ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 35/KH-UBND
|
Hậu Giang, ngày
24 tháng 4 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013
- 2016
Căn cứ Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong
các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012;
Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-LĐTBXH
ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban
hành Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động,
người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2016;
Căn cứ Công văn số 4602/LĐTBXH-PC
ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng
dẫn bổ sung Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 2717/LĐTBXH-PC
ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục
thực hiện Đề án 31 đến năm 2016;
Căn cứ Công văn số 113/LĐTBXH-PC ngày
14 tháng 01 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai
Đề án 31 giai đoạn II;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2016 (gọi tắt là Đề án 31), cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nâng cao năng lực điều phối công tác
thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh
vực: lao động; hoạt động của doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ công dân cho người
lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
- Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói
riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng mối quan hệ
lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn
định xã hội.
- Đến hết năm 2016, phấn đấu đạt 95% người
sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định
pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và 70% người lao động được
tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác có
liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG TRIỂN KHAI:
1.
Đối tượng triển khai:
- Cán bộ làm công tác thông tin,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động của các đơn vị liên quan đến
tổ chức thực hiện Đề án 31.
- Người lao động và người sử dụng lao
động trong các loại hình doanh nghiệp; tổ chức Công đoàn cơ sở của các doanh
nghiệp; hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp.
- Người lao động có hộ khẩu trên địa
bàn tỉnh đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
2.
Nội dung triển khai:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch
theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cụ thể:
- Khảo sát đối tượng tuyên truyền
trong từng loại hình doanh nghiệp.
- Xây dựng nguồn tài liệu về pháp luật
lao động và các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
quyền, nghĩa vụ công dân và người lao động để tuyên truyền phổ biến cho người
lao động và người sử dụng lao động.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt
động của doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ công dân cho người lao động trong các loại
hình doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
lao động và các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động của hợp tác xã;
quyền, nghĩa vụ công dân trong các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá toàn
diện, tổng kết việc thực hiện các nội dung hoạt động của Đề án 31 theo quy định.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1.
Giải pháp về chính sách:
Xây dựng chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các
quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền,
nghĩa vụ công dân tại doanh nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động,
gồm có:
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đóng góp kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại doanh nghiệp.
- Chế độ hỗ trợ cho đội ngũ báo cáo viên,
tuyên truyền viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại doanh nghiệp.
- Khuyến khích đưa công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật lao động, các quy định pháp luật khác liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân trong các loại hình
doanh nghiệp.
2.
Các giải pháp về cơ chế:
2.1.
Cơ chế huy động nguồn lực tuyên truyền phổ biến pháp luật:
Tăng cường đầu tư của Nhà nước cho
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật
khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân tại
doanh nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động.
2.2.
Cơ chế phối hợp:
Các hoạt động của Kế hoạch được phân
thành 04 nhóm đối tượng và được giao cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì,
có phân định trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị từng cấp trong tỉnh
để chủ động xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả công việc
thực hiện.
2.3.
Cơ chế giám sát, đánh giá:
- Tăng cường hiệu quả hoạt động giám
sát của các sở, ngành, đơn vị liên quan.
- Phát huy cơ chế phối hợp công tác
giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Liên
đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ban Quản lý
các Khu Công nghiệp tỉnh.
- Huy động sự tham gia của người lao
động và người sử dụng lao động vào việc thiết kế, thực hiện và giám sát việc thực
hiện các hoạt động.
3.
Các giải pháp:
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu
biết pháp luật và kỹ năng phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuộc ngành, hệ thống công đoàn và
thuộc các tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động từ cấp tỉnh, huyện, khu công nghiệp và doanh nghiệp.
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến những
nội dung trọng tâm, trọng điểm theo từng đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp,
ngành nghề sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình
thức, phương pháp phổ biến, tuyên truyền pháp luật: kết hợp các phương thức
truyền thống với các phương thức hiện đại, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin
phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp.
- Kết hợp việc xây dựng mô hình điểm
với nhân rộng điển hình, kịp thời biểu dương, khuyến khích các điển hình tiên
tiến và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật lao động và các quy định
khác của pháp luật, gây dư luận xã hội phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.
IV. THỜI GIAN VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
1.
