Kế hoạch 3051/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số hiệu | 3051/KH-UBND |
Ngày ban hành | 16/08/2023 |
Ngày có hiệu lực | 16/08/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Nguyễn Minh Hùng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3051/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 16 tháng 8 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 (viết tắt là Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025); Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
- Kịp thời tổ chức triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
2. Yêu cầu
Trong quá trình thực hiện kế hoạch các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần gắn trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo sự phối hợp được thường xuyên, nghiêm túc, thiết thực, đúng tiến độ, hiệu quả góp phần thực hiện tốt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ.
a) Đồng bộ hệ thống pháp luật về phát triển văn hóa, bảo đảm kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết, chủ trương của Đảng.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, hợp tác công tư cho phát triển văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa.
- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo tồn di sản, tài nguyên văn hóa đặc thù; đề xuất với Quốc hội sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo cho phù hợp.
b) Xây dựng thể chế văn hóa trong xã hội số; hoàn thiện quy định pháp luật về quyền tác giả; đổi mới chính sách đãi ngộ tôn vinh tài năng và cống hiến đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá.
c) Tăng cường truyền thông về vị trí, vai trò của văn hóa, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 và phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.
d) Đẩy mạnh truyền thông, phổ biến sâu rộng về các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư, đội ngũ những người làm văn hóa, xác định rõ vai trò từng chủ thể trong thực hiện Chương trình.
2. Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc
a) Triển khai các chương trình, nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho các di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh; các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh:
Đầu tư tu bổ, tôn tạo 04 di tích, khu di tích quốc gia đặc biệt (khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương; Văn miếu Mao Điền và Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền Xưa - chùa Giám - đền Bia) và tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp cho các di tích cấp quốc gia có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng.
b) Đẩy mạnh xây dựng hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới:
- Xây dựng từ 01 - 02 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội tiêu biểu.
- Phối hợp với tỉnh Thái Bình xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng” trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Tổng kiểm kê di tích và cổ vật tại các di tích trên phạm vi toàn tỉnh.
c) Đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu cổ, quý hiếm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học:
Lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ công nhận từ 01 - 02 hiện vật, nhóm hiện vật là Bảo vật Quốc gia.
d) Xây dựng mới hoặc đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa một số hạng mục công trình của Bảo tàng tỉnh. Đầu tư trang thiết bị cho hoạt động nghiệp vụ, bảo quản phòng ngừa; bảo quản trị liệu cho những hiện vật có giá trị đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng; chỉnh lý hệ thống trưng bày của Bảo tàng tỉnh.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3051/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 16 tháng 8 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 (viết tắt là Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025); Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
- Kịp thời tổ chức triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
2. Yêu cầu
Trong quá trình thực hiện kế hoạch các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần gắn trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo sự phối hợp được thường xuyên, nghiêm túc, thiết thực, đúng tiến độ, hiệu quả góp phần thực hiện tốt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ.
a) Đồng bộ hệ thống pháp luật về phát triển văn hóa, bảo đảm kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết, chủ trương của Đảng.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, hợp tác công tư cho phát triển văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa.
- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo tồn di sản, tài nguyên văn hóa đặc thù; đề xuất với Quốc hội sửa đổi Luật Di sản văn hóa, Luật Quảng cáo cho phù hợp.
b) Xây dựng thể chế văn hóa trong xã hội số; hoàn thiện quy định pháp luật về quyền tác giả; đổi mới chính sách đãi ngộ tôn vinh tài năng và cống hiến đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá.
c) Tăng cường truyền thông về vị trí, vai trò của văn hóa, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 và phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.
d) Đẩy mạnh truyền thông, phổ biến sâu rộng về các nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư, đội ngũ những người làm văn hóa, xác định rõ vai trò từng chủ thể trong thực hiện Chương trình.
2. Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc
a) Triển khai các chương trình, nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho các di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh; các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh:
Đầu tư tu bổ, tôn tạo 04 di tích, khu di tích quốc gia đặc biệt (khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương; Văn miếu Mao Điền và Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền Xưa - chùa Giám - đền Bia) và tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp cho các di tích cấp quốc gia có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng.
b) Đẩy mạnh xây dựng hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới:
- Xây dựng từ 01 - 02 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội tiêu biểu.
