Kế hoạch 3148/KH-UBND năm 2023 phát triển hạ tầng số tỉnh Kon Tum đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 3148/KH-UBND
Ngày ban hành 20/09/2023
Ngày có hiệu lực 20/09/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3148/KH-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 9 năm 2023  

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Văn bản số 3115/BTTTT-CVT ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng Kế hoạch phát triển hạ tầng số giai đoạn 2023-2025 của địa phương, cùng các văn bản có liên quan1, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng số tỉnh Kon Tum đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích: Xây dựng và phát triển hạ tầng số góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh làm cơ sở thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu: Phát triển hạ tầng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh; tập trung xây dựng, cải tạo, nâng cấp và phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng kết nối Internet vạn vật (IoT), bảo đảm hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ rộng trên phạm vi toàn tỉnh; bảo đảm an toàn an ninh thông tin.

II. Mục tiêu chung: Tập trung phát triển hạ tầng số thiết yếu bao gồm hạ tầng viễn thông, hạ tầng kết nối Internet vạn vật (IoT) và hạ tầng nền tảng số để phục vụ phát triển chuyển đổi số của tỉnh.

III. Mục tiêu cụ thể

1. Mục tiêu đến năm 2025

a) Hạ tầng viễn thông

- 80% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh.

- 100% các thôn trên địa bàn tỉnh có hạ tầng băng rộng di động.

- 95% các thôn trên địa bàn tỉnh có hạ tầng băng rộng cố định.

- 100% các khu sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh có hạ tầng băng rộng di động và cố định.

- Tỷ lệ dùng chung hạ tầng trạm thu, phát sóng thông tin di động mặt đất đạt 20%.

- 80% hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cố định cáp quang.

b) Hạ tầng dữ liệu và nền tảng số

- 100% các cơ quan Nhà nước kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng và liên thông 04 cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã.

- Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh góp phần củng cố cơ sở hạ tầng cơ bản và cần thiết trong xây dựng chính quyền điện tử, đảm bảo vận hành các nền tảng dịch vụ; đảm bảo an toàn công nghệ thông tin.

- Tích hợp, sử dụng hạ tầng điện toán đám mây vào các hệ thống thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khuyến khích, ưu tiên dùng dịch vụ điện toán đám mây do các doanh nghiệp trong nước cung cấp.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo chuyển đổi số, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực như đất đai, xây dựng, y tế, giáo dục, hộ tịch, dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ công tác quản lý của cơ quan nhà nước và đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của người dân, doanh nghiệp.

2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

- 100% các thôn trên địa bàn tỉnh có hạ tầng băng rộng cố định.

- 95% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh.

- 100% các khu vực có dân cư sinh sống và làm việc được phủ sóng băng rộng di động.

- 100% các hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cố định cáp quang.

- 100% doanh nghiệp trong tỉnh có khả năng ứng dụng IoT để phát triển các dịch vụ số.

- 100% các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng.

[...]