Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 332/KH-UBND năm 2017 về khắc phục những tồn tại, hạn chế sau 02 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 332/KH-UBND
Ngày ban hành 09/08/2017
Ngày có hiệu lực 09/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Minh Tiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 332/KH-UBND

Hà Giang, ngày 09 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ SAU 02 THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Thực hiện Quyết định số 840-QĐ/TU ngày 05/6/2017 của Tỉnh ủy v/v phân công ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách, chỉ đạo và đôn đốc việc khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Trên cơ sở báo cáo rà soát, đánh giá và đề xuất giải pháp khc phục những tồn tại sau 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế sau 02 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với những nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp;

- Đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế sau 02 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đề ra.

2. Yêu cầu

- Xây dựng, đề ra được những giải pháp nhằm giải quyết, khắc phục được triệt để những tồn tại hạn chế sau 02 năm thực hiện đề án, có tính khả thi đảm bảo từ nay đến năm 2020 hoàn thành mục tiêu đề ra.

- Huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. UBND các huyện, thành phố phải vào cuộc quyết liệt, chủ động xây dựng các kế hoạch để khắc phục những tồn tại, hạn chế của địa phương mình trong triển khai thực hiện đề án.

- Thành viên Ban chỉ đạo các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện; cùng cơ sở kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

II. Những tồn tại, hạn chế sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

1. Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến người dân còn hạn chế; việc triển khai thực hiện Đề án còn chưa được đồng bộ, nhiều địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm, triển khai chậm, dàn trải.

2. Việc phân vùng sản xuất, phân vùng nguyên liệu chưa rõ; sản xuất quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, chưa hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn; thiếu sự liên kết vùng.

3. Một số sản phẩm chủ lực trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý (Mật ong, cam); việc liên kết, phối hợp giữa các địa phương chưa rõ, chưa khai thác triệt để được lợi thế này.

4. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến đối với các cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh đã được xác định trong đề án tái cơ cấu ngành còn hạn chế, hiệu quả thấp.

5. Nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thấp, chủ yếu bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp và từ nguồn tín dụng. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như thủy lợi, cơ sở sản xuất, dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản...., chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, chưa đồng bộ cho từng dự án.

6. Các hình thức tổ chức sản xuất (HTX, THT) được thành lập tăng về số lượng nhưng chất lượng hoạt động còn yếu, chưa đóng vai trò tổ chức lại sản xuất, chưa định hướng được thị trường và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

7. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn. Do vậy sản xuất chưa gắn kết được với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm sản xuất chủ yếu bán thô, sơ chế nên giá trị thấp, người dân tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

8. Việc triển khai thực hiện chính sách ở cơ sở còn lúng túng, chưa tận dụng được thời cơ, cơ hội để khơi thông vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Chính sách ban hành còn có những rào cản nhất định như: không có tài sản thế chấp, luôn có dư nợ tại các ngân hàng... nên người dân không tiếp cận được vốn tín dụng để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.

9. Nhận thức của người dân còn hạn chế, trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước. Nhận thức của người lao động làm nông nghiệp nông thôn về việc làm, học nghề còn hạn chế; tâm lý ngại đi làm xa, bằng lòng với cuộc sống đây là một trong những cản trở lớn đến công tác giải quyết đưa người lao động đi làm việc xa nhà.

10. Trình độ chuyên môn của cán bộ ngành nông nghiệp còn hạn chế; công tác lãnh chỉ đạo của chính quyền xã ở một số địa phương mới dừng lại trên văn bản là chính; thiếu kiểm tra, đôn đốc; chưa nắm chắc, đầy đủ các chủ trương, chính sách của tỉnh.

11. Hoạt động của một số thành viên Ban chỉ đạo chưa rõ nét, chưa chủ động đề xuất cho Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.

III. Các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đảm bảo đến năm 2020 hoàn thành mục tiêu đề ra

1. Công tác tuyên truyền

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền theo nhiều hình thức đa dạng, phong phú (tuyên truyền bằng tờ rơi, pa nô, áp phích, các cuộc thi, truyền thanh, truyền hình, họp thôn), tạo đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị nhằm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu, lấy kết quả, hiệu quả kinh tế làm thước đo trong sản xuất, với mục tiêu cốt lõi là nâng cao thu nhận cho người dân. Phải tạo ra bước chuyn biến mới về tư duy sản xuất cũ sang sản xuất hàng hóa; sản xuất sản phẩm thị trường cần, không sản xuất cái mình có; phải có thị trường mới quay lại tổ chức sản xuất; sản xuất các sản phẩm đặc hữu, đặc sản, sản xuất an toàn.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai, quán triệt chính sách theo Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đến các tổ chức, cá nhân và đối tượng hưởng lợi để thống nhất chung tcông tác chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện trong toàn tỉnh.

[...]