- Phối hợp với tỉnh Thái Bình xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng” trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Tổng kiểm kê di tích và cổ vật tại các di tích trên phạm vi toàn tỉnh.
c) Đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu cổ, quý hiếm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học:
Lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ công nhận từ 01 - 02 hiện vật, nhóm hiện vật là Bảo vật Quốc gia.
d) Xây dựng mới hoặc đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa một số hạng mục công trình của Bảo tàng tỉnh. Đầu tư trang thiết bị cho hoạt động nghiệp vụ, bảo quản phòng ngừa; bảo quản trị liệu cho những hiện vật có giá trị đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng; chỉnh lý hệ thống trưng bày của Bảo tàng tỉnh.
đ) Nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Phát triển các ứng dụng trải nghiệm thực tế ảo, nghiên cứu khai thác những giá trị về nghệ thuật truyền thống trong các kho dữ liệu đang có:
- Thực hiện chuyển đổi số trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; tiếp tục triển khai có hiệu quả các ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa như: hệ thống thông tin quản lý di sản văn hóa phi vật thể; hệ thống thông tin quản lý bảo tàng; hệ thống thông tin quản lý hiện vật của Cục Di sản văn hóa...
- Đầu tư cho Bảo tàng tỉnh xây dựng hệ thống phần mềm lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu số; xây dựng hệ thống bảo tàng ảo 3D; xây dựng ứng dụng (Apps) bảo tàng thông minh và thuyết minh tự động (audiogiude) thực hiện số hóa 2D, 3D từ 20 - 30% hiện vật Bảo tàng.
- Đầu tư trang thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu (ưu tiên phương án thuê hàng năm), nền tảng hạ tầng kỹ thuật.
e) Hỗ trợ các hoạt động truyền dạy, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ca trù đã được UNESCO công nhận và các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Hải Dương như: nghệ thuật trình diễn dân gian: hát Trống quân, hát Tuồng, hát Chèo…
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa
a) Tăng cường năng lực cơ sở vật chất, hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em tại các khu công nghiệp, vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
- Xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở như: hỗ trợ xây mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa - thể thao các cấp; hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã, thôn...
- Xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao trong doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ cho công nhân, lao động trong doanh nghiệp (thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030” được ban hành kèm theo Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 02/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương).
b) Phối hợp nghiên cứu phát triển tổ hợp Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn quốc gia (khi có đề nghị).
c) Tăng cường năng lực về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành điện ảnh phù hợp với xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới: hỗ trợ nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị chiếu phim lưu động công nghệ mới của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh.
d) Tăng cường năng lực hoạt động thư viện số. Hoàn chỉnh hệ cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu Thư viện Việt Nam, tài nguyên thông tin mở và Trung tâm bảo quản tài nguyên thông tin số quốc gia, có khả năng liên thông với Thư viện trong nước và nước ngoài: Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 12/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
4. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của Nhân dân
a) Nghiên cứu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị và chuẩn mực ứng xử của người Việt Nam; chuẩn mực về văn hóa trong công sở, của công chức, cộng đồng; quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường số:
- Tiếp tục thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 19/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương về “Phát huy giá trị văn hóa xứ Đông và xây dựng con người Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 3754/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 19/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
- Triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử văn minh nơi công cộng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Tổ chức thực hiện các nội dung trong Chương trình tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao thường xuyên tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023 - 2030 (Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 19/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
b) Phối hợp trong việc xây dựng và hỗ trợ phát triển không gian trải nghiệm sách đa phương tiện hiện đại phục vụ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tại Thư viện cấp tỉnh, Thư viện cộng đồng ở địa phương: Hỗ trợ xây dựng tủ sách cho hoạt động thư viện cấp huyện (thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao, Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện); tủ sách cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn trên địa bàn tỉnh.
c) Xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh, thiếu niên, chương trình giáo dục nghệ thuật trong nhà trường:
- Tiếp tục triển khai mô hình giáo dục mới như mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (mô hình giáo dục STEM to STEAM), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong các cấp học.
