Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 3667/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 182/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030" do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 3667/KH-UBND
Ngày ban hành 14/10/2024
Ngày có hiệu lực 14/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3667/KH-UBND

Kon Tum, ngày 14 tháng10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 182/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 02 NĂM 2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030”

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới;

Căn cứ Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030'' (sau đây gọi là Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ).

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau[1]:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030” (Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2024.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân và xã hội đối với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và các nội dung của Đề án; phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân các cấp trong tỉnh hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Chi, Tổ hội nông dân nghề nghiệp, các Câu Lạc bộ tự nguyện, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp.

2. Yêu cầu: Xác định cụ thể trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; tận dụng tối đa các nguồn lực hỗ trợ Hội Nông dân trong công tác phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên và người nông dân về kinh tế tập thể, tính tất yếu khách quan của phát triển kinh tế tập thể; vai trò, vị trí của kinh tế tập thể, nhất là hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý, điều hành hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, hội viên nông dân đang là cán bộ, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp.

- Tập hợp, thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể, xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm tạo việc làm, nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã trên cơ sở các chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp và xây dựng các chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp ở những tổ chức kinh tế tập thể có điều kiện, góp phần phát triển về quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng các loại hình kinh tế tập thể một cách bền vững, hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2025:

- Tư vấn, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 08 Hợp tác xã, 40 Tổ hợp tác trong nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho 70% Hợp tác xã, Tổ hợp tác nông nghiệp do các cấp Hội Nông dân vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập.

- Thu hút được 4.000 hộ hội viên nông dân tham gia Hợp tác xã, Tổ hợp tác nông nghiệp.

- Phấn đấu có ít nhất 30% số Hợp tác xã nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác; 25% số Hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

- Phấn đấu 100% cán bộ Hội Nông dân các cấp được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế tập thể; ít nhất 70% số cán bộ chủ chốt Hợp tác xã nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ.

b) Đến năm 2030:

- Tư vấn, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 28 Hợp tác xã, 140 Tổ hợp tác trong nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho 100% Hợp tác xã, Tổ hợp tác nông nghiệp do các cấp Hội Nông dân vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập.

- Thu hút được 12.000 hộ hội viên nông dân tham gia các tổ chức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

- Phấn đấu có ít nhất 50% số Hợp tác xã nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác; 30% số Hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

- 100% cán bộ Hội Nông dân các cấp làm công tác hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế tập thể; ít nhất 90% số cán bộ chủ chốt Hợp tác xã nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

[...]