Kế hoạch 348/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 154-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 348/KH-UBND
Ngày ban hành 06/02/2023
Ngày có hiệu lực 06/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 348/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 06 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 154-CTR/TU NGÀY 21/11/2022 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Kế hoạch số 09-KH/TW ngày 23/8/2022 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chương trình hành động số 154-CTr/TU ngày 21/11/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Kế hoạch số 80- KH/BCSĐ ngày 24/01/2023 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 154-CTr/TU ngày 21/11/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm bằng các kế hoạch, phương án, đề án, dự án cụ thể; phân công rõ nhiệm vụ cho các Sở ngành, địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện để khắc phục những hạn chế, yếu kém và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra.

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để tập trung chỉ đạo, điều hành; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu đến năm 2030

a) Mục tiêu chung: Xây dựng “nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh”. Nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

b) Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành Nông nghiệp bình quân giai đoạn 2021-2025 tăng 3-4%/năm và giai đoạn 2026-2030 tăng 4-5%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân 10-11%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân trên 10%/năm.

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 95% (45 xã), trong đó, phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; trên 70% huyện đạt chuẩn nông thôn mới (05 huyện), trong đó, phấn đấu 40% huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (2 huyện).

- Thu nhập bình quân của người dân nông thôn phấn đấu tăng gấp 2,5 lần so với năm 2020.

- Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 98%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%.

- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 49%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 90%.

2. Tầm nhìn đến năm 2045

Nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái theo hướng liên kết chuỗi giá trị, tập trung vào các loại cây trồng, vật nuôi đặc thù, tiềm năng, lợi thế, chất lượng, sức cạnh tranh cao gắn với chế biến và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn

a) Các Sở, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp chặt chẽ với các địa phương:

Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, học vấn cho nông dân và cư dân nông thôn để đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ; thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nông thôn.

Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao cho nông dân và cư dân nông thôn. Thực hiện tốt chính sách dân số và phát triển; bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận cơ hội phát triển, dịch vụ cơ bản nông thôn. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, nâng cao năng lực, vị thế của phụ nữ ở nông thôn. Thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm, khuyến khích, nâng nhanh tỉ lệ nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế. Triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Bố trí ổn định dân cư khu rừng đặc dụng, vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai. Ưu tiên nguồn lực đầu tư đối với các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tiếp tục hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế, việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống.

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

Triển khai có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền làm chủ của nông dân và cư dân nông thôn theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Phát huy tinh thần đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm, tương thân, tương ái; đẩy mạnh phong trào nông dân khởi nghiệp, thi đua sản xuất kinh doanh, cùng nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng dân cư vững mạnh, tham gia quản lý xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ nông dân và cư dân nông thôn nâng cao năng lực quản trị, phát triển sản xuất kinh doanh; tạo sinh kế, việc làm ổn định, tiếp cận các nguồn lực, tiến bộ khoa học-công nghệ, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội Nông dân, các tổ chức chính trị-xã hội, Liên minh Hợp tác xã và các tổ chức xã hội-nghề nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật, kiến thức sản xuất kinh doanh, khoa học-công nghệ; đẩy mạnh các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng gia đình, thôn văn hoá.

2. Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng

[...]