Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 3177/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu 3177/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2021
Ngày có hiệu lực 07/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Minh Cảnh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3177/KH-UBND

Bến Tre, ngày 07 tháng 06 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030;

Thực hiện Công văn 2173/BNN-TY ngày 14 tháng 4 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp được tổ chức kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y từ cấp tỉnh đến cấp xã được kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; hệ thống tổ chức của Cục Thú y được duy trì theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y, Nghị quyết số 42/NQ- CP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ.

- Năng lực quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật được tăng cường; tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030; giảm thiểu tối đa số vụ ngộ độc nghiêm trọng do thực phẩm có nguồn gốc động vật.

- Kiểm soát, phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khống chế, tiến tới thanh toán một số bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây từ động từ động vật sang người.

- Năng lực nhân viên Phòng thử nghiệm của ngành Thú y đảm bảo xét nghiệm được các bệnh nguy hiểm trên động vật và một số chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

- Đầu tư trang thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nâng cao năng lực hiệu quả công tác chẩn đoán xét nghiệm để thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm các chỉ tiêu cần thực hiện theo yêu cầu, tư vấn, khám chữa bệnh đông vật và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hệ thống giám sát dịch bệnh động vật từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở được củng cố, tăng cường năng lực và hoạt động có hiệu quả nhằm phát hiện sớm ổ dịch, phân tích dịch tễ, dự báo và cảnh báo kịp thời các loại dịch bệnh động vật.

- Phấn đấu đến năm 2030 xây dựng ít nhất 01 cơ sở giết mổ động vật tập trung/huyện.

- Ứng dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu kiểm dịch động vật cho hệ thống thú y tỉnh, huyện.

- Đào tạo, tập huấn các chỉ tiêu xét nghiệm bệnh động vật mở rộng như: bệnh Đầu vàng, bệnh Vi bào tử trùng, bệnh Dịch tả Heo Châu Phi,…

- Các chỉ tiêu xét nghiệm về an toàn thực phẩm như: E.coli, Salmonellae, Coliform, Tổng vi khuẩn hiếm khí,...

- Dịch vụ thú y được phát triển theo hướng chuyên nghiệp và xã hội hóa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thú y

- Thực hiện tổ chức việc tổng kết, đánh giá thi hành Luật Thú y và các văn bản của Trung ương, địa phương có liên quan đến công tác thú y. Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản thi hành Luật Thú y phù với điều kiện thực tế và hội nhập quốc tế.

- Rà soát, tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ trong công tác thú y trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt các chính sách hỗ trợ về phòng, chống dịch bệnh động vật, hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, vùng hoặc cơ sở an toàn dịch bệnh,…trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp

- Tập trung kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, cấp huyện, nhân viên thú y cấp xã theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực và phù hợp với điều kiện của từng huyện, khu vực trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố nhân viên thú y cấp xã, phường, thị trấn đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư 29/2016/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh động vật

[...]