Kế hoạch 322/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu | 322/KH-UBND |
Ngày ban hành | 12/05/2023 |
Ngày có hiệu lực | 12/05/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Bùi Đình Long |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 12 tháng 5 năm 2023 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025; Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2023 như sau:
1. Quán triệt và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tới cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban ngành, đoàn thể chính trị-xã hội từ tỉnh đến cơ sở và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần, trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo trong quá trình thực hiện.
2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp để triển khai kịp thời, có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng củng cố hệ thống chính trị, ổn định trật tự xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, phát huy cao nội lực phấn đấu của người nghèo, xã nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh giảm nghèo bền vững, hạn chế thấp nhất tỷ lệ hộ tái nghèo.
4. Phân công trách nhiệm cụ thể đối với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
1. Mục tiêu chung
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kinh tế, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, đào tạo kỹ năng nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nhanh thu nhập, nâng cao điều kiện sinh hoạt và chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1-1,5%, trong đó vùng miền núi 2 - 3%;
- Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%;
(Phụ lục số 1 kèm theo)
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Phạm vi thực hiện: trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An, trọng tâm là các huyện nghèo, vùng khó khăn.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN
1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 193.369 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 175.790 triệu đồng.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 322/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 12 tháng 5 năm 2023 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025; Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2023 như sau:
1. Quán triệt và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tới cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các sở, ban ngành, đoàn thể chính trị-xã hội từ tỉnh đến cơ sở và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần, trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo trong quá trình thực hiện.
2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp để triển khai kịp thời, có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng củng cố hệ thống chính trị, ổn định trật tự xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, phát huy cao nội lực phấn đấu của người nghèo, xã nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh giảm nghèo bền vững, hạn chế thấp nhất tỷ lệ hộ tái nghèo.
4. Phân công trách nhiệm cụ thể đối với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
1. Mục tiêu chung
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kinh tế, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, đào tạo kỹ năng nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nhanh thu nhập, nâng cao điều kiện sinh hoạt và chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1-1,5%, trong đó vùng miền núi 2 - 3%;
- Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%;
(Phụ lục số 1 kèm theo)
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
- Các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Phạm vi thực hiện: trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An, trọng tâm là các huyện nghèo, vùng khó khăn.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN
1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 193.369 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 175.790 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 17.579 triệu đồng.
2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 81.187 triệu đồng (Vốn sự nghiệp).
3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
3.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 35.808 triệu đồng (Vốn sự nghiệp)
3.2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 10.391 triệu đồng (Vốn sự nghiệp).
4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
4.1. Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 59.015 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 20.838 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 38.177 triệu đồng.
4.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 3.797 triệu đồng (Vốn sự nghiệp)
4.3. Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 22.492 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 7.817 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 14.675 triệu đồng.
5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phản công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 67.880 triệu đồng (Vốn sự nghiệp)
6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
6.1. Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 16.547 triệu đồng (Vốn sự nghiệp).
6.2. Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 4.945 triệu đồng (Vốn sự nghiệp).
7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
7.1. Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 11.107 triệu đồng (Vốn sự nghiệp)
7.2. Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
a) Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phân công thực hiện: Theo Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh.
b) Kế hoạch vốn Trung ương thực hiện: 5.940 triệu đồng (Vốn sự nghiệp)
Kế hoạch nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 là: 512.478 tỷ đồng (Tại các Quyết định số 4451/QĐ-UBND ngày 31/12/2022, Quyết định số 4467/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 và Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 21/3/2023 của UBND tỉnh)
Trong đó:
- Vốn đầu tư phát triển: 204.445 tỷ đồng
- Vốn sự nghiệp: 308.033 tỷ đồng
(Chi tiết tại Phụ lục số 2,3 kèm theo)
1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững
Cấp ủy, chính quyền các cấp xác định rõ giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước; xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án về hỗ trợ giảm nghèo.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình; hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án cơ sở hạ tầng huyện nghèo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm dịch vụ việc làm đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; đảm bảo điều kiện bố trí và giải ngân kế hoạch vốn theo từng danh mục dự án đã được HĐND tỉnh thông qua.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” đối với người nghèo. Động viên, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội; Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền công tác giảm nghèo trong các ngành, các cấp; kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững để nhân rộng.
