ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3636/KH-UBND
|
Phú Thọ, ngày 19
tháng 8 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2021
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 được thông qua ngày 12/6/2017; Luật Ngân sách nhà nước
số 83/2015/QH13 được thông qua ngày 25/6/2015 và các văn bản hướng dẫn: Thông tư số 05/2019/TT- BKHĐT
ngày 12/5/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân
lực cho DNNVV; Thông tư số 49/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng
dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân
lực cho DNNVV; Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ tư
vấn cho DNNVV thông qua mạng lưới tư vấn viên; Thông tư số 54/2019/TT-BTC ngày
21/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
hỗ trợ DNNVV sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.
Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển
khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nghị định của Chính phủ nhằm đẩy
nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng,
minh bạch để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào sự phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc
tế của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Cân
đối các nguồn lực hỗ trợ cho DNNVV đảm bảo hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, ưu
tiên. Đồng thời, huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động hỗ trợ,
thúc đẩy phát triển các DNNVV trên địa bàn tỉnh.
- Cần
lồng ghép chương trình hỗ trợ DNNVV vào trong các kế hoạch, chương trình công
tác của các Sở, ban, ngành và địa phương nhằm sử dụng hiệu quả kinh phí, tiết
kiệm thời gian và đảm bảo tính thiết thực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
-
DNNVV trên địa bàn tỉnh nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất
kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh; ý thức chấp hành quy định của pháp luật
trong việc tiếp nhận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực hỗ
trợ.
II. NỘI DUNG HỖ TRỢ
Kế hoạch
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021 của tỉnh Phú Thọ tập trung vào các nội
dung hỗ trợ sau:
1. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực:
a)
Nội dung hỗ trợ:
Đến hết
30/6/2020, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là
8.409 doanh nghiệp (doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa là 8.302 doanh nghiệp,
chiếm 98,75% tổng số doanh nghiệp đăng ký) với tổng số vốn đăng ký là 58.936 tỷ
đồng. Trung bình mỗi năm có khoảng 800 doanh nghiệp được thành lập mới. Cơ cấu
hoạt động: doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm
69,5%, doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm 40,2%, doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong ngành công nghiệp và xây
dựng chiếm 29,3%.
Căn cứ
vào tình hình đăng ký doanh nghiệp và cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh, nhu cầu đào tạo doanh nghiệp về khởi sự doanh nghiệp và quản trị
doanh nghiệp chiếm số lượng lớn. Các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn chiếm tỷ
lệ thấp hơn. Cụ thể:
Năm
2021, dự kiến tổ chức khoảng 12 khóa đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho
DNNVV với trên 900 lượt học viên, trong đó:
- Tổ
chức 04 khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, bình quân mỗi lớp 100 học viên/khóa,
thời gian đào tạo 02 ngày/khóa
- Tổ
chức 04 khóa đào tạo quản trị kinh doanh, bình quân mỗi lớp 80 học viên/khóa,
thời gian đào tạo 02 ngày/khóa
- Tổ
chức 02 khóa đào tạo quản trị chuyên sâu, bình quân mỗi lớp 50 học viên/khóa,
thời gian đào tạo 07 ngày/khóa
- Tổ
chức 02 khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp, bình quân mỗi lớp 20 học
viên/khóa, thời gian đào tạo 07 ngày/khóa
b)
Đối tượng hỗ trợ: Theo quy định tại Điều
3 Thông tư số 05/2019/TT- BKH ngày 12/5/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c)
Điều kiện hỗ trợ:
Các
doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ- CP ngày
11/3/2018 của Chính phủ.
d)
Mức hỗ trợ:
Theo
quy định tại Điều 14 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ.
2. Hỗ trợ tư vấn thông qua mạng lưới tư vấn viên:
a)
Nội dung hỗ trợ:
Triển
khai thực hiện Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ tư
vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên. UBND tỉnh đã
yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương có liên quan thành lập tổ đầu mối tư
vấn, hỗ trợ miễn phí về thủ tục pháp lý như thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ
tục đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tờ khai đăng ký
thuế….
Năm
2021, dự kiến có khoảng 1.000 doanh nghiệp được hỗ trợ sử dụng tư vấn thuộc mạng
lưới tư vấn viên. Trong đó:
- Hỗ
trợ hợp đồng tư vấn cho 800 doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Hỗ
trợ hợp đồng tư vấn cho 100 doanh nghiệp nhỏ.
- Hỗ
trợ hợp đồng tư vấn cho 100 doanh nghiệp vừa
b)
Đối tượng hỗ trợ: Theo quy định tại Điều
2 Nghị định số 39/2018/NĐ- CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV và Điều 2 Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT ngày
29/3/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của
mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng
lưới tư vấn viên.
c)
Điều kiện hỗ trợ:
Các
doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ- CP ngày
11/3/2018 của Chính phủ.
d)
Mức hỗ trợ:
Theo quy
định tại Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ.
3. Hoạt động hỗ trợ thông tin, pháp lý:
Triển
khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban,
ngành và UBND các huyện thành thị đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp, trong
đó công tác hỗ trợ pháp lý cho người dân và doanh nghiệp được quan tâm thực hiện
và tập trung vào một số nội dung như sau: Xây dựng, quản lý, cập nhật hoàn thiện
hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến doanh nghiệp để giúp người dân và doanh
nghiệp nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật; hạn chế rủi
ro vướng mắc về pháp lý của doanh nghiệp, tạo thuận lợi để phát triển môi trường
đầu tư kinh doanh của tỉnh.
Trong
năm 2021, tiếp tục thực hiện hỗ trợ thông tin, pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa với các nội dung như sau:
- Hỗ
trợ tư vấn thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân
thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chuyển đổi hộ kinh doanh
thành doanh nghiệp.
