Kế hoạch 308/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 2269/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp” do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 308/KH-UBND
Ngày ban hành 03/06/2021
Ngày có hiệu lực 03/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Đình Long
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 308/KH-UBND

Nghệ An, ngày 03 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2269/QĐ-TTG NGÀY 31/12/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP”

Thực hiện Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, gồm các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An để thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

2. Yêu cầu

Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong công tác triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch, kết hợp thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với thực hiện các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo, tiền lương, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ kịp thời cho người lao động bị mất việc làm, góp phần ổn định an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn đến năm 2025: 100% người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (sau đây viết tắt là người thất nghiệp) được tư vấn miễn phí khi có nhu cầu; 80% người thất nghiệp được giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu, trong đó có 60% được giới thiệu việc làm thành công; tăng tỷ lệ người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề; hoàn tất việc kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu về bảo hiểm thất nghiệp giữa cơ quan lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội (theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên); 100% nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An được đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên sâu; Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt mức 85%.

- Giai đoạn đến năm 2030: 90% người thất nghiệp được giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu, trong đó có 70% được giới thiệu việc làm thành công; tiếp tục tăng tỷ lệ người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, tỷ lệ người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm; thực hiện việc chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động (theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên) để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp; Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An được hiện đại hóa; Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt mức 90%.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

- Tham gia góp ý để xây dựng hoàn thiện, đồng bộ các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo, tiền lương, bảo hiểm xã hội,... để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, nâng cao hiệu quả của chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

- Tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và các chế độ, gắn bảo hiểm thất nghiệp với các chính sách về việc làm, quản trị thị trường lao động, thông tin, dự báo thị trường lao động và bảo hiểm xã hội.

- Hằng năm, tổ chức đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó, đề xuất kiến nghị với cơ quan Trung ương về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung kịp thời.

2.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

- Tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện. Nhằm phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chính sách về việc làm, quản trị thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu người lao động.

- Tăng cường tính tự chủ của Trung tâm dịch vụ việc làm, gắn với sự phát triển của thị trường lao động để chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối cung -cầu lao động đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho người thất nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.

- Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

2.3. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

- Tiến hành nghiên cứu, đánh giá quy trình nghiệp vụ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, tiến tới đảm bảo sự liên thông gắn kết với các địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và các biện pháp hỗ trợ duy trì việc làm.

2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

- Hoàn thiện tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp, đảm bảo nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp được tuyển dụng phải có đủ năng lực và kỹ năng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường lao động biến động nhanh chóng.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp và các nghiệp vụ cần thiết khác cho đội ngũ nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

[...]