Kế hoạch 310/KH-UBND năm 2022 về Phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025

Số hiệu 310/KH-UBND
Ngày ban hành 31/08/2022
Ngày có hiệu lực 31/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 310/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 31 tháng 08 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SEN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Kết luận số 250-KL/TU ngày 09/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XI về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025; Quyết định số 888/QĐ-UBND-HC ngày 09/8/2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển ngành hàng sen tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

Phát triển ngành hàng sen của Tỉnh hướng theo mục tiêu “giảm chi phí, nâng cao chất lượng, tăng sản phẩm chế biến”; phát triển sản phẩm theo hướng chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao, theo nhu cầu thị trường, an toàn thực phẩm và bền vững; tăng cường liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ, tạo vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra sản phẩm đủ số lượng, chất lượng và với giá cạnh tranh; nâng cao các giá trị văn hóa, du lịch từ sen.

2. Chỉ tiêu

- Phát triển ngành hàng sen hiệu quả, chất lượng, an toàn, có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bền vững. Đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu sen tập trung với diện tích năm 2025 khoảng 1.400 ha, sản lượng ước đạt 1.148 tấn.

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng giống sen phù hợp với điều kiện tự nhiên, mở rộng sản xuất đối với các giống sen chuyên biệt, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như hoa trang trí, lấy hạt, lấy ngó, lấy lá, sản phẩm cao cấp, chiết xuất từ sen. Tập trung nghiên cứu, đẩy nhanh dự án thí điểm 100 ha vùng trồng tại Tháp Mười để đưa ra được giống sen phù hợp với điều kiện tự nhiên, mở rộng sản xuất.

- Phát triển thêm ít nhất 60 sản phẩm chế biến từ sen được xếp hạng OCOP cấp Tỉnh; trong đó có ít nhất 01 sản phẩm chiết xuất từ sen. Nâng chất các sản phẩm từ sen hiện có để tham gia chương trình OCOP; xây dựng các sản phẩm từ sen phục vụ phát triển du lịch và Lễ hội Sen. Thực hiện cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các vùng sen nguyên liệu và các sản phẩm chế biến.

- Xây dựng và hoàn thiện ít nhất 03 mô hình canh tác sen an toàn, chuyển đổi sang hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ và du lịch trải nghiệm. Các mô hình

được cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SEN ĐẾN NĂM 2025

1. Xây dựng vùng sản xuất sen tập trung theo chuỗi giá trị

1.1. Quy hoạch vùng trồng

- Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất sen quy mô lớn, tập trung tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho một số ngành nghề liên quan như công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ.

- Cần có quy hoạch rõ ràng các phân khu chuyên trồng sen trên địa bàn Tỉnh, từ đó có chính sách kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào phát triển nguồn nguyên liệu sen đạt chuẩn.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu sen cần dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển sản phẩm OCOP từ nguyên liệu sen gắn với xây dựng vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, định hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, góp phần bảo tồn thiên nhiên, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

- Đến năm 2025, đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu sen tập trung theo chuỗi giá trị với tổng diện tích thực hiện đến năm 2025 ước đạt 1.400 ha. Vùng sản xuất được thực hiện cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

1.2. Đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất và liên kết tiêu thụ

- Nghiên cứu, đề xuất đầu tư hạng mục công trình như đường đi, hệ thống tưới tiêu,… cho vùng nguyên liệu.

- Đầu tư hệ thống công trình thuỷ lợi ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nâng cấp hệ thống bờ bao kiểm soát lũ, chống sạt lở, củng cố hạ tầng giao thông nông thôn. Hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi phát triển nông nghiệp bền vững và tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư, nâng cấp công trình thuỷ lợi cho các vùng sản xuất sen - cá.

- Đầu tư các loại máy móc trang thiết bị, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất: máy cày, xới; máy san phẳng mặt ruộng; hỗ trợ xây dựng bờ bao các mô hình: chuyên canh sen, sen - cá, sen - lúa,… kết hợp du lịch.

1.3. Truy xuất nguồn gốc vùng trồng

Thực hiện cấp mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các vùng sen nguyên liệu và các sản phẩm chế biến. Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo nguồn gốc hàng hóa tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Sản phẩm sản xuất có gắn tem truy xuất nguồn gốc sẽ giúp minh bạch nguồn gốc sản phẩm bằng sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước; từ đó tạo lòng tin cho người tiêu dùng và gia tăng giá trị sản phẩm.

2. Xây dựng chuỗi sản xuất

2.1. Công tác dự báo, nghiên cứu thị trường

- Đẩy mạnh điều tra, nghiên cứu thị trường làm cơ sở định hướng sản xuất, tổ chức lại các hợp tác xã (HTX) hiện có, đào tạo ngắn hạn kiến thức sản xuất cho người nông dân, xây dựng nhãn hiệu nông sản đáp ứng từng phân khúc thị trường.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