Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 04/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2022

Số hiệu 04/KH-UBND
Ngày ban hành 10/01/2022
Ngày có hiệu lực 10/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Phạm Văn Thành
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 10 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2022

Căn cứ các Luật: Luật Thú y năm 2015; Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013; Luật Thủy sản năm 2017;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; s35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Thú y;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030; số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025; số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025; s 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mm long móng, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 Quy định về phòng, chống dịch bệnh thủy sản; số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; s 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; s23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 về hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi; Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài chính: số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ các chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; diễn biến, tình hình kết quả phòng, chống dịch bệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021, dự kiến tình hình dịch bệnh năm 2022. Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 6328/TTr-SNNPTNT ngày 30/12/2021; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng chống dịch bệnh ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2022, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành về công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản (sau đây gọi chung là công tác phòng chống dịch bệnh ngành nông nghiệp) đặc biệt là các bệnh có khả năng lây lan, bùng phát trên diện rộng, lây sang người;

Nâng cao nhận thức, hiểu biết của người sản xuất về công tác phòng chống dịch bệnh; hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm bảo vệ sản xuất nông nghiệp; bảo đảm khống chế không để bùng phát thành dịch gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng, vật nuôi, thủy sản;

Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh với phương châm phòng bệnh là chính, phòng bệnh là biện pháp rnhất kết hợp đng bộ các biện pháp quản lý, giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ gia đình; phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các dịch bệnh nguy hiểm ngay khi mới phát sinh; đảm bảo sản xuất ổn định, bền vững, môi trường và bảo vệ sức khỏe của người dân.

2. Yêu cầu

Thực hiện đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Pháp luật, Chính phủ, các Bộ, ngành... nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, tuân thủ theo định hướng, quy hoạch; không lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư; quản lý sản xuất và giám sát dịch bệnh trong nông nghiệp đến tận thôn, xóm, từng hộ dân, đặc biệt là tại các dịch cũ, nơi có nguy cơ cao;

Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền nhất là cấp cơ sở, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các Sở, ngành và cả hệ thống chính trị; huy động toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngành nông nghiệp;

Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan từ khâu sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ;

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực nông nghiệp và công tác phòng, chống dịch bệnh; kiên quyết ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm;

Chuẩn bị vật tư, hóa chất phòng chống dịch, chủ động các phương án chỉ đạo khi diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp, có nguy cơ bùng phát thành dịch nhằm bảo vệ an toàn sản xuất và hạn chế ti đa ô nhiễm môi trường.

II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Phòng chống dịch bệnh trên cây trồng

1.1. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nông dân hiểu rõ về tác hại của các đối tượng sinh vật hại trên cây trồng, đặc biệt là tác hại của chuột và bệnh virut gây hại trên lúa (bệnh lùn sọc đen, lùn xoắn lá...), các loài sâu mới xuất hiện có khả năng gây hại cao (sâu đo ăn lá gây hại trên cây...) từ đó áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống sinh vật gây hại cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng. Hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật hại tránh gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông sản;

- Hình thức thực hiện: Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (Trung tâm Truyền thông tỉnh, Trung tâm thông tin và văn hóa các địa phương, loa phát thanh của địa phương...); Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng cho nông dân tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là phòng chống các đối tượng dịch hại khó kiểm soát như: bệnh virut gây hại trên lúa (bệnh lùn sọc đen, lùn xoắn lá,...), chuột hại,... Xây dựng pano, áp phich, sổ tay, tờ rơi, quy trình biện pháp phòng trừ... để tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến cho người dân.

1.2. Công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo

- Chỉ đạo cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện, dự tính dự báo chính xác thời gian phát sinh, tham mưu và đề xuất các biện pháp phòng trừ khi có dịch xảy ra đảm bảo kịp thời và hiệu quả đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng (rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lùn sọc đen, sâu keo mùa thu, chuột...);

- Thường xuyên phối hợp với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh nắm bắt kịp thời diễn biến của các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng để có các biện pháp phòng trừ kịp thời.

1.3. Công tác phòng chống dịch hại cây trồng

[...]