Thời gian thực hiện Đề án 31: từ năm 2013 đến năm
2016.
2. Tiến độ thực hiện
Đề án: được chia làm 02 giai đoạn, cụ thể:
2.1.
Giai đoạn 1: từ năm 2013 -
năm 2014.
Xây dựng Kế hoạch; khảo sát nhu cầu
triển khai; xây dựng các chính sách; triển khai thí điểm nhằm rút kinh nghiệm
tiến đến triển khai trên diện rộng.
2.2.
Giai đoạn 2: từ năm 2015 - năm 2016.
Triển khai đồng loạt tại các khu công
nghiệp lớn, các địa bàn công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp và các hợp tác
xã theo mô hình doanh nghiệp; sơ kết giai đoạn 1 của Kế hoạch, đánh giá kết quả
thực hiện, kiến nghị bước tiếp theo, tiếp tục triển khai có bổ sung các nội
dung mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá, tổng kết và báo cáo việc thực
hiện các hoạt động của Đề án 31; đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan định kỳ
06 tháng và 01 năm báo cáo (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kết
quả thực hiện Kế hoạch Đề án hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội; chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan thực hiện:
- Tiểu Đề án 1: tuyên truyền, phổ biến pháp
luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Tiểu Đề án 4: tuyên truyền, phổ biến pháp
luật lao động và các quy định pháp luật liên quan cho người sử dụng lao động tại
các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tham
gia các hoạt động chung của Đề án 31.
2. Sở Tư pháp:
chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tư vấn kỹ năng tuyên truyền, phương
pháp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đơn vị liên
quan Đề án 31; tổ chức: Hội nghị triển khai các văn bản luật, Hội thảo về hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp, cuộc thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn, in ấn và phát
hành tờ gấp về hỏi đáp pháp luật.
3. Liên đoàn Lao động
tỉnh: chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện:
- Tiểu Đề án 3: tuyên truyền, phổ biến pháp
luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật liên quan cho người
lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; tham gia các hoạt động chung của Đề án 31.
4. Liên minh Hợp
tác xã tỉnh:
chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện:
- Tiểu Đề án 5: tuyên truyền, phổ biến pháp
luật lao động và các quy định pháp luật liên quan cho người lao động và người sử
dụng lao động tại các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp; tham gia các hoạt động
chung của Đề án 31.
5. Sở Thông tin và
Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hậu Giang:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp
luật lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Vận động các doanh nghiệp thực hiện
tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật
khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân cho
người lao động và người sử dụng lao động.
- Chủ động phối hợp với các đơn vị
liên quan để thực hiện các hoạt động của Đề án đạt hiệu quả tốt nhất.
6.
Sở Tài chính: hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh
phí của các đơn vị liên quan chủ trì thực hiện các tiểu Đề án, Sở Tài chính có
trách nhiệm thẩm định, tham mưu, đề xuất ý kiến; trình UBND tỉnh bố trí nguồn
kinh phí cho các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Đề án theo quy định.
7.
Hoạt động phối hợp các ngành:
Sở, ban, ngành liên quan chủ động phối
hợp trong việc triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
lao động của ngành mình phụ trách; tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra góp
phần nâng cao nhận thức pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và người
lao động trên địa bàn tỉnh.
8.
Kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án 31
giai đoạn 2013 - 2016 là: 3.731.150.000 đồng (ba tỷ bảy trăm ba mươi mốt triệu
một trăm năm mươi nghìn đồng).
- Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn
kinh phí đã được ngân sách giao trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị và thực
hiện theo phân cấp ngân sách; đồng thời, lồng ghép với các chương trình khác,
nguồn kinh phí huy động, tài trợ khác (nếu có) để thực hiện.
(Đính
kèm phụ lục kinh phí).
Trên cơ sở Kế hoạch này, đề nghị các
sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức
triển khai thực hiện Đề án 31 có hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao
động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2013 - 2016. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc vượt thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH);
- TT: TU, HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, LĐLĐ tỉnh;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- BQL các Khu Công nghiệp tỉnh;
- Lưu: VT, VX. HNg
D:\VAN - XA 2013\LĐTBXH\KE HOACH\T4\KH Đe an 31 giai doan 2013 - 2016.doc
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thành Lập
|