- Thực hiện Kế hoạch số 712/KH-UBND ngày 13/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đa dạng hoá hình thức giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, lịch sử Đảng bộ tỉnh và lịch sử địa phương trong nhà trường thông qua các hoạt động ngoại khóa. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách và giá trị văn hóa truyền thống của đất và người xứ Đông - Hải Dương.
d) Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số:
- Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/3/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch hành động số 2358/KH-UBND ngày 25/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết “Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh; Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”, Chú trọng các nội dung:
+ Việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo và dạy nghề gắn với công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) gắn với công nghệ như Chat GPT, chuỗi khối (Blockchain), in ba chiều (3D Printing).
+ Đánh giá các tác động của công nghệ số đến xã hội để có các giải pháp chủ động giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số; ban hành các quy tắc ứng xử trên môi trường số cho doanh nghiệp và người dân; phát triển các Trung tâm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi công nghệ số.
+ Tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến; hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số hình thành văn hóa số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số.
- Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 569/KH-UBND ngày 07/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh; bảo đảm tích hợp, chuẩn hóa, cập nhật và chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tập trung triển khai các dịch vụ công thiết yếu, nâng cao tỷ lệ hồ sơ thực sự được xử lý trực tuyến, cung cấp các tiện ích và trải nghiệm mới cho người dân và doanh nghiệp…
a) Phối hợp xây dựng chương trình khoa học nghiên cứu cơ bản về văn hóa, về văn hóa trong xã hội số, văn hóa đặc thù của các dân tộc, nghệ thuật đỉnh cao, nghệ thuật truyền thống.
b) Nâng cao năng lực, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về văn hóa, cán bộ quản lý văn hóa tầm chiến lược, hoạch định, tư vấn xây dựng chính sách phát triển ngành.
c) Phối hợp, tham gia trong công tác đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia, cán bộ chuyên môn về biên kịch, lý luận và phê bình, giám tuyển, giám định thuộc các lĩnh vực: điện ảnh, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn và về giám định cổ vật: tạo điều kiện cử cán bộ, công chức, viên chức có chuyên môn nghiệp vụ liên quan tham dự các khóa bồi dưỡng chuyên môn do Trung ương tổ chức.
d) Lựa chọn những văn nghệ sĩ, nghệ nhân, trí thức trẻ có năng lực, khả năng sáng tạo để tham gia đào tạo dài hạn, tham dự các khóa bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài: tạo điều kiện cử văn nghệ sĩ, nghệ nhân, trí thức trẻ có năng lực, khả năng sáng tạo tham dự các khóa bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn ở trong nước do Trung ương tổ chức. Hàng năm, chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức các trại sáng tác (mỹ thuật, điêu khắc, văn hoc nghệ thuật…) cho các hội viên.
đ) Trọng dụng, tuyển dụng nhà khoa học, văn nghệ sĩ tài năng, nghệ nhân các ngành, nghề truyền thống tham gia công tác đào tạo, giảng dạy trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật: phối hợp với Trung ương cử các giảng viên ở Trung ương về tham gia đào tạo các lớp tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
e) Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo các chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật: cải tạo, nâng cấp (phòng học lý thuyết và thực hành; phòng thư viện; sân học giáo dục thể chất); xây dựng bổ sung (sân khấu, phòng y tế, kí túc xá) và trang thiết bị phục vụ dạy học và thực hành biểu diễn nghệ thuật (máy tính, máy chiếu, mẫu vẽ, nhạc cụ...) cho Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch.
6. Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng
a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có khả năng, nhiệt huyết tham gia Chương trình sáng tác văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
b) Thực hiện và công bố các công trình nghiên cứu lý luận, phê bình về văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh có chất lượng; các tác phẩm, chương trình nghệ thuật biểu diễn quy mô lớn theo mô hình mới; các tác phẩm, công trình nghệ thuật biểu diễn thể nghiệm kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại: hàng năm, tổ chức các cuộc thi, phát động sáng tác, tổ chức triển lãm cấp tỉnh về văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh. Triển khai các hình thức thể nghiệm mới; xây dựng, dàn dựng và biểu diễn các chương trình, tiết mục, vở diễn mới phục vụ nhân dân trong tỉnh và đi tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan sân khấu trong khu vực và toàn quốc.
c) Phấn đấu xây dựng các tác phẩm, công trình điêu khắc mỹ thuật; các tác phẩm công trình mỹ thuật, nhiếp ảnh về lịch sử dân tộc, đấu tranh cách mạng, công cuộc đổi mới đất nước:
+ Dự án xây dựng công trình tượng đài Tiếng sấm đường 5 tại huyện Kim Thành; công trình Phù điêu tại nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Lương Bằng, huyện Thanh Miện.
+ Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương phấn đấu xây dựng hệ thống tượng vườn, tượng công viên tại các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố.
+ Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc xây dựng công trình phù điêu tại khu vực nút giao thông ngã ba Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
d) Đẩy mạnh việc phổ biến, quảng bá phim, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật tiêu biểu; phổ biến phim phục vụ đồng bào dân tộc, đồng bào sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chiếu phim Việt Nam tại rạp: hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch và tổ chức chiếu phim lưu động tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đẩy mạnh việc phổ biến, quảng bá phim, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật tiêu biểu đến Nhân dân bằng nhiều hình thức.
đ) Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các không gian văn hóa sáng tạo thuộc các lĩnh vực trọng tâm như điện ảnh, nghệ thuật đương đại, giải trí truyền thông, thời trang
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống như: gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách), thêu ren Xuân Nẻo (huyện Tứ Kỳ), đồ gỗ Đông Giao (huyện Cẩm Giàng)... Xây dựng cơ chế hợp lý để khuyến khích sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp văn hóa lớn, được đầu tư công nghệ cao hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch. Xây dựng, dàn dựng các tác phẩm, chương trình nghệ thuật có chất lượng cao; nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện các cấp trong tỉnh. Tích cực xúc tiến, quảng bá du lịch và hỗ trợ các dự án du lịch cộng đồng, tham gia các sự kiện du lịch trong nước và quốc tế…
e) Phối hợp tuyên truyền về xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững và Bản đồ công nghiệp văn hoá. Tạo lập môi trường để liên kết, tương tác giữa các nghệ sĩ, người thực hành sáng tạo, các không gian văn hóa và doanh nghiệp, tạo thị trường cho các ngành công nghiệp văn hóa phát triển.
g) Phối hợp tuyên truyền về việc thúc đẩy phát triển các loại hình nghệ thuật đương đại. Tăng cường các chương trình biểu diễn các tác phẩm nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực âm nhạc giao hưởng, múa ba lê (ballet), nhạc kịch, hợp xướng; triển khai nhà hát truyền hình, nhà hát trực tuyến (online) phát trên các nền tảng kỹ thuật số.
h) Trợ giúp pháp lý, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực văn hóa trong sản xuất, quảng bá, xúc tiến các dự án văn hóa, nghệ thuật có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng:
- Công khai minh bạch các định hướng, quy hoạch, đã được phê duyệt, như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng..., các chính sách thu hút đầu tư, danh mục các ngành nghề được ưu đãi, khuyến khích đầu tư, các ngành nghề hạn chế đầu tư và các ngành nghề không cấp phép đầu tư.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Chương trình hành động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025…
i) Phối hợp với Trung ương trong xây dựng công cụ để hỗ trợ phát hiện các vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và mạng internet...
7. Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, con người Hải Dương ra thế giới
a) Phối hợp hỗ trợ, nâng cao năng lực vận hành, hoạt động của các trung tâm văn hoá Việt Nam ở nước ngoài; phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (khi được giao nhiệm vụ).
b) Hỗ trợ các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động truyền thông, xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng số, mạng xã hội về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, sản phẩm văn hóa Việt Nam, tiềm năng và thế mạnh của địa phương tới bạn bè quốc tế:
- Tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050”.
