày 15/6, một năm trước
ngày 15/12 và tổng kết trước ngày 15/12/2025 để tổng hợp.
2. Giao
Công an tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế
hoạch này; định kỳ tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Bộ Công an, Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an (b/c);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hương Giang
|