Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2013 triển khai Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2016

Số hiệu 138/KH-UBND
Ngày ban hành 22/08/2013
Ngày có hiệu lực 22/08/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/KH-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2016

Thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đán Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao đng trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012 (gọi tắt là Đề án 31), Công văn số 2717/LĐTBXH-PC ngày 8/8/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Đề án 31 đến năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch triện khai thực đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghip giai đon 2013 - 2016, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật lao đng giúp người lao đng và người sử dụng lao động hiu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong tham gia quan hlao động. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng của người lao động và người sử dụng lao động xây dựng mi quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội

- Làm cho mọi người lao động, chủ sử dụng lao động nắm những vấn đề cơ bn của Bộ Luật Lao động (mới) được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII; những nội dung mới, nội dung kế thừa Bộ Luật Lao động (cũ);

- Đào tạo, bồi dưng kiến thức về pháp luật lao động đó được bổ sung, sửa đổi cho lãnh đạo các ngành, đoàn thể liên quan, UBND quận, huyện thị xã, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện, cán bộ lao động TBXH cơ sở, các tuyên truyền viên quận, huyện, hòa giải viên lao động quận huyện. Góp phn nâng cao trình độ nghiệp vụ và đề cao trách nhiệm của Ban chp hành Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trong việc thực hiện vai trò là người đại diện cho tập thể lao động.

- Ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản các cuộc tranh chấp lao đng tp th, tạo môi trường lao động hài hòa, n định, tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thành phố.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật đề ra phải bám sát nội dung của đề án ban hành kèm theo Quyết định s 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữ các cấp, các ngành, các đoàn thể trong ph biến pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng và triển khai đng bộ đến quận, huyện, thị xã, các xã phường, thị trấn và các doanh nghiệp.

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật gắn liền với công tác tổ chức thanh tra, kim tra thực hiện nhằm đưa Bộ Luật lao động và các pháp luật có liên quan và cuộc sống.

3. Các chỉ tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến hết năm 2016: 95% các doanh nghiệp, 100% các công ty TNHH một thành viên, các doanh nghiệp cổ phần có vn nhà nước được ph biến, tuyên truyn pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyn, nghĩa vụ công dân của người lao động.

- Đảm bảo 95% người sử dụng lao động, 80% người lao động, 100% lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được tuyên tuyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN

1. Phạm vi tuyên truyền

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, các pháp luật khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, đến quyn, nghĩa vụ người lao động và người sử dụng lao động.

2. Đối tượng tuyên truyền

- Người sử dụng lao động.

- Người lao động.

- Tổ chức công đoàn các cấp.

- Các doanh nghiệp, văn phòng đại diện, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động.

III. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung

- Tuyên truyền về các qui định của Bộ Luật Lao động, đặc biệt là nội dung mới của Bộ Luật Lao động về việc làm, quản lý nhà nước về lao động, hp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, tiền công, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm thất nghiệp, tranh chấp lao động, quản lý lao động là người nước ngoài, cho thuê lại lao động, thanh tra, kiểm tra, an toàn v sinh lao động.

- Hướng dẫn quy trình đình công, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập th, tranh chp lao động cá nhân, qui trình giải quyết các cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục theo qui định của pháp luật lao động trên địa bàn thành phố và pháp luật khác có liên quan, hướng dẫn kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên cấp quận, huyện.

[...]