ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 31/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
PHỐI HỢP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN NÂNG CAO GIÁ TRỊ CHUỖI THỊT LỢN VIỆT
NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL
ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt
Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình cung cấp thực phẩm nông, lâm thủy sản an
toàn trên phạm vi địa bàn toàn quốc”;
Căn cứ Quyết định số 1267/QĐ-BNN-TY
ngày 10/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Đề án bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong vận
chuyển, giết mổ, gia súc gia cầm giai đoạn 2014 - 2020”;
Căn cứ Quyết định số 5061/QĐ-BNN-HTQT
ngày 21/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Văn kiện Dự án
nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng Quốc tế”;
Căn cứ Quyết định số 1791/QĐ-BNN-QLCL
ngày 19/5/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành “Chương trình phối hợp phát
triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội”;
Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BLĐTBXH
ngày 10/6/2010 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội về “Quy định tiền lương đối với chuyên gia tư vấn và áp dụng
hình thức hợp đồng theo thời gian thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước”;
Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC
ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức
các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
183/2010/TTLB-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và
PTNT về việc Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp
đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ văn kiện Dự án nâng cao giá trị
chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng Quốc tế của Bộ Nông nghiệp và PTNT,
trong đó giao cho thành phố Hà Nội thực hiện một số nhiệm vụ trong năm 2016 và
2017;
Căn cứ Công văn số 6094/UBND-KH&ĐT
ngày 14/8/2014 của UBND Thành phố về “Dự án nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt
Nam theo định hướng Quốc tế theo hình thức PPP với Hà Lan”;
Căn cứ Quyết định số 5818/QĐ-UBND
ngày 30/10/2015 của UBND Thành phố về phê duyệt Dự án “Chuỗi sản xuất và cung cấp
sản phẩm chăn nuôi đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 -
2020”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT tại Tờ trình số 325/TTr-SNN ngày 25/12/2015 về việc phê duyệt “Kế hoạch phối hợp triển khai Dự án nâng cao giá trị chuỗi
thịt lợn Việt Nam theo định hướng Quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Công
văn số 185/SNN-CN ngày 26/01/2016 về việc báo cáo, giải trình và làm rõ một số
nội dung dự thảo “Kế hoạch phối hợp triển khai Dự án nâng cao giá trị
chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng Quốc tế trên địa bàn
thành phố Hà Nội”.
UBND Thành phố ban hành “Kế hoạch phối hợp triển khai Dự án nâng cao giá trị chuỗi
thịt lợn Việt Nam theo định hướng Quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội”, cụ thể
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích:
- Đóng góp và thực hiện có hiệu quả Dự
án “Nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng Quốc tế trên địa
bàn thành phố Hà Nội” (Dự án chuỗi thịt lợn VIP Hà Nội), đồng thời tạo điều kiện
cung cấp cho thị trường tiêu dùng Thủ đô các sản phẩm thịt lợn ATTP, được truy
xuất nguồn gốc;
- Làm cơ sở triển khai các hoạt động
chuỗi thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Yêu cầu:
- Phối
hợp với Ban quản lý Dự án Trung ương và các đơn vị liên quan để triển
khai có hiệu quả các hoạt động của dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Vận dụng linh hoạt các thành tựu của
Dự án để triển khai các hoạt động nâng cao giá trị các chuỗi thịt gia súc, gia
cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
II. NỘI DUNG
1. Triển khai hội nghị triển khai Dự
án trên địa bàn thành phố Hà Nội đến các sở, ngành các đơn vị, cá nhân liên
quan;
2. Tổ chức các khóa đào tạo tập huấn
về thực hành chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và ATTP trong giết mổ, sơ chế vận
chuyển, bảo quản, kinh doanh thịt lợn tại các huyện, thị xã;
3. Phân tích mẫu thịt lợn, mẫu nước,
mẫu thức ăn, mẫu nước tiểu... tại cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ lợn.
