Kế hoạch 3165/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 3165/KH-UBND
Ngày ban hành 07/09/2022
Ngày có hiệu lực 07/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Văn Hoan
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3165/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “CẢ THÀNH PHỐ CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI ĐÔ THỊ HÓA TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025;

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là phong trào thi đua), với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động các tầng lớp Nhân dân, các cấp, các ngành, các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, thành phố Thủ Đức, quận, huyện, các cơ quan, đơn vị, tổng công ty, công ty thuộc Thành phố (gọi tắt là các cơ quan, đơn vị, địa phương) chủ động, trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; thực hiện xây dựng nông thôn mới toàn diện, đi vào chiều sâu, cải thiện trực tiếp điều kiện sống, thay đổi tư duy, nếp sống của người dân nông thôn.

- Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 20% số huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và Thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

2. Yêu cầu

- Phong trào thi đua tiếp tục là trọng tâm trong các phong trào thi đua của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cụm, khối thi đua giai đoạn 2021 - 2025.

- Phong trào thi đua tiếp tục được triển khai sâu rộng từ cấp Thành phố đến cấp cơ sở, với nội dung, hình thức phong phú, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, phù hợp với thực tiễn ở địa phương, cơ sở; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân.

- Việc công nhận, biểu dương, khen thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu phải thực chất, khách quan để tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua hằng năm và tổng kết giai đoạn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả thiết thực trong thực hiện phong trào thi đua, tránh chạy theo thành tích.

- Đến năm 2025, Thành phố tổng kết phong trào thi đua, khen thưởng và kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm sáng tạo trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến thường xuyên liên tục, tạo sự lan tỏa rộng lớn trong phong trào thi đua chung của Thành phố.

II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA

1. Các cụm, khối thi đua thuộc Thành phố, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng kế hoạch, hướng dẫn kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua; tập trung nghiên cứu, phát huy các sáng kiến, giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa nông thôn theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Ủy ban nhân dân huyện, xã tiếp tục phát động, hướng dẫn, đổi mới nội dung, hình thức triển khai thực hiện phong trào thi đua trên địa bàn, tập trung xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện đô thị hóa, trong đó chú trọng:

- Phối hợp chặt chẽ với các cụm, khối thi đua thuộc Thành phố, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai, thực hiện phong trào thi đua, sát với tình hình thực tế, phù hợp với từng địa bàn và đối tượng dân cư cụ thể.

- Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực: thực hiện lồng ghép, huy động tối đa nguồn lực địa phương để tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua; huy động đóng góp của Nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện.

- Đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời vận động củng cố, tăng cường sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân.

- Từng địa phương phấn đấu hoàn thành sớm hoặc đúng kế hoạch, có chất lượng các tiêu chí, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới và tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí sau khi đạt chuẩn.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tăng cường sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân để chung sức xây dựng nông thôn mới; vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức giám sát thực hiện xây dựng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với các nội dung, tiêu chí, tiêu chuẩn, biện pháp cụ thể, tránh hình thức, lãng phí. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng kịp thời để động viên các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện và kết quả của phong trào thi đua theo quy định về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố)).

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn căn cứ đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng cụ thể để có các hình thức tuyên truyền phù hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong quyết tâm triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua.

3. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở thêm các chuyên trang, chuyên mục về việc triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện phong trào thi đua, tăng cường thời lượng, bám sát cơ sở. Đặc biệt, chú ý tuyên truyền các mô hình hiệu quả, chung sức xây dựng nông thôn mới, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”... Từ đó, phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo và điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua.

4. Căn cứ tình hình thực tiễn, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm vào năm 2023 và tổng kết phong trào thi đua vào năm 2025.

5. Ủy ban nhân dân Thành phố tiến hành tổng kết phong trào thi đua vào năm 2025.

IV. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHÍ THI ĐUA, HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

[...]