Kế hoạch 3615/KH-UBND năm 2016 phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 3615/KH-UBND
Ngày ban hành 07/09/2016
Ngày có hiệu lực 07/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trần Quốc Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3615/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 07 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định v dự báo, cảnh báo và truyn tin thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 425/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch công tác của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn 5 năm (2016-2020);

Thực hiện Công văn số 5080/BNN-TCTL ngày 20/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp ở địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh giai đoạn 2016-2020, bao gồm các nội dung chính như sau:

A. Mục đích, yêu cầu:

I. Mục đích

Nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục khẩn trương và hiệu quả sau thiên tai để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. Yêu cầu:

1. Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động ứng phó thiên tai theo quy định của Pháp luật.

2. Quán triệt thực hiện có hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thi, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

3. Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất.

4. Tăng cường thông tin, tuyên truyn, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

5. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đng đ phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.

B. Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai:

I. Về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng:

1. Vị trí địa lý:

Ninh Thuận nằm ở cực Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 1001814đến 1200915’’ vĩ độ Bắc và từ 10900908’’ đến 10901425’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp biển Đông, với đường bờ biển dài 105 km. Tổng diện tích tự nhiên là 3.358 Km2; dân số đến năm 2014 là 590.400 người, tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm 06 huyện (Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc và Thuận Nam) và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm; toàn tỉnh có 65 xã, phường, thị trấn.

2. Đa hình:

Địa hình của tỉnh có 3 dạng chính là: Núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven biển. Địa hình đồi núi của tỉnh chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

3. Khí hu:

Nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều, bốc hơi mạnh (từ 670-1.827mm). Nhiệt độ trung bình năm 270C, khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9-11, mùa khô từ tháng 12-8 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 700 - 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao trên 1.100 mm ở vùng miền núi. Độ ẩm không khí từ 75-77%, năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/m2, tổng lượng nhiệt 9.500-10.000°C.

Do yếu tố đặc thù khí hậu khô hạn, tạo cho Ninh Thuận có những cây trồng, vật nuôi đặc thù có giá trị kinh tế (như: Thuốc lá, bông, neem, nho, táo, tỏi, nha đam, măng tây xanh; bò, dê, cừu; sản xuất giống thủy sản), du lịch đặc thù trên vùng cát. Tuy nhiên, quy mô sản xuất hàng hóa còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô ln.

Ninh Thuận còn có tiềm năng phát triển điện gió, tuy có khí hậu khô nóng nhưng Ninh Thuận là vùng có thế mạnh để phát triển điện gió. Theo các nhà nghiên cứu chuyên ngành, Ninh Thuận là một trong 6 tỉnh miền Nam có chế độ gió tốt nhất, rất thích hợp cho việc phát triển điện gió. Toàn tỉnh hiện có 15 vùng gió tiềm năng, khoảng 8.000 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước và Thuận Bắc. Tốc độ đo được bình quân trong năm đạt 7,1 m/giây, ở độ cao 65m và mật độ gió từ 400-500 W/m2 trở lên, xem như cao nhất khu vực phía Nam (Ở các tỉnh Lâm Đồng 6,8 m/giây, Bình Thuận 6,7 m/giây; Nam Bộ 6,3 m/giây). Điều đặc biệt là Ninh Thuận ít có bão và lượng gió thổi đều trong suốt 10 tháng với tốc độ từ 6,4-9,6 m/giây (t tháng 9-10 tốc độ gió là 5,4 và 4,6 m/giây), đảm bảo ổn định cho turbin gió phát điện.

4. Sông ngòi:

[...]