Kế hoạch 3413/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 64-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 3413/KH-UBND
Ngày ban hành 13/09/2023
Ngày có hiệu lực 13/09/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Trần Văn Quân
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3413/KH-UBND

Hải Dương, ngày 13 tháng 9 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 64-TTR/TU NGÀY 17/01/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW, NGÀY 26/6/2022 CỦA BCH TW ĐẢNG (KHÓA XIII) VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thực hiện Kết luận số 187-KL/TU, ngày 10/4/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 64-CTr/TU, ngày 17/01/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các chủ trương, định hướng, nhiệm vụ trọng tâm đã được nêu trong Chương trình hành động số 64-CTr/TU ngày 17/01/2023 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng (Khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể trong giai đoạn mới thành những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh tổ chức thực hiện.

2. Yêu cầu

Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.

Xác định các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phải đảm bảo tính trọng tâm, có tính đột phá, hướng tới giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế tập thể thời gian qua.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu chung

Phát triển kinh tế tập thể hiệu quả, bền vững, đa dạng hóa các mô hình hợp tác, liên kết nhằm thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia. Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên. Phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực đầu tư hỗ trợ của nhà nước, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2030: (1) Thành lập mới 30 tổ hợp tác; 180 hợp tác xã; 02 liên hiệp hợp tác xã. (2) Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển, phấn đấu có trên 70% hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hiệu quả hoạt động tốt, khá. (3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phấn đấu có trên 80 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao; 100% các tổ chức kinh tế tập thể ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh. (4) Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có trên 60% hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. Tăng số lượng hợp tác xã xuất khẩu sản phẩm trực tiếp ra thị trường nước ngoài.

- Đến năm 2045: Phấn đấu thu hút 100% các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia ít nhất 01 tổ chức kinh tế tập thể (hợp tác xã hoặc tổ hợp tác). Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, bảo đảm 100% tổ chức kinh tế hoạt động hiệu quả, trong đó ít nhất 85% tổ chức kinh tế tập thể tham gia các chuỗi liên kết.

3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; tiếp tục thống nhất, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tập thể

- Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu cần nêu cao vai trò, trách nhiệm nêu gương; chủ động, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với các hoạt động và sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, đảm bảo khu vực kinh tế tập thể của tỉnh phát triển toàn diện, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch, giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực và hiệu quả, hình thức đa dạng, phong phú; đảm bảo nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là người đứng đầu về vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tập thể. Tập trung tuyên truyền Luật Hợp tác xã năm 2012 để các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả, bền vững.

3.2. Tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện khung pháp luật, cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể

- Tích cực tổ chức rà soát việc thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế tập thể để kịp thời tham mưu, đề xuất góp ý sửa đổi, bổ sung các nội dung không còn phù hợp; tham gia xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý; nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, khuyến khích phát triển các hợp tác xã.

- Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, phát triển hợp tác xã như: hỗ trợ thành lập mới, hợp nhất, sáp nhập, hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ tín dụng, chính sách về đất đai, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số... trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi giúp các tổ chức kinh tế tập thể tiếp cận, giải ngân các nguồn vốn tín dụng theo chính sách quy định; hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể chuyển đổi số. Hướng dẫn các tổ chức kinh tế tập thể có dự án ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo được vay vốn từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo các Đề án của tỉnh. Hoàn thiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp, ưu tiên bố trí quỹ đất cho các tổ chức kinh tế tập thể thuê; tập trung giải quyết tồn tại về đất đai đối với việc sử dụng đất của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung huy động các nguồn lực để thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành có tác động tích cực đến phát triển của kinh tế tập thể; tập trung nguồn lực để hỗ trợ xây dựng thí điểm hợp tác xã sản xuất một số chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, có lợi thế so sánh, để từ đó nhân rộng. Tăng cường kêu gọi, xúc tiến đầu tư, ưu tiên dành nguồn lực để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Khuyến khích, hỗ trợ thu hút cán bộ quản lý và khoa học về công tác tại các tổ chức kinh tế tập thể; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, đào tạo lao động trong các tổ chức hợp tác.

3.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đôi vơi kinh tế tập thể

- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy về quản lý nhà nước đối kinh tế tập thể, hợp tác xã. Phân công và nâng cao chất lượng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham mưu công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã.

- Thực hiện lồng ghép nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tập thể trong các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành. Thực hiện tốt công tác nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh để kịp thời có giải pháp tháo gỡ.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các hợp tác xã theo quy định, xử lý kịp thời, đủ mạnh đối với những vi phạm quy định về hợp tác xã.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