- Bổ sung nội dung về phát triển doanh nghiệp số vào kế hoạch phát triển doanh nghiệp, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh; đồng thời, có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngành nghề truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh; có chính sách ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp khởi sáng tạo số phát triển trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng. Đồng thời, tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.
c) Căn cứ tình hình thực tế hàng năm, sẽ chủ trì, phối hợp đăng cai, tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quốc tế có quy mô, uy tín; hình thành và phát triển các thương hiệu festival, lễ hội, sự kiện văn hóa, nghệ thuật có chất lượng.
d) Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật có chất lượng phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Thu hút đầu tư, sản xuất phim quảng bá văn hóa Việt Nam tại nước ngoài. Tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô và uy tín của khu vực, quốc tế:
- Duy trì tổ chức tham gia Triển lãm giao lưu nghệ thuật Quốc tế Thanh thiếu niên Suwon hằng năm dành cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở.
- Dàn dựng và tham gia biểu diễn các tiết mục văn hóa, văn nghệ giao lưu với các nước kết nghĩa và các nước có quan hệ đối tác với tỉnh Hải Dương.
- Tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Đẩy mạnh quan hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài tham gia làm cầu nối quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh về đất và người Hải Dương với bạn bè quốc tế, nhằm thu hút đầu tư, phát triển văn hóa, thể thao, du lịch. Trước hết đối với các địa phương ở các nước có quan hệ kết nghĩa với tỉnh Hải Dương.
8. Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện Chương trình
a) Đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 và kế hoạch này; có cơ chế huy động các nguồn lực từ xã hội tham gia thực hiện, gắn trách nhiệm của nhà đầu tư cơ sở hạ tầng đối với phát triển văn hóa.
b) Tăng cường huy động các nguồn lực khác như nguồn lực về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao...; bảo đảm nguồn lực theo khả năng cân đối của ngân sách từng thời kỳ:
- Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030” (Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 02/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
- Khuyến khích chính quyền địa phương nơi có khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng các thiết chế văn hóa trong khu dân cư cho người lao động tham gia hoạt động như: thành lập các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao; tổ chức hội thi, giao lưu văn nghệ thể thao... tạo địa điểm, sân chơi cho công nhân, lao động sau giờ làm việc.
c) Thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo nghệ thuật của thế hệ trẻ, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư, thu hút các nhà sáng tạo nghệ thuật trong nước và quốc tế để tạo ra các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0:
- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, các cuộc thi, phát động sáng tác nhằm tạo không khí, môi trường thúc đẩy sự sáng tạo nghệ thuật; xây dựng cơ chế hỗ trợ (hỗ trợ in, xuất bản, kinh phí sáng tác…) nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các văn nghệ sỹ, diễn viên đặc biệt là thế hệ trẻ được phát huy trí tuệ, tài năng để tiếp tục tạo ra các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đạt chất lượng cao.
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy chế Giải thưởng Văn học nghệ thuật Côn Sơn, đồng thời tổ chức xét, trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Côn Sơn (05 năm/lần).
d) Tiếp tục thực hiện phân cấp, phân quyền phù hợp nhằm góp phần tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 và kế hoạch này gắn với lợi thế, bản sắc văn hóa của từng địa phương trong tỉnh.
đ) Chỉ đạo các địa phương thực hiện phân cấp quản lý, tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công; phân rõ trách nhiệm của cơ sở và các cơ quan, đơn vị trong việc tham gia thực hiện. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ, hiệu quả và kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trong thực hiện.
e) Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý phù hợp các quy định hiện hành. Giao một cơ quan đầu mối chung, điều phối thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 và kế hoạch này để tạo ra sự chủ động ở cấp thực hiện và thống nhất trong quá trình triển khai, bảo đảm đạt được mục tiêu.
* Danh mục các hoạt động triển khai Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (ban hành kèm theo kế hoạch này).
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được cấp từ ngân sách Nhà nước theo phân cấp của Luật Ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Huy động nguồn xã hội hóa.
