Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 21/KH-UBND
Ngày ban hành 16/02/2017
Ngày có hiệu lực 16/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Phạm Vũ Hồng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 16 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 30/3/2016 của Tỉnh ủy Kiên Giang thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2015 - 2020);

Căn cứ Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phê duyệt tại Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 24/02/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang và Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp-nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, từng tiểu vùng trong hệ thống nông nghiệp bền vững đđẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành; chuyn đi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và phát triển bền vững. Trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần đy nhanh phát triển kinh tế nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nông dân. Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên để sản xuất bền vững, hạn chế tối đa tác động rủi ro đến môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010: Toàn ngành 5,6%/năm, nông nghiệp 3,6%, lâm nghiệp 1,7%, thủy sản là 8,1%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp: Trồng trọt 2,2%/năm, chăn nuôi 9,4%/năm, dịch vụ nông nghiệp 8,5%.

Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp 49,1%, lâm nghiệp 0,5% và thủy sản 50,4%; trồng trọt 67,4%, chăn nuôi 15,3% và dịch vụ nông nghiệp 17,2%.

- Đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt 5,1 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa đạt trên 5 triệu tấn. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 755.505 tấn, trong đó: nuôi trồng thủy sản đạt 265.505 tấn, riêng nuôi tôm đạt 80.000 tấn.

- Giá trị sản lượng bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 130 triệu đồng, trong đó: giá trị sản lượng bình quân trồng trọt đạt 100 triệu đồng/ha.

- Tiếp tục hoàn thiện các xã, huyện đã đạt tiêu chí, tăng tỷ lệ xã đạt nông thôn mới lên 50% và xây dựng thêm 02 huyện đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới. Các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 12%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Các Sở, ban, ngành, các huyện và thành phố tổ chức triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt, thông qua các hình thức như: Tổ chức hội nghị tuyên truyền, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện, thành phố nhằm thống nhất về quan điểm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án và Kế hoạch hành động của tỉnh đến cơ sở. Tạo đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và người nông dân, nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, sang phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, xây dựng thương hiệu, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

2. Thực hiện tái cơ cấu ngành, sản phẩm nông nghiệp theo từng lĩnh vực

Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị chăn nuôi, rau màu trong nội ngành nông nghiệp, giá trị thủy sản trong tng giá trị nông, lâm, thủy sản.

2.1. Trồng trọt:

a. Cây lúa

Hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm tạo thuận lợi để đưa tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng bước luân canh các cây trồng cạn như: Bắp, đậu nành, rau đậu hoặc thủy sản trên đất lúa, 02 lúa + 01 màu theo nhu cầu của thị trường.

Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 800 ngàn ha, năng sut lúa bình quân đạt 6,35 tn/ha và tng sản lượng lúa đạt 5.069 ngàn tấn. Các địa phương có khả năng tăng diện tích gieo trồng lúa cả năm gồm: Giồng Riềng, Gò Quao, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành; các địa phương giảm diện tích gieo trồng lúa gồm: Tp. Rạch Giá và các huyện vùng U Minh Thượng.

Xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, hình thành các vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, lúa thơm đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng. Đến năm 2020 đạt 120.000 ha.

b. Rau màu

Từng bước nâng cao trình độ thâm canh rau theo hướng sản xuất rau an toàn, đa dạng hoá các loại rau phù hợp với nhu cầu thị trường và đặc điểm sinh thái của từng tiểu vùng. Chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ cao phù hợp cho các vùng chuyên canh trọng điểm. Ngoài trồng rau, từng bước phát triển hoa và cây cảnh để đáp ứng một phần nhu cầu hoa, cây cảnh sẽ tăng nhanh cho khu vực đô thị và một phần cho khu vực nông thôn. Địa bàn phát triển chuyên canh rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tập trung quanh các đô thị, khu du lịch như Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Thành và phát triển rau luân canh trên đất 02 vụ lúa tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng.

[...]