-
Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
để cung cấp, phổ biến thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của
doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và các
thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Phát triển, nâng cấp Trang thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư trở
thành đầu mối cung cấp thông tin, các chương trình, kế hoạch hỗ trợ DNNVV; tiếp
nhận các đăng ký hỗ trợ của các DNNVV trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn phí truy cập thông tin theo quy định tại khoản
1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng thông tin quốc gia hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và trang thông tin
điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương. Được khai thác miễn phí các thông tin kinh tế- xã hội, thông tin về quy
hoạch, kế hoạch của tỉnh trên trang thông tin điện tử của tỉnh và các sở, ban,
ngành.
- Các
nội dung khác triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 306/KH- UBND ngày
22/01/2020 của UBND tỉnh.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng
kinh phí và nguồn vốn thực hiện hỗ trợ DNNVV năm 2021: 3.592 triệu đồng, trong
đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 2.875 triệu đồng; ngân sách tỉnh hỗ trợ: 717
triệu đồng; đóng góp của học viên: 180 triệu đồng; đối ứng của doanh nghiệp:
1.250 triệu đồng, cụ thể:
- Về
hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV: 942 triệu đồng, trong đó:
+
Ngân sách trung ương hỗ trợ: 225 triệu đồng.
+
Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 717 triệu đồng.
+
Đóng góp của học viên: 180 triệu đồng.
- Về
hỗ trợ sử dụng tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên cho DNNVV: 3.900 triệu đồng,
trong đó:
+
Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 2.650 triệu đồng.
+ Đối
ứng của doanh nghiệp: 1.250 triệu đồng
-
Kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ theo Kế hoạch được thực hiện từ nguồn
Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ
DNNVV; Các DNNVV, cá nhân tham gia đóng góp một phần kinh phí; Các cơ quan, đơn
vị huy động từ các nguồn tài chính khác (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế
theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thực hiện lồng ghép với các chương
trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp khác đã được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí
thực hiện hàng năm theo kế hoạch các Sở, ngành đề xuất.
- Căn
cứ vào thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, rà soát, tổng hợp
kinh phí hỗ trợ DNNVV của năm kế hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND
tỉnh bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của địa phương theo quy định của
Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối
hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị, các Hội, Hiệp hội
doanh nghiệp trên địa bàn triển khai, thực hiện Kế hoạch.
- Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo về khởi
sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho các DNNVV.
-
Tham mưu, đề xuất chương trình/kế hoạch khảo sát, học tập mô hình, kinh nghiệm
về khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại một số tỉnh/thành phố hoặc một
số quốc gia khởi nghiệp thành công.
-
Nâng cấp nội dung Trang thông tin điện tử của Sở để cung cấp các thông tin,
chương trình, chính sách hỗ trợ và tiếp nhận đăng ký hỗ trợ, trao đổi, giải đáp
các khó khăn cần tháo gỡ dành cho DNNVV trên địa bàn.
- Thực
hiện xây dựng ấn phẩm, tạp chí hoạt động hỗ trợ DNNVV nhằm truyền tải, phổ biến
các chương trình, hoạt động hỗ trợ đến DNNVV trên địa bàn tỉnh.
- Thực
hiện tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý miễn phí về đăng ký doanh nghiệp cho các tổ
chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp. Hướng dẫn kê khai và đăng ký thành lập
doanh nghiệp qua mạng điện tử,... Xây dựng hồ sơ mẫu, biểu liên quan đến thành
lập các loại hình doanh nghiệp công khai lên Trang thông tin điện tử của Sở Kế
hoạch và Đầu tư; là đơn vị đầu mối thực hiện tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh
doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
- Làm
đầu mối theo dõi, tổng hợp việc thực hiện Kế hoạch của tất cả các Sở, ban, ngành
tỉnh, UBND các huyện, thành, thị, các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính:
- Chủ
trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện,
thành, thị tổng hợp, thẩm định dự toán, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, bố trí
kinh phí để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Hướng
dẫn các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành, thị thực hiện quy trình, thủ
tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ triển khai Kế hoạch.
3. Sở Tư pháp:
- Chủ
trì, phối hợp với các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đào tạo,
tập huấn phổ biến pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
-
Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
để cung cấp, phổ biến thông tin về các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của
doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV và các
thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây
dựng và hình thành mạng lưới chuyên gia, tư vấn viên trong tất cả các lĩnh vực
theo tiêu chuẩn và điều kiện quy định
- Chủ
trì triển khai thực hiện nội dung Hỗ trợ pháp lý do doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ
trì thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nhằm cung cấp kiến thức quản
trị sản xuất chuyên sâu về các lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp sáng tạo,
tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ cao, đổi mới công nghệ, nghiên
cứu sáng kiến công nghệ, cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ
trì thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và
vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; nhằm cung cấp kiến thức về
cách thức sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
6. Sở Lao động thương binh và xã hội:
- Phối
hợp với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh xác định nhu cầu đào tạo
của các doanh nghiệp, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo nghề
cho lao động làm việc trong các DNNVV
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ
trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ, xây dựng các
chuyên trang, chuyên mục phù hợp để phổ biến nội dung của kế hoạch.
8. Các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Phối
hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh
nghiệp, thông tin phổ biến vận động hội viên tích cực tham gia hưởng ứng thực
hiện kế hoạch; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp kịp thời kiến
nghị với UBND tỉnh để tháo gỡ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát
triển.
Trong
quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành và
UBND huyện, thành, thị gửi báo cáo, kiến nghị về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (báo cáo);
- Bộ Tài chính (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: KH&ĐT, TC, KHCN, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông,
NN&PTNT, LĐTB&XH;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- CVP, các PCVP;
- NCTH;
- Lưu: TH1, VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Trọng Tấn
|