Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2014 thực hiện giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2014

Số hiệu 31/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2014
Ngày có hiệu lực 25/01/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/KH-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV, đưa kim ngạch xuất khẩu của thành phố năm 2014 tăng 6-7% so với thực hiện năm 2013, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2014;

- Căn cứ Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2500/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của UBND Thành phố Hà Nội

- Các Sở, Ban, Ngành coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

- Xây dựng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp cụ thể; phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, Ban, Ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014:

1. Dự báo tình hình thị trường thế giới và trong nước tác động đến hoạt động xuất khẩu năm 2014:

1.1. Thuận lợi:

- Kinh tế thế giới có triển vọng phục hồi sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

- Các Hiệp đnh: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam & khối EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sĩ) dự kiến sẽ đàm phán xong trong thời gian tới, mức thuế nhập khẩu vào thị trường các nước thành viên này sẽ giảm đáng kể làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

- Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu, đối tượng được ưu tiên hỗ trợ trong chính sách trợ giúp doanh nghiệp của Thành phố sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong năm 2014.

- Thành phố có chủ trương tiếp tục triển khai chính sách Hỗ trợ lãi suất tiền vay sau đầu tư cho các doanh nghiệp của Thành phố theo quyết định số 5487/QĐ-UBND ngày 24/11/2011; Quyết định s 2650/QĐ-UBND ngày 14/6/2012, Quyết định số 4406/QĐ-UBND ngày 03/10/2012

- Các nhà nhập khẩu hàng dệt may có xu hướng chuyn đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam; các doanh nghiệp tại một số thị trường Nam Mỹ (Brazil, Chi Lê), Úc, Canada ... cũng đang hướng tới thị trường Việt Nam để tận dụng Cơ hội từ các Hiệp định tự do thương mại của Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết với các nước, các khối.

1.2. Khó khăn:

- Tuy có dự báo về triển vọng phục hồi nhưng kinh tế thế giới vẫn đang chứa đựng nhiều rủi ro. Hai đối tác nhập khẩu quan trọng của Hà Nội là Mỹ và Nhật Bn phục hồi chậm và chưa có sự khởi sắc, trong khi EU vn khủng hoảng.

- Việc đã và sẽ tăng giá một số yếu tố đầu vào như điện, xăng du, gas, tiền lương... làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, rất khó cạnh tranh được vi hàng Trung Quốc giá rẻ tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội, do đó áp lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam năm 2014 sẽ khc liệt hơn.

- Để mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất phải chuyển nhà máy ra các tỉnh khác vì Hà Nội không còn quỹ đất. Nhiều doanh nghiệp phải thuê lại với giá cao ảnh hưởng đến giá thành sản phm. Mặt khác, giá thuê đt có hạ tng trong Khu công nghiệp Hà Nội cao hơn khoảng 2 lần giá thuê đất có hạ tng tại các Khu công nghiệp của các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hà Nam do vậy cũng hạn chế các nhà đầu tư vào Hà Nội.

- Các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thường có mức tăng trưởng xuất khẩu cao và quyết định đến mức tăng trưởng chung của Thành phố đã phát huy hết công suất nên khó có mức tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo. Hà Nội chưa có nhân tố mới làm tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 một cách đột biến như Công ty TNHH Sam Sung Electronics tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.

- Việt Nam đang thực hiện xóa bỏ và giảm thiểu các trợ cấp xuất khẩu theo cam kết gia nhập WTO. Trong khi đó, việc sử dụng các hàng rào bảo hộ kỹ thuật của các nước nhp khẩu, đặc biệt là hàng rào về chất lượng có thể khiến cho hàng xuất khẩu Việt Nam mất đi những lợi thế cạnh tranh tương đối.

2. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2014:

Theo chỉ tiêu kế hoạch được HĐND Thành phố giao, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn TP Hà Nội năm 2014 tăng 6-7% so với thực hiện năm 2013 (đạt khoảng 10.470 triệu USD).

3. Nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa năm 2014 (Các nhiệm vụ cụ thể được chi tiết tại Phụ lục đính kèm):

- Các sở, ban, ngành Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan, thuế, thủ tục cấp đất, cấp chứng nhận xuất xứ, giải quyết các thủ tục đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu. Ứng dụng rộng rãi hơn vic thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng Internet, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhthuộc thành phần kinh tế trong nước, có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng với lãi suất hợp lý.

- Thực hiện quản lý hiệu quả đối với hoạt động của các Khu Công nghiệp, Khu công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm thu hút đầu tư (ưu tiên đầu tư phát trin công nghiệp htrợ), phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất: triển khai đề án phát triển thị trường lao động năm 2010, định hướng đến năm 2020; thực hiện các chương trình: (1) giải quyết việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015, (2) các khóa đào tạo nguồn nhân lực, (3) đào tạo Giám đốc điều hành doanh nghiệp, (4) tập huấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khu về chính sách mới, thị trường, ngành hàng, (5) đào tạo nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp.

[...]