ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 30/KH-UBND
|
Cà Mau, ngày 28 tháng 06 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DO MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH
VIỆT NAM GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU, TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 651/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả
chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực
hiện với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Khắc phục hậu quả chất độc hóa học
(CĐHH) do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam còn tồn lưu, làm ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và sức khỏe con người.
2. Yêu
cầu
- Nhận diện, khoanh vùng được những
vùng bị ảnh hưởng CĐHH.
- Đề xuất giải pháp xử lý, tẩy độc ở
những vùng bị ảnh hưởng CĐHH.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ nạn nhân
bị ảnh hưởng bởi CĐHH.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
- Tiếp tục điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường ở những vùng có khả năng tồn lưu
CĐHH.
- Điều tra, thống kê số lượng nạn
nhân CĐHH trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá hậu quả tiềm tàng và lâu
dài của CĐHH đối với sức khỏe con người.
- Tăng cường năng lực và đầu tư cơ sở
vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội, đảm bảo đủ điều kiện tiếp nhận, chăm
sóc, nuôi dưỡng nạn nhân CĐHH.
- Tăng cường năng lực và đầu tư cơ sở
vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, giải độc, tư vấn
sinh sản và di truyền; chẩn đoán trước khi sinh ở các vùng bị ô nhiễm nặng.
- Rà soát, đề xuất những chính sách
phù hợp cho nạn nhân ảnh hưởng CĐHH.
- Thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách và chế độ trợ giúp nạn nhân CĐHH.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động các
tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và khắc phục hậu quả CĐHH đối với con người.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở
Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành,
đơn vị có liên quan điều tra, đánh giá, quan trắc môi trường tại các khu vực có
khả năng tồn lưu CĐHH trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm
tra việc triển khai thực hiện các dự án, đề tài, kế hoạch
có liên quan đến CĐHH; đồng thời, định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo
cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động về Ban Chỉ đạo 33 và Ủy ban nhân dân tỉnh
theo quy định.
- Hỗ trợ Hội Nạn
nhân chất độc Da cam/Dioxin trong công tác chuyên môn.
2. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố Cà Mau điều
tra toàn diện số lượng nạn nhân bị nhiễm CĐHH.
- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban
hành Chính sách hỗ trợ đối với nạn nhân bị nhiễm CĐHH theo
quy định.
- Xây dựng Trung tâm Phục hồi chức
năng để hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm CĐHH.
- Tiếp tục xây dựng Chương trình phục
hồi chức năng cho các nạn nhân theo hình thức bán trú tại cộng đồng.
3. Sở Khoa
học và Công nghệ
- Giới thiệu và chuyển giao công nghệ phục vụ cho việc khắc phục hậu quả CĐHH.
- Xây dựng các giải pháp tẩy độc đối
với những khu vực bị nhiễm CĐHH (nếu có).
- Xây dựng Chương trình hợp tác với các tổ chức khoa học trong và ngoài
nước để nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến trong vấn đề tẩy độc, kiểm soát CĐHH.
4. Sở Y tế
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra sức khỏe
và hỗ trợ điều trị cho các nạn nhân bị nhiễm CĐHH.
- Xây dựng Kế hoạch
điều tra, đánh giá hậu quả tiềm tàng và lâu dài của CĐHH đối với sức khỏe con
người.
- Phát triển các
mô hình chăm sóc, phục hồi chức năng cho các nạn nhân dựa vào cộng đồng.
- Thống kê ảnh hưởng của CĐHH do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến sức khỏe con người
trên địa bàn tỉnh.
5. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành,
đơn vị có liên quan xây dựng và hướng dẫn lồng ghép Kế hoạch
hành động vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ ngân
sách và các nguồn tài trợ cho các chương trình và dự án
liên quan đến Kế hoạch hành động.
6. Sở Tài Chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
tham mưu UBND tỉnh điều phối kinh phí chung và các nguồn
tài trợ cho Kế hoạch hành động.
7. Sở Thông
tin và Truyền thông
- Xây dựng chương trình tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc khắc phục
hậu quả CĐHH.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo
chí trong tỉnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề
CĐHH; vận động các tổ chức, các nhà hảo tâm giúp đỡ nạn nhân bị nhiễm chất độc
hóa học.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
và đơn vị có liên quan thực hiện khoanh vùng, xử lý triệt để các vùng ô nhiễm
CĐHH; chỉ đạo các bộ phận có liên quan của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia
nghiên cứu và điều trị bệnh/tật cho nạn nhân CĐHH; giải mã và công bố phiên hiệu
các đơn vị quân đội hoạt động tại các vùng bị phun rải CĐHH.
9. UBND huyện, thành phố Cà Mau
- Tổ chức kiểm tra, rà soát, lập danh
sách những người bị nhiễm CĐHH để quản lý và theo dõi, hỗ trợ.
- Xây dựng Kế hoạch
trợ giúp người bị nhiễm CĐHH của địa phương, tăng cường các biện pháp huy động
các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch và hỗ trợ hoạt động của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Triển khai thực hiện các chính
sách, chế độ trợ cấp xã hội, trợ cấp y tế, giáo dục, học nghề, tạo việc làm, hoạt
động văn hóa... đối với người bị nhiễm CĐHH.
- Vận động các doanh nghiệp, cơ quan,
đơn vị đóng trên địa bàn hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm CĐHH.
10. Hội
Nạn nhân chất độc Da
cam/Dioxin
- Phối hợp với
chính quyền các cấp để vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ,
giúp đỡ người bị nhiễm CĐHH.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông xây dựng chương trình tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham
gia nghiên cứu và khắc phục hậu quả CĐHH đối với con người, tham gia đấu tranh
đòi công lý cho nạn nhân bị nhiễm CĐHH/Dioxin.
11. Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp
phụ nữ tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh
- Vận động tuyên truyền các Hội viên
phối hợp tham gia đấu tranh đòi công
lý cho nạn nhân bị nhiễm CĐHH và tham gia các phong trào giúp đỡ các nạn nhân
CĐHH.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân ủng hộ, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân
CĐHH.
- Huy động nhiều nguồn đóng góp từ các
nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và nhân
dân trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần chăm lo, giúp đỡ nạn
nhân CĐHH cải thiện đời sống, vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.
12. Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền các nội
dung liên quan đến CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; thực hiện
các tin, bài về gương những tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào chăm
sóc, bảo vệ, giúp đỡ những nạn nhân bị nhiễm CĐHH và nêu
gương những nạn nhân chất độc hóa học vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Nguồn kinh phí triển khai thực hiện
việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh thông qua việc xây dựng
các đề tài, dự án được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo phân cấp
ngân sách Nhà nước hiện hành và huy động sự đóng góp từ cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật.
- Các sở, ngành, đơn vị có liên quan
căn cứ vào nhiệm vụ được giao có trách nhiệm lập dự án và dự toán kinh phí hàng
năm theo phân cấp nhà nước quy định hiện hành. Đồng thời tranh thủ từ nguồn vốn
huy động đóng góp từ cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo
quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND huyện,
thành phố Cà Mau tổ chức thực hiện nội dung Kế hoạch này;
trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn vướng mắc,
đề nghị báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp,
tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như Mục III;
- Văn phòng BCĐ 33 (Số 10, Tôn
Thất Thuyết, Cầu giấy, Hà Nội);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh (Luận);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà
Mau;
- CVNĐ (Ng);
- Lưu: VT, Ktr08.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Dũng
|