Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kết luận 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 303/KH-UBND
Ngày ban hành 04/06/2020
Ngày có hiệu lực 04/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Phạm Duy Hưng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 303/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 04 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 65-KL/TW NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Kết luận số 65-KL/TW); Công văn số 3099-CV/TU ngày 21 tháng 4 năm 2020 của của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc triển khai thực hiện Kết luận số 65- KL/TW của Bộ Chính trị, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Kết luận số 65-KL/TW ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ Chính trị và Công văn số 3099-CV/TU ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để phát triển bền vững, toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh.

- Huy động, ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số; triển khai kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc.

2. Yêu cầu

- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để tổ chức triển khai, thực hiện tốt các nội dung trong Kế hoạch.

- Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác dân tộc. Thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện phải bám sát các nội dung Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc, các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số yà miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị định số 05/2011/NQ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc...

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các thành phần dân tộc, giữa vùng dân tộc với các vùng khác trong tỉnh và cả nước.

- Triển khai đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các chính sách pháp luật liên quan đến vùng dân tộc thiểu số; xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

- Tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ dân trí, tăng cường chất lượng dịch vụ công, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sỡ, giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định quốc phòng - an ninh; xóa bỏ tập quán lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn bình quân giảm 3-4%/năm. Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 02 lần so với năm 2020.

- Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào.

- 100% xã có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy và học tại các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; phấn đấu đạt tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 98%, học trung học cơ sở trên 98%, học trung học phổ thông trên 98%; người từ 15 tuổi trở lên đọc, viết thông thạo tiếng phổ thông đạt trên 96%;

- Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực, nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động, thông tin thị trường. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động trong độ tuổi là người dân tộc thiểu số qua bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo đạt trên 50%, trong đó 25% được đào tạo nghề.

- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; nâng tỷ lệ đường trục xã được nhựa hóa, bê tông hóa lên 85%, đường trục thôn, liên lên 50%, đường ngõ, xóm lên 45%; đường nội đồng lên 30%; 99% hộ được sử dụng điện.

- Phấn đấu 100% thôn bản có chi bộ làm hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở. Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ.

- Sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây con có giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh trồng rừng thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng thâm canh gỗ lớn...

- Tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; phấn đấu 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; duy trì tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 96%, trong đó phấn đấu dân số dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế trên 95% ; tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 95%; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 05 tuổi thể nhẹ cân dưới 17% và thể thấp còi dưới 26,7 %.

- Tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; phấn đấu 95% xã có nhà văn hóa, 90% thôn có nhà văn hóa (trong đó có 50% nhà văn hóa đạt chuẩn); 100% dân số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

3. Định hướng mục tiêu đến năm 2030

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