Kế hoạch 3278/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Số hiệu 3278/KH-UBND
Ngày ban hành 13/10/2021
Ngày có hiệu lực 13/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Tống Thanh Hải
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3278/KH-UBND

Lai Châu, ngày 13 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn thông tin nhằm trang bị cho mỗi cá nhân trên địa bàn tỉnh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng, giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.

- Nâng cao trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin tại cơ quan, tổ chức, địa phương.

2. Yêu cầu

- Công tác tuyên truyền được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; Các biện pháp tuyên truyền cần được phối hợp linh hoạt, tận dụng ưu thế của mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng để các nội dung tuyên truyền có sức lan tỏa rộng rãi, tạo ra năng lượng tích cực, an toàn trên không gian mạng.

- Khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội để thực hiện nhiệm vụ nhằm tạo ra sự lan tỏa, kết nối đa kênh, đa nền tảng, thúc đẩy thay đổi nhận thức về an toàn thông tin (sau đây gọi tắt là ATTT) của người sử dụng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao năng lực quốc gia về bảo đảm ATTT.

b) Giảm thiểu các sự cố mất an toàn thông tin bắt nguồn từ nhận thức yếu kém của con người về các nguy cơ mất an toàn thông tin

c) Người sử dụng Internet được trang bị đầy đủ nhận thức và các kỹ năng cơ bản về bảo đảm ATTT, thực hiện các thủ tục hành chính hay giao dịch điện tử trên không gian mạng, tham gia chính quyền điện tử, góp phần xây dựng không gian mạng Việt Nam an toàn, tích cực, hiệu quả.

d) Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức nhận thức được vai trò, trách nhiệm bảo đảm ATTT khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin, ATTT trong nước tiêu biểu đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) đánh giá và công bố hoặc bảo trợ.

e) Học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ nhận thức và kỹ năng cơ bản để khai thác an toàn, hiệu quả, lành mạnh không gian mạng cho học tập, giải trí.

2. Mục tiêu đến năm 2025

a) Thiết lập trang/kênh trên mạng xã hội (tiêu biểu như Facebook, Zalo…) lồng ghép tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin để thu hút, tiếp cận tối đa người sử dụng tham gia.

b) 100% các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính quyền điện tử, đô thị thông minh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

c) Trên 80% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng; 50% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn khả năng đọc tin, tư duy phê phán, phản biện về các thông tin sai lệch trên mạng nhằm tạo dựng một thế hệ mới có tư duy và sử dụng hiệu quả, tích cực trên không gian mạng;

d) Trên 90% lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí của tỉnh được phổ biến về các nguy cơ, hậu quả và trách nhiệm trong vấn đề mất ATTT; xu hướng và tình hình mất ATTT tại Việt Nam và trên thế giới.

đ) 100% người đứng đầu các cơ quan, tổ chức nhà nước được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm ATTT trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; ý thức được hậu quả cũng như trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sự cố mất ATTT.

e) 80% cơ quan, tổ chức được tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ ATTT trong nước.

III. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VÀ CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH

1. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ATTT, như: Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; Luật An toàn thông tin mạng; Luật An ninh mạng; Luật Cơ yếu; Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam; Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử...

[...]