- Tiếp tục hưởng ứng và triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo"; thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ 76 xã đặc biệt khó khăn theo phân công của UBND tỉnh.
- Đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, tăng cường các chính sách hỗ trợ có điều kiện; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tín dụng chính sách xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như chính sách hỗ trợ học phí, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, các chính sách túi dụng xã hội, chính sách hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ về nhà ở, nước sạch.
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội kết nối vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở những địa bàn khó khăn;
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng; tập trung giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phù hợp.
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo; đông thời huy động tối đa các nguồn lực đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn lực xã hội khác tham gia công tác giảm nghèo bền vững;
- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu đầu tư giảm nghèo của Trung ương, trước hết là Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Chính phủ ban hành.
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; tập trung phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho người nghèo; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn.
5. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo và bộ máy tham mưu, giúp việc các cấp thống nhất, đồng bộ; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, nhiệt tình về công tác tại vùng nghèo, vùng khó khăn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để người dân, cộng đồng tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo của Nhà nước.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn.
Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các dự án: Dự án 1; Dự án 2; Tiểu dự án 1 - Dự án 4; Tiểu dự án 2 - Dự án 4; Tiểu dự án 3 - Dự án 4; Tiểu dự án 2 - Dự án 6; Tiểu dự án 1 - Dự án 7; Tiểu dự án 2 - Dự án 7.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổng hợp, cân đối, bố trí vốn đầu tư thực hiện Chương trình theo tiến độ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; phối hợp với các Sở, ngành liên quan lồng ghép nguồn lực thực hiện các Chương trình, dự án giảm nghèo; hướng dẫn thực hiện và giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định trong quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn sự nghiệp cho Chương trình theo tiến độ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; hướng dẫn về cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình; giám sát, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.
4. Các Sở, ngành chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình
Xây dựng kế hoạch/phương án tổ chức triển khai các hoạt động của dự án, tiểu dự án thành phần do Sở, ngành chủ trì năm 2023. Hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã để tổ chức thực hiện bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các chương trình, dự án, đề án khác, cụ thể:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 3.
- Sở Y tế: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 3.
- Sở Xây dựng: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện thực hiện Dự án 5.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 6.
5. Các Sở, ban, ngành liên quan
Tham gia triển khai thực hiện Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do Sở, ban, ngành quản lý. Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của Sở, ban, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các Dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình; sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát, lãng phí; báo cáo kết quả triển khai thực hiện chương trình cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên
Trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp, hướng dẫn các tổ chức thành viên Mặt trận tổ quốc các cấp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân thi đua hưởng ứng, tham gia thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, Chương trình “Tết Vì người nghèo” hàng năm, chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở (Chương trình 1838); tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” gắn với thực hiện các nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đồng thời, động viên, khích lệ người dân tự giác vươn lên thoát nghèo bền vững.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KẾ HOẠCH GIẢM TỶ LỆ HỘ NGHÈO NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 322/KH- UBND ngày 12 tháng 5 năm 2023 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT |
Huyện, thị xã, thành phố |
Năm 2023 |
|
Đơn vị tính |
Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo |
||
1 |
Thành phố Vinh |
% |
0,01-0,02 |
2 |
Thị xã Cửa Lò |
% |
0,1-0,2 |
3 |
Huyện Nam Đàn |
% |
0,1 -0,2 |
4 |
Huyện Hưng Nguyên |
% |
0,3-0,5 |
5 |
Huyện Nghi Lộc |
% |
0,7-0,9 |
6 |
Huyện Đô Lương |
% |
0,8-1,0 |
7 |
Huyện Diễn Châu |
% |
0,7-0,9 |
8 |
Huyện Yên Thành |
% |
0,5-0,7 |
9 |
Huyện Quỳnh Lưu |
% |
0,9-1,2 |
10 |
Thị xã Hoàng Mai |
% |
0,6-0,8 |
11 |
Thị xã Thái Hoà |
% |
0,1-0,3 |
12 |
Huyện Thanh Chương |
% |
1,0-1,3 |
13 |
Huyện Anh Sơn |
% |
1,5-2,0 |
14 |
Huyện Tân Kỳ |
% |
1,7-2,2 |
15 |
Huyện Nghĩa Đàn |
% |
1,2-1,5 |
16 |
Huyện Quỳ Hợp |
% |
2,0-2,2 |
17 |
Huyện Quỳ Châu |
% |
4,0-4,5 |
18 |
Huyện Quế Phong |
% |
4,0-4,5 |
19 |
Huyện Con Cuông |
% |
2,5-3,0 |
20 |
Huyện Tương Dương |
% |
4,0-5,0 |
21 |
Huyện Kỳ Sơn |
% |
4,5-5,5 |
|
Toàn tỉnh |
% |
1-1,5 |
KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 322/KH-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2023 của UBND tỉnh Nghệ An)
ĐVT: triệu đồng
TT |
Nội dung |
Năm 2023 |
Ghi chú |
||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Đầu tư phát triển |
Sự nghiệp |
||||
|
Tổng cộng |
512.478 |
204.445 |
308.033 |
|
1 |
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo |
193.369 |
175.790 |
17.579 |
|
2 |
Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo |
81.187 |
|
81.187 |
|
3 |
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng |
46.199 |
- |
46.199 |
|
3.1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp |
35.808 |
|
35.808 |
|
3.2 |
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng |
10.391 |
|
10.391 |
|
4 |
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững |
85.304 |
28.655 |
56.649 |
|
4.1 |
Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn |
59.015 |
20.838 |
38.177 |
|
4.2 |
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng |
3.797 |
|
3.797 |
|
4.3 |
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững |
22.492 |
7.817 |
14.675 |
|
5 |
Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo |
67.880 |
|
67.880 |
|
6 |
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin |
21.492 |
- |
21.492 |
|
6.1 |
Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin |
16.547 |
|
16.547 |
|
6.2 |
Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều |
4.945 |
|
4.945 |
|
7 |
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình |
17.047 |
- |
17.047 |
|
7.1 |
Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình |
11.107 |
|
11.107 |
|
7.2 |
Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá |
5.940 |
|
5.940 |
|
(Kèm theo Kế hoạch số: 322/KH-UBND ngày 12 tháng 05 năm 2023 của UBND tỉnh Nghệ An)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Danh mục dự án |
Năm 2023 |
Ghi chú |
|
TỔNG CỘNG |
204.445 |
|
A |
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo |
175.790 |
|
I |
Huyện Kỳ Sơn |
48.000 |
|
- |
Dự án chuyển tiếp |
48.000 |
|
1 |
Đường giao thông liên xã từ Ngã ba cầu Khe Lội xã Tà Cạ đến khối 4 thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn |
15.500 |
|
2 |
Đường giao thông liên xã từ Ngã ba cầu Xốp Nhị, xã Hữu Lập đến khối 4 Thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn |
6.500 |
|
3 |
Đường giao thông liên xã từ bản Huồi Phuôn 2, xã Keng Đu đến cụm Huồi Tông, xã Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn |
6.500 |
|
4 |
Đường giao thông liên xã từ cụm Huồi Tông, xã Đoọc Mạy đến bản Huồi Viêng, huyện Kỳ Sơn |
6.500 |
|
5 |
Đường giao thông liên xã từ bản Na Loi, xã Na Loi đến xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn |
6.500 |
|