1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ. Chỉ đạo, định hướng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác văn hóa; về những giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam; phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, hướng dẫn, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này bảo đảm hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh: ban hành cơ chế, chính sách triển khai Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh; ban hành quy định về lồng ghép nguồn vốn thực hiện từ các chương trình, dự án, đề án khác; tham mưu quy hoạch sử dụng đất, xác định cụ thể nhu cầu về diện tích và vị trí đất danh cho xây dựng các công trình văn hóa, ưu tiên danh quỹ đất hợp lý tại các vị trí thuận lợi để đầu tư mới các công trình văn hóa trong khuôn khổ Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ.
- Tiếp tục phối hợp thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 19/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát huy giá trị văn hóa xứ Đông và xây dựng con người Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh; Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 12/01/2023 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Thực hiện công tác bảo tồn, phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa phục vụ công tác giáo dục truyền thống, xây dựng con người Hải Dương giàu tính nhân văn và hiện đại, gắn với khai thác phát triển du lịch. Tập trung cho công tác tu bổ, tôn tạo, xếp hạng di tích.
- Chủ trì tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương tổ chức triển khai hiệu quả “Bộ tiêu chí ứng xử văn minh nơi công cộng trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, “Chương trình tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao đối với các thiết chế văn hoá cơ sở, giai đoạn 2023-2030 trên toàn tỉnh”; Đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050”.
- Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí tại hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện cho các câu lạc bộ thể thao của các cơ quan, đơn vị, nhà văn hoá thôn, khu dân cư...
- Tổng hợp kiến nghị và phối hợp với với các sở, ngành, địa phương đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương án xử lý các vướng mắc về cơ chế, chính sách, cơ chế quản lý, giám sát, cơ chế huy động và quản lý các nguồn lực xã hội hoá trong quá trình thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện định kỳ, đột xuất báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
- Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước của tỉnh xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện một số nhiệm vụ của Kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định để thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
- Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh bảo đảm đúng quy định của phát luật về ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; ban hành quy định về lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ để thực hiện Chương trình trên địa bàn, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung với các chương trình mục tiêu quốc gia.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí, hệ thống đài phát thanh, truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam nói chung, người Hải Dương nói riêng, sản phẩm văn hóa của tỉnh Hải Dương, tiềm năng và thế mạnh của địa phương tới bạn bè trong nước và quốc tế, trong đó tập trung xây dựng các chương trình truyền thông quảng bá theo chuyên đề trên các phương tiện thông tin đại chúng và nền tảng số.
- Tiếp tục chủ trì, triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/3/2021 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch hành động số 2358/KH-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh Hải Dương về việc thực hiện Nghị quyết “Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.
- Tích cực phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Kế hoạch số 712/KH-UBND ngày 13/3/2023 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Tăng cường triển khai mô hình giáo dục mới như mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (mô hình giáo dục STEM to STEAM), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong các cấp học.
- Triển khai hướng dẫn giáo viên, học sinh tham gia xây dựng và khai thác hệ thống Kho học liệu số trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (https://igiaoduc.vn) gồm: Bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền hình; Giáo án điện tử, bài trình chiếu điện tử; Bản số hóa các bộ sách giáo khoa phổ thông; Thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng...
7. Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình; tăng cường thời lượng đưa tin, phát sóng tuyên truyền, quảng bá Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ
Chủ trì phố hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã đầu tư nguồn lực tham mưu xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao trong doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ cho công nhân, lao động trong doanh nghiệp theo nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 02/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”.
9. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
- Căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao trong kế hoạch này xây dựng kế hoạch hoặc văn bản triển khai tổ chức thực hiện, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chủ động lồng ghép nguồn vốn thực hiện từ các chương trình, dự án, đề án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ để thực hiện tại đơn vị.
- Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung về phát triển văn hóa, con người Việt Nam và Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ kế hoạch này chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ trên địa bàn quản lý.
