Kế hoạch 309/KH-UBND triển khai Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Đắk Nông năm 2017

Số hiệu 309/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2017
Ngày có hiệu lực 13/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trần Xuân Hải
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 309/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 13 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2017

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 về việc phê duyệt Đán nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 - 2020. Đtriển khai Đề án có hiệu quả, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện năm 2017 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TỈNH ĐẮK NÔNG

1. Một số kết quả đạt đưc:

- Thời gian để một doanh nghiệp có thgia nhập thị trường được rút ngắn đáng k, qua đó giảm ti đa chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp.

- Mi chỉ số thành phần đều được UBND tỉnh giao cho một đơn vị làm đầu mối chịu trách nhiệm trong việc cải thiện. Trên cơ sở Kế hoạch cải thiện chỉ số PCI, các đơn vị đầu mối xây dựng Kế hoạch cải thiện chỉ số thành phần được giao phụ trách, qua đó góp phần cải thiện chỉ số PCI của tỉnh.

- Các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tư đã được UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết thông qua các Hội nghị đi thoại, tng hp qua các đoàn kim tra.

- Hiệu quả hoạt động Cng/trang thông tin điện tử ngày càng được nâng cao, qua đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các tài liệu quy hoạch, tài liệu pháp lý, ngoài ra thời gian từ khi tài liệu được phê duyệt đến khi được công brộng rãi đã rút ngn đáng kể.

- Tính công bằng của chính quyền với các doanh nghiệp đã cải thiện rõ rệt, số lượng doanh nghiệp cho rng tỉnh ưu ái cho các doanh nghiệp nhà nước và FDI đã giảm đáng kso với năm 2015.

- Chất lượng các dịch vụ hành chính của tỉnh có được sự cải thiện rõ nét trong năm 2016: Chỉ scán bộ giải quyết hiệu quả công việc (70,59% doanh nghiệp được hỏi đồng ý); Doanh nghiệp không phi đi lại nhiều lần đlấy dấu và chký (đứng thứ 4/63); Phí, lệ phí được công khai (95,05% doanh nghiệp được hỏi đồng ý, xếp hạng 6/63). Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đánh giá cao mức độ thân thiện ca cán bộ Đắk Nông với 68,32% ý kiến đánh giá tích cực.

- Các chính sách htrợ và phát triển doanh nghiệp đã được triển khai tích cực; Chính sách vthu hút đầu tư được điều chỉnh, bsung theo hướng ngày càng thông thoáng hơn, tạo điều kin tốt nhất cho nhà đầu tư; Công tác cải cách thtục hành chính đã được cải thiện đáng kể, các dịch vụ công trực tuyến, quy trình giải quyết công việc theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đã được áp dụng.

2. Tồn ti, hn chế:

Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên theo kết quả khảo sát chỉ s PCI thì môi trường kinh doanh của tỉnh vẫn còn một số vấn đề mà doanh nghiệp đánh giá chưa cao, cụ thể như:

- Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ một cửa còn hạn chế.

- Số lượng doanh nghiệp gặp trở ngại về mặt bàng kinh doanh vẫn còn cao (76,16% xếp thứ 53/63); tỷ lệ doanh nghiệp không có GCNQSDĐ do thủ tục rườm rà/hoặc lo ngại cán bộ nhũng nhiu là 45,16% xếp thứ 61/63.

- Tính minh bạch của môi trường kinh doanh có tăng, tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu đạt điểm số thấp, cụ th: Đcó thể tiếp cận được với các tài liệu của tỉnh thì cần có "các mối quan hệ” (85,58% doanh nghiệp được hỏi đng ý, xếp thứ 62/63); Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động sn xuất kinh doanh (71,84% doanh nghiệp được hi đồng ý, xếp cuối cùng trong cnước).

- Vn còn nhng đánh giá chưa tốt từ doanh nghiệp về chính quyền, đặc biệt là 2 chỉ tiêu: Sự linh hoạt trong khuôn khpháp luật và sự năng động, sáng tạo của UBND tỉnh trong giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp đều gim điểm đáng k(xếp vị thứ 60 và 53). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đánh giá các cấp huyện thực hiện không tốt chính sách của tỉnh (75% doanh nghiệp được hỏi hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý với nhận định).

- Chi phí không chính thức tuy đã có những cải thiện về điểm số trong năm 2016, nhng hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp vn còn xảy ra tương đi phbiến. 69,52% doanh nghiệp được hỏi cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức (trung vị là 66.04%); 77.14% doanh nghiệp được hỏi cho rằng hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thtục cho doanh nghiệp là phbiến (trung vị là 58.54%); 71.28% doanh nghiệp được hỏi cho rằng công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (trung vị là 58.82%).

- Một số thủ tục hành chính doanh nghiệp đánh giá có nhiều phiền hà: Thuế, phí, lệ phí: 36%DN; Đất đai (giải phóng mặt bằng: 33%DN; Thanh toán qua kho bạc: 22%DN; Quản lý thị trường: 21%DN; Giao thông: 18%DN; Bo vệ môi trường: 13%; Đầu tư và thành lập doanh nghiệp: 10%; Bo him xã hội: 10%DN; Phòng cháy chữa cháy: 9%DN; Xây dựng: 9%DN.

- Chất lưng dịch vụ htrợ doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp mong muốn sử dụng lại dịch vụ htrợ của tỉnh thấp so với mặt bằng chung cả nước, một số chỉ tiêu như: Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường là 51,06%, trung vị là 76,67%; Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật là 46.94%, trung vị là 62.75%; Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ htrợ tìm kiếm đối tác kinh doanh là 50%, trung vị là 68,42%; Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sdụng nhà cung cp trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ là 31,58%, trung vị là 47,06%; Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính là 41,86%, trung vị là 58,33%.

- Các doanh nghiệp vẫn đánh giá một số lĩnh vực của tỉnh vẫn còn phiền hà, có thvấn đề nằm khâu thực thi chính sách, triển khai thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo chưa đến kết quả cuối cùng hoặc là những nlực của chính quyền vẫn chưa được cộng đồng doanh nghiệp biết đến do khâu tuyên truyền, phổ biến thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

- Xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh, đầu tư thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động với chủ đề năm 2017 là “Nâng cao nghiệp vụ, quyết tâm giải quyết khó khăn, vưng mắc của doanh nghiệp đến kết quả cuối cùng”.

- Phấn đấu năm 2017 tăng 3-5 bậc so với năm 2016; cải thiện và nâng dần đim số, thứ hạng PCI ca tnh những năm tiếp theo nằm trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành khá, xếp vị trí từ 40-50 trên 63 tỉnh/thành phố.

2. Phương án thực hiện mục tiêu

UBND tỉnh giao trách nhiệm chủ trì, làm đầu mi cải thiện các chsố thành phần và từng chỉ tiêu trong chỉ số thành phần như phân công tại Phụ lục đính kèm. Đơn vị được giao làm đầu mi cải thiện chỉ s thành phn có trách nhiệm đăng ký chỉ số mục tiêu hàng năm; các Sở, ngành còn lại chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị được giao làm đầu mối đthực hiện các ch tiêu trong ch s.

[...]