6 |
Đường giao thông liên xã bản Huồi Viêng, xã Đoọc Mạy đến bản Na Loi, xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn |
6.500 |
|
II |
Huyện Tương Dương |
37.485 |
|
- |
Dự án chuyển tiếp |
37.485 |
|
1 |
Tuyến đường ĐH11 Xiêng My - Yên Thắng, huyện Tương Dương |
235 |
|
2 |
Tuyến đường từ bản Cà Moong đi bến đò lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương |
4.000 |
|
3 |
Cầu bản Xốp Kho, xã Nga My, huyện Tương Dương |
3.600 |
|
4 |
Đường giao thông từ bản Huồi Tố 1 vào bản Piêng Cọc, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương |
6.900 |
|
5 |
Nâng cấp tuyến đường nối QL16 đến trung tâm xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương (Đoạn Km1+929,72 đến Km5+360 |
3.600 |
|
6 |
Đường giao thông Yên Tân - Yên Hương, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương |
3.500 |
|
7 |
Đường giao thông Xiêng Líp- Xốp Kha, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương |
2.500 |
|
8 |
Xây dựng hệ thống thủy lợi xã Yên Thắng, huyện Tương Dương |
3.400 |
|
9 |
Trường PTDTBT tiểu học Nga My, huyện Tương Dương |
4.000 |
|
10 |
Trường PTDTBT tiểu học Yên Thắng, huyện Tương Dương |
3.300 |
|
11 |
Trường PTDTBT tiểu học Lưu Kiền, huyện Tương Dương |
2.450 |
|
III |
Huyện Quế Phong |
47.000 |
|
- |
Dự án chuyển tiếp |
47.000 |
|
1 |
Đường giao thông liên xã Pà Pạt – bản Cắm - Na Khích, huyện Quế Phong |
5.557 |
|
2 |
Đường giao thông nông thôn liên bản Chiềng - Huôi Mới - Mường Lống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Đoạn tuyến nối bản Huôi Mới - Nậm Tột) |
8.000 |
|
3 |
Nâng cấp tuyến đường từ trung tâm xã Hạnh Dịch đi bản Long Tiến, huyện Quế Phong |
13.193 |
|
4 |
Nâng cấp tuyến đường Hạnh Dịch - Mường Đán (ĐH.333), huyện Quế Phong |
13.250 |
|
5 |
Xây dựng cầu Minh Tiến và đường 02 đầu cầu, xã Châu Thôn, huyện Quế Phong |
4.500 |
|
6 |
Trường mầm non Kim Sơn (Khối nhà học, nhà hành chính và hạng mục phụ trợ), huyện Quế Phong |
2.500 |
|
IV |
Huyện Quỳ Châu |
43.305 |
|
- |
Dự án chuyển tiếp |
43.305 |
|
1 |
Sửa chữa, nâng cấp Hồ chứa nước Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu |
15.000 |
|
2 |
Đường từ QL48 đi bản Thung Khạng, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu (Đoạn từ Km6+00 đến Km7+200) |
3.500 |
|
3 |
Nâng cấp, mở rộng đường ĐH1 - Từ xã Châu Tiến đi xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu (Đoạn Km0+300 đến Km3+00). |
1.500 |
|
4 |
Nâng cấp, mở rộng đường ĐNL3 - QL48D đi bản Liên Minh, xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu |
1.500 |
|
5 |
Nâng cấp, mở rộng đường ĐNL3 từ bản Nật Trên đi trung tâm xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu. |
1.500 |
|
6 |
Xây dựng cầu bản Minh Châu, thuộc tuyến đường ĐH7, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu |
3.000 |
|
7 |
Đường vành đai khu Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Dịch vụ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu (Đoạn từ xã Châu Hạnh đến thị trấn Tân Lạc) |
5.000 |
|
8 |
Xây dựng cầu Khe Cọc, thuộc tuyến đường ĐH4 - Từ xã Châu Hạnh đi xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu |
2.000 |
|
9 |
Hệ thống thủy lợi Na Nhang, bản Cướm, xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu |
1.500 |
|
10 |
Trường PTDTBT THCS Châu Phong, xã Châu Phong huyện Quỳ Châu |
1.000 |
|
11 |
Trường mầm non Châu Hội, huyện Quỳ Châu |
1.500 |
|
12 |
Sân vận động huyện Quỳ Châu |
6.305 |
|
B |
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững: |
28.655 |
|
I |
Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn |
20.838 |
|
- |
Dự án chuyển tiếp |
20.838 |
|
1 |
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị Trường Cao đẳng Việt - Đức |
10.838 |
|
2 |
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trường Trung cấp dân tộc nội trú Nghệ An |
10.000 |
|
II |
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững |
7.817 |
|
- |
Dự án chuyển tiếp |
7.000 |
|
1 |
Đầu tư trang thiết bị vận hành Sàn giao dịch việc làm trực tuyến và trang thiết bị làm việc |
7.000 |
|
- |
Dự án chuẩn bị đầu tư |
817 |
|
1 |
Tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin cho Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh |
817 |
Bố trí chuẩn bị đầu tư |