- Chủ động cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương, lồng ghép nguồn vốn thực hiện từ các chương trình, dự án, đề án có liên quan; đồng thời có giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính tham mưu ban hành cơ chế, chính sách triển khai Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh; ban hành quy định về lồng ghép nguồn vốn thực hiện từ các chương trình, dự án, đề án khác; tham mưu quy hoạch sử dụng đất, xác định cụ thể nhu cầu về diện tích và vị trí đất dành cho xây dựng các công trình văn hóa, ưu tiên dành quỹ đất hợp lý tại các vị trí thuận lợi để đầu tư mới các công trình văn hóa trong khuôn khổ Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 của Chính phủ.
- Hằng năm, bố trí nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã, thôn và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã, thôn; hỗ trợ xây dựng tủ sách cấp xã, thôn theo quy định hiện hành.
- Chỉ đạo, phân công trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở. Tổ chức giám sát việc thực hiện tại cơ sở, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp để thất thoát, lãng phí kinh phí thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 3051/KH-UBND ngày 16/8/2023 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Hải Dương)
TT |
DANH MỤC |
I |
Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc |
1 |
Đầu tư tu bổ, tôn tạo 04 di tích, khu di tích quốc gia đặc biệt (khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương; Văn miếu Mao Điền và Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền Xưa - chùa Giám - đền Bia), và tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp cho các di tích cấp quốc gia có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng. |
2 |
Xây dựng từ 01 - 02 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội tiêu biểu; |
3 |
Tiếp tục phối hợp với tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang trong việc xây dựng Hồ sơ khoa học Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thể giới. |
4 |
Phối hợp với tỉnh Thái Bình xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng” trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. |
5 |
Tổng kiểm kê di tích và cổ vật tại các di tích trên phạm vi toàn tỉnh. |
6 |
Đẩy mạnh công tác khảo cổ, sưu tầm tài liệu hiện vật, cổ vật quý hiếm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. Lập hồ sơ trình Bộ VHTTDL, Thủ tướng Chính phủ công nhận từ 01 - 02 hiện vật, nhóm hiện vật là Bảo vật Quốc gia. |
7 |
Xây dựng mới hoặc đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa một số hạng mục công trình của Bảo tàng tỉnh. Đầu tư trang thiết bị cho hoạt động nghiệp vụ, bảo quản phòng ngừa; bảo quản trị liệu cho những hiện vật có giá trị đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng; Chỉnh lý hệ thống trưng bày của Bảo tàng tỉnh. |
8 |
- Đầu tư cho Bảo tàng tỉnh xây dựng hệ thống phần mềm lưu trữ, quản lý và khai thác dữ liệu số; xây dựng hệ thống bảo tàng ảo 3D; xây dựng ứng dụng (Apps) bảo tàng thông minh và thuyết minh tự động (audiogiude) thực hiện số hóa 2D, 3D từ 20 - 30% hiện vật Bảo tàng. - Đầu tư trang thiết bị lưu trữ cơ sở dữ liệu (thuê hàng năm), nền tảng hạ tầng kỹ thuật. |
9 |
Hỗ trợ các hoạt động truyền dạy, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ca trù đã được UNESCO công nhận và các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Hải Dương như: Nghệ thuật trình diễn dân gian: hát Trống quân, hát Tuồng, hát Chèo,…. |
II |
Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo |
1 |
- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở: mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa - thể thao các cấp; hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã, thôn; hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Thư viện cấp huyện (thuộc Trung tân Văn hóa, Thông tin - Thể thao, Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện); tủ sách cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn (giai đoạn 2023-2025): - Xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao trong doanh nghiệp (thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030” (Kế hoạch số 238/KH- UBND ngày 02/02/2023 của UBND tỉnh Hải Dương). |
2 |
Hỗ trợ nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị chiếu phim lưu động công nghệ mới của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh; |
3 |
- Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/3/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch hành động số 2358/KH-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết “Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”. - Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 12/01/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hải Dương. |
III |
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân |
1 |
