Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP và Chương trình 14-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố Hà Nội

Số hiệu 183/KH-UBND
Ngày ban hành 10/08/2021
Ngày có hiệu lực 10/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chu Ngọc Anh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 183/KH-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 50/NQ-CP NGÀY 20/5/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH SỐ 14-CTR/TU NGÀY 31/5/2021 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG GẮN VỚI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XVII ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ

Để thực hiện thành công các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, đề án, công trình trọng tâm theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 31/5/2021 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện và phân công cụ thể với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ và Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 31/5/2021 của Thành ủy.

2. Kế hoạch là căn cứ để các Sở, Ban, ngành và chính quyền cấp huyện xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thành các nhiệm vụ theo chức năng, phạm vi, lĩnh vực quản lý của các cơ quan, đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hoàn thành 20 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2025 và các mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô đã được để ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Lần thứ XVII, cụ thể:

2.1. Mục tiêu:

- Đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ Thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vng Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phthông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD.

- Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; GRDP/người đạt 12.000-13.000 USD.

- Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu: 20 chỉ tiêu kèm theo phân công cụ thể tại Phụ lục 1.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, các Sở, Ban, ngành và chính quyền các cấp huyện, xã cần nghiêm túc quán triệt các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ XIII, 05 định hướng lớn, 03 khâu đột phá và 14 nhóm nhiệm vụ trọng tâm tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Lần thứ XVII; thường xuyên cập nhật, tiếp thu chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ để kịp thời tổng hợp, tích hp với các nhiệm vụ đang triển khai và tham mưu cấp thẩm quyền chỉ đạo; phân công, phân nhiệm rõ ràng của cơ quan, đơn vị và địa phương gắn với theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững

1.1. Thực hiện các giải pháp đồng bộ tiếp tục đi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đi mới sáng tạo, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống tương ứng với các cấp độ của dịch.

- Cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới toàn diện mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; nâng cao mức đóng góp của TFP trong GRDP lên trên 50%.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số. Xây dựng hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN cùng với phát triển mạnh các dịch vụ số. Hoàn thành số hóa toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung về dân cư, đất đai, tài sản công... Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan của hệ thống chính trị Thành phố.

- Hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh thu hút đầu tư, lấp đầy Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đầu tư xây dựng khu công nghiệp Quang Minh II (Mê Linh), Khu công nghệ cao sinh học (Bắc Từ Liêm), Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn. Hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư Khu công viên công nghệ phần mềm tại quận Long Biên và huyện Đông Anh. Xây dựng 46/159 cụm công nghiệp còn lại theo Quy hoạch.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có chất lượng vượt trội và sức cạnh tranh với vai trò dn dt về công nghệ.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng công trình điện theo Quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển điện lực, quản lý nhu cầu điện, phát triển năng lượng tái tạo, tăng cường tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Khuyến khích phát trin các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ngành công nghiệp sạch, tiêu hao năng lượng thấp. Phấn đấu có thêm ít nhất 330 cơ sở, công trình xây dựng được công nhận danh hiệu sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cấp Thành phố.

- Cơ cấu lại ngành du lịch cả về hạ tầng, môi trường, doanh nghiệp và sản phẩm du lịch. Hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các dự án: Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh); Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (huyện Sóc Sơn); Đầu tư từ 01-02 trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch (Outlet). Quy hoạch và xây dựng chính sách thu hút đầu tư phát triển huyện Ba Vì thành vùng du lịch trọng điểm của Thành phố. Hình thành một số cụm du lịch trọng điểm: Đồng Mô - Sơn Tây - Ba Vì, Hương Sơn - Quan Sơn, núi Sóc - hồ Đồng Quan, Vân Trì - Cổ Loa. Tu bổ, tôn tạo các di sản, di tích lịch sử văn hóa, các nhà hát biểu diễn nghệ thuật, nhất là Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Di tích Cổ Loa, Di tích làng cổ ở Đường Lâm.

- Phát triển và vận hành trung tâm lưu chuyển hàng hóa, trung tâm logistic, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại. Phấn đấu đến năm 2025, hình thành 01 trung tâm bán buôn, mua sắm cấp vùng, 03 trung tâm logistics, 15 trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, 80 siêu thị và 107 chợ (05 chợ đầu mối tại Gia Lâm, Mê Linh, Ba Vì, Phú Xuyên, Quốc Oai).

- Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên địa bàn Thành phố. Tập trung hoàn thành các cảng cạn: Cổ Bi (Gia Lâm), Đức Thượng (Hoài Đức) và Trung tâm khai thác, vận chuyển khu vực phía Bắc Mê Linh.

- Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử, các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại. Giữ vững thứ hạng trong nhóm 02 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI). Phấn đấu đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử B2C chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội; tỷ lệ dân số tham gia mua sắm trực tuyến đạt 55%; tỷ lệ thanh toán không dùng tin mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, nông nghiệp đô thị, sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm OCOP. Cơ cấu lại cây trồng, giảm dần diện tích trồng lúa cả năm còn khoảng 140 nghìn ha vào năm 2025 để chuyển sang trồng cây khác hiệu quả hơn (cây ăn quả, rau) hoặc nuôi trồng thủy sản; tăng diện tích trồng rau, đậu lên 38 nghìn ha, diện tích cây ăn quả lên 25,75 ha; duy trì diện tích trồng hoa, cây cảnh trên 8,5 nghìn ha; diện tích nuôi trồng thủy sản trên 24 nghìn ha. Phát huy hiệu quả đất bãi các sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ (khoảng 28 nghìn ha) để phát triển cây rau, đậu thực phẩm, cây ăn quả, cây công trình theo hướng trang trại gắn với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Duy trì quy mô đàn lợn từ 1,8-2 triệu con, trong đó lợn thịt khoảng 1,6-1,8 triệu con; đàn bò từ 130-150 nghìn con; đàn gia cầm khoảng 38-40 triệu con. Phát triển con giống vừa để đảm bảo nhu cầu trên địa bàn, vừa để cung cấp cho các địa phương khác. Phấn đấu năm 2025, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 70%; sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo chuỗi liên kết trên 50%.

- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch gắn với tăng cường quản lý đất lâm nghiệp; bảo vệ, phát triển và khai thác có hiệu quả diện tích rừng hiện có; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 6,2% và diện tích xanh/người đạt 7,8-8,1 m2 vào năm 2025. Thực hiện Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh vào năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu trồng 3,5 triệu cây xanh, trong đó 500 nghìn cây xanh đô thị. Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu; phát triển cây dược liệu dưới tán rừng tập trung tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn.

- Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư, bao gồm đầu tư công và đầu tư của các thành phần kinh tế. Cơ cấu lại thu ngân sách theo hướng bền vững, tăng thu từ khu vực sản xuất kinh doanh, giảm tỷ trọng thu từ tài nguyên, nhất là đất đai, phấn đấu vượt dự toán thu hằng năm được Quốc hội, Chính phủ giao, đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách trong mọi tình huống. Siết chặt kỷ luật chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là chi khánh tiết, hành chính, lễ hội, đi công tác nước ngoài.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