Kế hoạch 362/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 362/KH-UBND
Ngày ban hành 29/02/2016
Ngày có hiệu lực 29/02/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 362/KH-UBND

Hà Nam, ngày 29 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA DINH DƯỠNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2016-2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục giảm suy dinh dưỡng nhẹ cân và đẩy mạnh giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi. Bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh. Giảm tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở những nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam. Kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Cải thiện dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ.

- Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 8%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ <5 tuổi xuống còn 21.4% đến năm 2020.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ <5 tuổi giảm xuống dưới hoặc bằng 10% đến năm 2020.

- Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ <5 tuổi dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố đến năm 2020.

- Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ dưới 10% đến năm 2020.

- Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5cm-2cm. Chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 1cm-1,5cm so với năm 2010.

2.2. Giảm tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở nhóm có nguy cơ cao

- Giảm tỷ lệ trẻ <5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 mmol/L) xung dưới 8%.

- Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em <5 tuổi giảm còn 15%.

- Giảm tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai giảm còn 23%.

2.3. Nâng cao về kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý

- Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 35%.

- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm đạt 85%.

- Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 75%.

2.4. Cải thiện về số lượng và chất lượng bữa ăn của người dân

- Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đu người dưới 1800Kcal giảm xuống 5% vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu ăn phần cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68) đạt 75% đến năm 2020.

2.5. Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì và các yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây nhim liên quan đến dinh dưỡng người trưởng thành

- Kiểm soát tình trạng béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 12% vào năm 2020.

- Khống chế tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao (> 5,2mmol/L) ở mức dưới 30% vào năm 2020.

[...]