- Tiếp tục thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 19/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương về “Phát huy giá trị văn hóa xứ Đông và xây dựng con người Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và Quyết định số 3754/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 19/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. - Triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử văn minh nơi công cộng trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức thực hiện các nội dung trong Chương trình tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao thường xuyên tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023 - 2030 (Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 19/5/2023 của UBND tỉnh). |
2 |
Thực hiện Kế hoạch số 712/KH-UBND ngày 13/3/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Hải Dương. |
3 |
- Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc Đề án 06/CP của Chính phủ và Kế hoạch số 569/KH-UBND ngày 07/3/2022 của UBND tỉnh để triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh; bảo đảm tích hợp, chuẩn hóa, cập nhật và chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tập trung triển khai các dịch vụ công thiết yếu, nâng cao tỷ lệ hồ sơ thực sự được xử lý trực tuyến, cung cấp các tiện ích và trải nghiệm mới cho người dân và doanh nghiệp.. |
IV |
Phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa |
1 |
- Hàng năm, tạo điều kiện cử văn nghệ sĩ, nghệ nhân, trí thức trẻ có năng lực, khả năng sáng tạo tham dự các khóa bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn ở trong nước do Trung ương tổ chức. - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức các trại sáng tác (mỹ thuật, điêu khắc, văn học nghệ thuật…) cho các hội viên. |
2 |
Phối hợp với Trung ương cử các giảng viên ở Trung ương về tham gia đào tạo các lớp tập huấn, bồi dưỡng ở địa phương về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật |
3 |
Cải tạo, nâng cấp (phòng học lý thuyết và thực hành; phòng thư viện; sân học giáo dục thể chất); xây dựng bổ sung (sân khấu, phòng y tế, kí túc xá) và trang thiết bị phục vụ dạy học và thực hành biểu diễn nghệ thuật (máy tính, máy chiếu, mẫu vẽ, nhạc cụ...) cho Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch |
V |
Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng |
1 |
Tham mưu HĐND tỉnh chỉ đạo, thể chế hoá các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, cũng như “Phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và tăng cường giám sát trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện; tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy chế Giải thưởng Văn học nghệ thuật Côn Sơn, đồng thời tổ chức xét, trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Côn Sơn (05 năm/lần). |
2 |
Quan tâm xây dựng các công trình mỹ thuật công cộng, phục vụ dân sinh, cảnh quan kiến trúc có giá trị thẩm mỹ và bản sắc dân tộc; phát triển mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường như: + Dự án xây dựng công trình tượng đài Tiếng sấm đường 5 tại huyện Kim Thành; công trình phù điêu tại nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Lương Bằng, huyện Thanh Miện. + UBND thành phố Hải Dương phấn đấu xây dựng hệ thống tượng vườn, tượng công viên tại các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố. + UBND huyện Gia Lộc xây dựng công trình phù điêu tại khu vực nút giao thông ngã ba Thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. |
3 |
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống (gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách), thêu ren Xuân Nẻo (huyện Tứ Kỳ), đồ gỗ Đông Giao (huyện Cẩm Giàng)... |
4 |
- Công khai minh bạch các định hướng, quy hoạch, đã được phê duyệt, như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng..., các chính sách thu hút đầu tư, danh mục các ngành nghề được ưu đãi, khuyến khích đầu tư, các ngành nghề hạn chế đầu tư, và các ngành nghề không cấp phép đầu tư. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Chương trình hành động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2025; Đề án: “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019 - 2025”, Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; - Khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư mới hoặc chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần khu công nghiệp đã được thành lập sang hoạt động theo loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/2/2022 của Chính phủ. |
VI |
Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới |
1 |
Tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050”. Thực hiện tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển dịch vụ của tỉnh; tập trung phát triển du lịch thông minh, xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu…; Tiếp tục thực hiện xây dựng Đề án “Du lịch thông minh”. |
2 |
Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng. Đồng thời, tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. |
3 |
- Duy trì tổ chức tham gia Triển lãm giao lưu nghệ thuật Quốc tế Thanh thiếu niên Suwon hằng năm dành cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở. - Dàn dựng và tham gia biểu diễn các tiết mục văn hóa, văn nghệ giao lưu với các nước kết nghĩa và các nước có quan hệ đối tác với tỉnh Hải Dương. |