4. Tổ chức các Hội thảo đánh giá thực
trạng và bàn giải pháp đảm bảo ATTP trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh
doanh sản phẩm thịt lợn;
5. Thuê chuyên gia trong nước tư vấn,
chuyển giao tiến bộ về các phương thức, công nghệ mới nhằm đảm bảo ATTP trong chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh các sản phẩm thịt lợn;
6. Hỗ trợ xây dựng các điểm bán sản
phẩm đảm bảo ATTP;
7. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc
sản phẩm thịt lợn;
8. Triển khai các hoạt động tuyên
truyền, kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn đảm bảo ATTP;
9. Tổng kết, đánh giá và kiến nghị.
III. NHIỆM VỤ THỰC
HIỆN (năm 2016 và năm 2017)
1. Nhiệm vụ năm 2016:
- Tổ chức 01 hội nghị triển khai hoạt
động Dự án đến các sở, ngành liên quan, các cá nhân trực tiếp tham gia chuỗi
cung cấp thịt lợn trên địa bàn Hà Nội.
- Tổ chức 09 khóa đào tạo, gồm: 06 khóa đào tạo tập huấn về thực hành chăn nuôi
theo tiêu chuẩn VietGAP; 03 khóa đào tạo tập huấn ATTP trong giết mổ, sơ chế vận
chuyển, bảo quản, kinh doanh thịt lợn tại các huyện, thị xã.
- Phân tích 100 mẫu, gồm: 25 mẫu thịt
lợn, 25 mẫu thức ăn, 25 mẫu nước uống trong chăn nuôi và 25 mẫu nước tiểu của lợn
thịt nhằm đáng giá mức độ đáp ứng ATTP để nắm bắt thực trạng và đề xuất giải
pháp đảm bảo ATTP trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh thịt lợn.
- Tổ chức 2 Hội thảo: 01 hội thảo
đánh giá thực trạng và bàn giải pháp đảm bảo ATTP trong chăn nuôi thịt lợn; 01
hội thảo đánh giá thực trạng và bàn giải pháp đảm bảo ATTP trong giết mổ, vận
chuyển, kinh doanh sản phẩm thịt lợn.
- Thuê 02 chuyên gia trong nước tư vấn,
chuyển giao tiến bộ về các phương thức, công nghệ mới nhằm
đảm bảo ATTP trong chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh các sản phẩm thịt lợn nhằm
hỗ trợ các Trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản và kinh
doanh sản phẩm thịt lợn ứng dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến nhằm đảm bảo ATTP trong từng công đoạn sản xuất.
- Hỗ trợ xây dựng 03 điểm hoặc 03
doanh nghiệp được bán sản phẩm đảm bảo ATTP nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận
với các sản phẩm chăn nuôi an toàn, có nguồn gốc; kết hợp quảng bá, phát triển thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm (với tiêu chí 03 điểm hoặc 03 doanh nghiệp nêu trên)
phải tham gia chuỗi sản xuất và cung cấp thịt lợn đảm bảo ATTP được cấp có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện ATTP. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi
phí mua trang thiết bị, dụng cụ thiết yếu nhưng không vượt quá 75 triệu đồng/điểm
theo quy định tại khoản 2, điều 5, Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN
ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT
hướng dẫn chế độ quản lý ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động Khuyến nông.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền,
kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn đảm bảo ATTP, cụ thể: i) Xây dựng
05 chuyên đề tuyên truyền trên báo giấy và báo hình về ATTP trong chăn nuôi, giết
mổ và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn; ii) Làm 15 biển hiệu tại các trại chăn nuôi,
cơ sở giết mổ, 20 Pano tuyên truyền về ATTP cửa hàng bán
thịt lợn; iii) In 5.000 tờ rơi giới thiệu sản phẩm thịt lợn ATTP; iv) Tổ chức
08 đoàn tham quan trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, sơ chế sản
phẩm thịt lợn cho các đối tượng là người tiêu dùng, đơn vị tiêu thụ sản phẩm (mỗi đoàn 30 người).
- Tổ chức hội nghị đánh giá kết quả
triển khai kế hoạch năm 2016, đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2017 nhằm
đảm bảo mục tiêu của Dự án VIP.
2. Nhiệm vụ năm 2017:
- Tổ chức 06 khóa đào tạo tập huấn, gồm:
04 khóa đào tạo tập huấn về thực hành
chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP; 02 khóa đào tạo tập huấn ATTP trong giết mổ,
sơ chế vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thịt lợn tại các huyện, thị xã (30 người/khóa)
tại các huyện, thị xã cho các tác nhân trực tiếp tham gia chuỗi cung cấp thịt lợn
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích 100 mẫu, gồm: 25 mẫu thịt
lợn, 25 mẫu thức ăn, 25 mẫu nước uống trong chăn nuôi và 25 mẫu nước tiểu của lợn
thịt nhằm đánh giá mức độ đáp ứng ATTP trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và
kinh doanh thịt lợn.
- Thuê 01 chuyên gia trong nước tư vấn
phát triển chuỗi giá trị thịt lợn ATTP truy xuất nguồn gốc nhằm hoàn thiện chuỗi
giá trị thịt lợn truy xuất nguồn gốc đáp ứng các mục tiêu chung của dự án VIP.
- Hỗ trợ xây dựng 02 điểm hoặc 02
doanh nghiệp được bán sản phẩm đảm bảo ATTP nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận
với các sản phẩm chăn nuôi an toàn, có nguồn gốc; kết hợp
quảng bá, phát triển thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm (với tiêu chí 02
điểm hoặc 02 doanh nghiệp nêu trên) phải tham gia chuỗi sản xuất và cung cấp thịt
lợn đảm bảo ATTP được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện
ATTP. Mức hỗ trợ 50% chi phí mua trang thiết bị, dụng cụ thiết yếu nhưng không
vượt quá 75 triệu đồng/điểm theo quy định tại khoản 2, điều 5, Thông tư liên tịch
số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và
PTNT hướng dẫn chế độ quản lý ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động Khuyến nông.
- Xây dựng 01 hệ thống mã hóa, nhận
diện thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn
nuôi.
- Hỗ trợ các đơn vị in 100.000 tem
nhãn cho các sản phẩm đảm bảo ATTP nhằm tạo dấu hiệu nhận biết cho người tiêu
dùng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền,
kết nối, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn đảm bảo ATTP, cụ thể: i) Xây dựng
05 chuyên đề tuyên truyền trên báo giấy và báo hình về ATTP trong chăn nuôi, giết
mổ và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn; ii) Làm 05 biển hiệu tại các trại chăn nuôi,
cơ sở giết mổ, 10 Pano tuyên truyền về ATTP cửa hàng bán thịt lợn; iii) In
5.000 tờ rơi giới thiệu sản phẩm thịt lợn ATTP; iv) Tổ chức 06 đoàn tham quan
trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, sơ chế sản phẩm thịt lợn
cho các đối tượng là người tiêu dùng, đơn vị tiêu thụ sản phẩm (mỗi đoàn 30 người).
- Tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá
kết quả triển khai kế hoạch trong các năm 2016 và 2017; Rút ra bài học kinh
nghiệm trong phát triển chuỗi thịt lợn ATTP; Đề xuất các giải pháp và chính sách phát triển chuỗi
giá trị các sản phẩm chăn nuôi trên toàn Thành phố.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện theo Quyết định số
6788/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi
ngân sách năm 2016.
1. Tổng kinh phí thực hiện:
3.000.000.000 đ (ba tỷ đồng chẵn)
(Tổng hợp khai toán dự toán chi tiết kèm theo)
Trong đó:
- Kinh phí triển khai các hoạt động:
2.878.000.000 đồng
- Kinh phí quản lý Dự án và dự phòng
chi khác: 122.000.000 đồng
2. Phân kỳ kinh phí:
- Năm 2016: 1.600.000.000 đồng
- Năm 2017: 1.400.000.000 đồng
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Phê duyệt dự toán chi tiết hàng năm
và giao Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức thực hiện Kế hoạch đúng
quy định và có hiệu quả.
- Chủ trì, chỉ đạo tổ chức triển khai
Kế hoạch; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức thực hiện Kế hoạch đúng quy định và có hiệu quả.
- Phối hợp với các Sở ngành, UBND các
quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch theo quy định.
2. Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Cân đối nguồn kinh phí cho việc thực
hiện Kế hoạch và hướng dẫn đơn vị thanh,
quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. UBND các quận, huyện, thị xã:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức
triển khai, thực hiện Kế hoạch đúng quy định và có hiệu quả; tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ATTP trên địa bàn tại các địa phương.
UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các
sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phối
hợp tổ chức thực hiện Kế hoạch của
UBND Thành phố. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc tổng hợp
tình hình gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo để UBND Thành phố xem
xét, giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT; (để báo cáo)
- TT Thành ủy, TT HĐND TP; (để báo cáo)
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
Công thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Quy hoạch
Kiến trúc;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Lưu: VT, NN(Túy, Hùng).
3347
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Xuân Việt
|